Giải Đọc trang 5 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạoVẽ sơ đồ tóm tắt luật, niêm, vần, nhịp, đối của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường. Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới: Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 5, SBT Ngữ Văn 8, tập hai): Vẽ sơ đồ tóm tắt luật, niêm, vần, nhịp, đối của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường. Phương pháp giải: Dựa vào phần Tri thức Ngữ Văn trong SGK Ngữ văn 8, tập hai để hình thành sơ đồ tóm tắt luật, niêm, vần, nhịp đối của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường. Lời giải chi tiết: Câu 2 Câu 2 (trang 5, SBT Ngữ Văn 8, tập hai): Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới: MỜI TRẦU Hồ Xuân Hương Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá, bạc như vôi (In trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 14, NXB Khoa học xã hội, 2000) a. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? b. Bài thơ được làm theo luật bằng hay luật trắc? c. Chỉ ra bài thơ đã tuân thủ luật, niêm, vần, đối của thể thơ như thế nào (kẻ và hoàn thành bảng sau vào vở):
d. Nhận xét về cách ngắt nhịp của bài thơ. đ. Xác định bố cục của bài thơ. e. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện được tình cảm, cảm xúc của người viết? g. Cho biết cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phương pháp giải: Xác định từ khóa của các câu hỏi kết hợp cùng việc phân tích hình ảnh, chi tiết thơ để có thể hoàn thiện những yêu cầu mà đề bài đưa ra. Lời giải chi tiết: a. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường. b. Bài thơ được làm theo luật bằng, do tiếng thứ hai của câu thứ nhất là thanh bằng, cụ thể:
c.
d. Bài thơ được ngắt nhịp 4/3, cũng có thể ngắt nhịp 2/2/3, là cách ngắt nhịp phổ biến của thơ thất ngôn tứ tuyệt, thể hiện sự chậm rãi, thong thổ, từ tinh trong lời thơ. e. Bố cục 4 phần: khai – thừa – chuyển – hợp. - Khai (câu 1): giới thiệu về quả cau, miếng trầu. - Thừa (câu 2): giới thiệu người têm trầu (Xuân Hương). - Chuyển (câu 3): dò hỏi ý tứ, tình cảm của người được mời trầu. - Hợp (câu 4): thể hiện tình cảm, ước vọng hạnh phúc của người mời trầu. Bài thơ cũng có thể được phân theo bố cục hai câu đầu - hai câu cuối, trong đó hai câu đầu chủ yếu tả cảnh mời trầu, hai câu sau chủ yếu thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả. f. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ thể hiện được tình cảm, cảm xúc của người viết: - Từ ngữ: nho nhỏ, Xuân Hương, thắm, xanh bạc,…. - Hình ảnh: quả cau, miếng trầu, mới quệt, xanh như lá, bạc như vôi,…. - Tình cảm, cảm xúc của tác giả: Những hình ảnh đầy cá tính (của Xuân Hương chứ không phải ai khác) đã thể hiện được tình cảm tinh tế, sâu sắc nhưng cũng không kém phần mạnh dạn, mạnh mẽ của tác giả. g. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ khát khao hạnh phúc, niềm mơ ước một tình yêu giản dị mà thuỷ chung, bản vùng của người phụ nữ Câu 3 Câu 3 (trang 6, SBT Ngữ Văn 8, tập hai) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: THU VỊNH Nguyễn Khuyến Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. (In trong Nguyễn Khuyến – Tác phẩm chọn lọc, Lại Văn Hùng (giới thiệu và tuyển chọn), NXB Giáo dục, 2009) a.Xác định bố cục của bài thơ. b. Bài thơ được làm theo luật bằng hay luật trắc? Làm rõ bài thơ đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của thể thơ thất ngôn bát cú luật Đường bằng cách điền vào bảng sau (làm vào vở):
c. Cảnh mùa thu được thể hiện ra sao qua sáu câu thơ đầu? Khung cảnh ấy góp phần thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả? d. Trong các cặp câu 3 - 4, 5 – 6, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của chúng. e. Bài thơ được ngắt nhịp như thế nào? Nhận xét về cách ngắt nhịp đó. Em hiểu gì về hai câu thơ cuối? Theo em, cảm xúc của tác giả ở hai câu thơ này có sự thay đổi ra sao so với các câu thơ trên? f. Cho biết cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phương pháp giải: Xác định từ khóa của các câu hỏi kết hợp cùng việc phân tích hình ảnh, chi tiết thơ để có thể hoàn thiện những yêu cầu mà đề bài đưa ra. Lời giải chi tiết: a. Bố cục bốn phần: đề - thực – luận – kết. - Đề (câu 1,2): bức tranh mùa thu qua hình ảnh trời thu và cần trúc (thời điểm ban trưa). - Thực (câu 3,4): bức tranh mùa thu qua hình ảnh nước biếc và bóng trăng (thời điểm hoàng hôn và dần chuyển vào đêm). - Luận (câu 5,6): Hình ảnh hoa và âm thanh tiếng ngỗng mùa thu gián tiếp bộc lộ tâm sự lo lắng thầm kín của tác giả trước cảnh mất nước. - Kết (Câu 7,8): cảm hứng muốn làm thơ và nỗi tủi thẹn với “ông Đào” của nhà thơ. Bài thơ cũng có thể được phân theo bố cục bốn câu đầu – bốn câu cuối, trong đó bốn câu đầu chủ yếu tả cảnh mùa thu, bốn câu sau chủ yếu thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả. b. Bài thơ được làm theo luật bằng vần bằng.
c. Cảnh mùa thu trong sáu câu thơ đầu được thể hiện qua: - Từ ngữ: xanh ngắt, tầng cao, lơ phơ, hắt hiu,…. - Hình ảnh: trời thu, cần trúc, nước biếc, song thưa, bóng trăng, hoa,… → Bức tranh mùa thu trong sáu câu thơ đầu của bài Thu vịnh là một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng tĩnh lặng; cảnh vật hiện lên trong trẻo, sống động; màu sắc và âm thanh hài hòa, mang nét thanh sơ, dịu nhẹ đặc trưng của mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ. → Khung cảnh ấy góp phần thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả: Khung cảnh thiên nhiên đẹp nhưng tĩnh lặng góp phần thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên, tâm trạng u buồn man mác, trĩu nặng suy tư về vận nước của người ngắm cảnh. d. - Trong cặp câu 3 – 4, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ so sánh (nước biếc – tầng khói phủ) để tăng giá trị biểu cảm và biện pháp đối (nước biếc >< song thưa, trông như >< để mặc, tầng khói phủ >< bóng trăng vào) để tạo nhịp điệu cân xứng cho câu thơ. - Trong cặp câu 5 – 6, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ (mấy chùm hoa và một tiếng ngỗng) nhằm nhấn mạnh hình ảnh và phép đối (mấy chìm >< một tiếng, trước giậu >< trên không, hoa năm ngoái >< ngỗng nước nào) để làm tăng giá trị biểu cảm và tạo nhịp cân xứng cho câu thơ. e. Bài thơ được ngắt theo nhịp 4/3 (đề, luận) và 2/2/3 (thực, kết). Đây là cách ngắt nhịp truyền thống của thơ thất ngôn bát cú luật Đường. f. Hai câu thơ cuối thể hiện nỗi thẹn với “ông Đào” của Nguyễn Khuyến. “Ông Đào” tức là Đào Tiềm, một danh sĩ đồng thời là một nhà thơ nổi tiếng đời Tấn (Trung Quốc), đã treo ấn từ quan, về sống với ruộng vườn, với cỏ cây, hoa lá để giữ vững khí tiết. Bằng cách sử dụng điển tích này, Nguyễn Khuyến ngầm so sánh mình kém “ông Đào” về tài năng, khí phách và nhân cách. Cụ thể, Nguyễn Khuyến từ quan khi đã 50 tuổi (trễ hơn Đào Tiềm) và ân hận vì mình đã từng tham gia vào guồng máy chính trị thối nát, bạo ngược đương thời. Tuy nhiên, cũng có thể hiểu “thẹn với ông Đào” là một cách nói bộc lộ tấm lòng yêu nước, nhân cách thanh cao của nhà thơ. - Cảm xúc ở hai câu này có sự thay đổi so với sáu câu trên: từ say đắm với cảnh sắc mùa thu tươi đẹp; đến tiếc nuối, ngỡ ngàng, lo lắng trước tình cảnh mất nước; nỗi xót xa, tủi thẹn cho bản thân không bằng được với khí phách của “ông Đào”. g. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: nỗi buồn của người dân mất nước, sống trong thời thế loạn lạc; cảm giác bất lực vì không thể làm gì cho dân, cho nước; nỗi xót xa, tủi thẹn vì mình không có khí tiết mạnh mẽ và cao cả như ông Đào Tiềm.
Quảng cáo
|