Ôn tập chương 2 trang 126, 127 SGK Sinh 11 - Chân trời sáng tạoCây gọng vó (Droserarotundifolia) là loài thực vật "ăn thịt" sống ở vùng ôn đới hoặc cận nhiệt đới. Lá cây gọng vó có màu sắc sặc sỡ để hấp dẫn côn trùng, trên lá có các lông tuyến có khả năng tiết chất dính để bắt giữ và enzyme tiêu hóa con mồi. Hãy tìm hiểu và giải thích sự vận động bắt mồi ở cây gọng vó Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
CH tr 127 CH1:
Phương pháp giải: Lông tuyến của cây gọng vó phản ứng bằng cách uốn cong và tiết axit phoocmic. Côn trùng đậu trên cây gọng vó: các hợp chất chứa Nitơ trong cơ thể côn trùng là tác nhân kích thích hóa học. Lời giải chi tiết: Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của hướng động tiếp xúc và hướng hoá. - Hướng động tiếp xúc: Các lông tuyến của cây gọng vó phản ứng đối với sự tiếp xúc với con mồi bằng sự uốn cong và bài tiết ra enzim proteaza. Cây gọng vó không phản ứng đối với giọt nước mưa. Mức nhạy cảm đối với sự kích thích cơ học (tiếp xúc) rất cao. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích. Sau đó, kích thích lan truyền theo tế bào chất xuống các tế bào phía dưới. Tốc độ lan truyền kích thích từ khi tiếp xúc đến khi xuất hiện phản ứng trả lời là khoảng 20 mm/giây. - Hướng hoá: Sự uốn cong để phản ứng đối với kích thích hoá học còn mạnh hơn kích thích cơ học. Đầu lông tuyến có chức năng tiếp nhận kích thích hoá học. Sau khi tiếp nhận kích thích hoá học, lông tuyến gập lại để giữ con mồi, đồng thời tiết ra dịch tiêu hoá con mồi. Các tế bào thụ thể của lông tuyến nhạy cảm cao nhất đối với các hợp chất chứa nito. CH2:
Phương pháp giải: Quan sát hình 1 Lời giải chi tiết: a, Hình thức cảm ứng của lá cây đậu: Ứng động sinh trưởng b, Cơ chế: Do tốc độ sinh trưởng không đồng đều tại 2 phía đối diện của cơ quan gây nên. c, Giúp cây thích nghi với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. Lá xòe vào buổi sáng để quang hợp, cụp vào buổi tối để giảm bớt sự thoát hơi nước CH3:
Phương pháp giải: Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) Ví dụ : Khi hổ báo săn mồi thì chúng tiến gần đến con mồi, sau đó nhảy vồ lên hoặc rượt đổi tiền gần con mồi. Chuỗi các hành động khi săn mồi của hổ được gọi là tập tính kiếm ăn của hổ báo. Ý nghĩa: Tập tính giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường để tồn tại và phát triển. Lời giải chi tiết: a, Tập tính của con lai trong hai lô thí nghiệm trên là khác nhau - Tập tính tha rác bằng cách nhét vào lông vũ là tập tính bẩm sinh, sinh ra đã có và làm theo bản năng - Tập tính tha rác bằng mỏ là tập tính học được từ mẹ b, Yếu tố ảnh hưởng đến tập tính ở động vật: Môi trường sống và các tác nhân xung quanh CH4:
Phương pháp giải: Tập tính này giúp chúng có thể sưởi ấm lẫn nhau, chống lại giá rét. Lời giải chi tiết: - Đây là tập tính xã hội, sống theo bầy đàn - Tập tính này giúp chúng có thể sưởi ấm lẫn nhau, chống lại giá rét. CH5: Một loại chất độc có khả năng làm mất hoạt tính của thụ thể ở màng sau synapse thần kinh - cơ. Nếu con người bị nhiễm chất độc này, cơ thể có giảm giác đau khi bị thương không? Khả năng phản ứng của cơ thể sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích Phương pháp giải: Cơ thể này có thể mất cảm giác đau và vận động khi bị thương Lời giải chi tiết: Cơ thể này có thể mất cảm giác đau và vận động khi bị thương do chất độc làm mất hoạt tính của thụ thể ở màng sau xinap làm cho xung động thần kinh không thể truyền đi được CH6:
Phương pháp giải: Phản xạ được hiểu là phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. Lời giải chi tiết: Phản ứng được gọi là phản xạ: - Trùng giày bơi đến nơi có nhiều oxygen - Người rụt tay lại khi vô tình chạm vào vật nóng - Toát mồ hôi khi trời nóng Vì: Đây là các phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. CH7:
Phương pháp giải: Đọc đoạn thông tin và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: a, Tín hiệu đóng vai trò kích thích thực vật chống lại tác nhân gây hại: các phân tử kháng khuẩn từ tế bào tổn thương, methysalicylic acid, protein đặc hiệu Đây là dạng ứng động sinh trưởng b, Hoạt chất salicin có trong vỏ cây liễu được chuyển hóa trong cơ thể thành acid salicylic, ức chế hoạt động của cyclo - oxyase 1 ( COX - 1) và cyclo - oxyase 2 ( COX - 2). Đây là cơ chế tác động tương tự NSAIDs (như aspirin) nhắm vào để giảm đau và chống viêm. Vì vậy vỏ cây liễu được dùng để giảm đau
Quảng cáo
|