Bài 26. Sinh sản ở động vật trang 169, 170, 171 SGK Sinh 11 - Chân trời sáng tạo

Giun đất là động vật lưỡng tính (có cả cơ quan sinh tinh và cơ quan sinh trứng trên cùng một cơ thể), nhưng giun đất bố mẹ vẫn thực hiện quá trình giao phối chéo để tạo ra giun con. Hãy giải thích hiện tượng trên.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 169

MĐ: 

Giun đất là động vật lưỡng tính (có cả cơ quan sinh tinh và cơ quan sinh trứng trên cùng một cơ thể), nhưng giun đất bố mẹ vẫn thực hiện quá trình giao phối chéo để tạo ra giun con. Hãy giải thích hiện tượng trên.

Phương pháp giải:

Sinh sản vô tính ở động vật là sự sinh sản mà các cơ thể con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ, dựa trên nguyên lí nguyên phân, cơ thể con giống nhau và giống mẹ. Gồm có các hình thức sau: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh.

Lời giải chi tiết:

Giun đất là động vật lưỡng tính (có cả cơ quan sinh tinh và cơ quan sinh trứng trên cùng một cơ thể), nhưng giun đất bố mẹ vẫn thực hiện quá trình giao phối chéo để tạo ra giun con vì trứng và tinh trùng không chín cùng một lúc

CH1: 

Sinh sản vô tính ở động vật là gì? Gồm các hình thức chủ yếu nào?

Phương pháp giải:

Sinh sản vô tính ở động vật là sự sinh sản mà các cơ thể con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ, dựa trên nguyên lí nguyên phân, cơ thể con giống nhau và giống mẹ. Gồm có các hình thức sau: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh.

Lời giải chi tiết:

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

- Cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ (phân đôi, nảy chồi, phân mảnh) hoặc từ tế bào trứng (trinh sản) nhờ nguyên phân.

CH2: 

Hãy phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

Phương pháp giải:

Sinh sản vô tính ở động vật là sự sinh sản mà các cơ thể con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ, dựa trên nguyên lí nguyên phân, cơ thể con giống nhau và giống mẹ. Gồm có các hình thức sau: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh.

Sinh sản hữu tính ở động vật là một quá trình gồm các giai đoạn:

- Hình thành giao tử: từ các tế bào sinh dục sơ khai, trải qua quá trình giảm phân để tạo các giao tử đơn bội (trứng, tinh trùng).

- Thụ tinh: Nhân của trứng kết hợp với nhân của tinh trùng tạo thành hợp tử. Có hai hình thức: thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.

- Phát triển phôi, thai: Hợp tử nguyên phân nhiều lần tạo thành phôi, phôi tiếp tục phát triển để tạo thành thai. Quá trình này có thể diễn ra trong trứng hoặc tử cung của cơ thể mẹ.

- Sự đẻ: Con non được nở ra từ trứng đã thụ tinh hoặc do cơ thể mẹ đẻ ra. Ngoài ra, một số động vật có hiện tượng đẻ trứng thai (noãn thai sinh).

Lời giải chi tiết:

Hình thức

Đặc điểm

Đại diện

Phân đôi

Cơ thể mẹ phân chia nhân và tế bào chất một cách đơn giản thành 2 phần, mỗi phần sẽ phát triển thành một cá thể. Sự phân đôi có thể theo chiều dọc, ngang hoặc nhiều chiều

Động vật nguyên sinh, giun dẹp

Nảy chồi

Một phần của cơ thể mẹ nguyên phân nhiều hơn các vùng lân cận và phát triển tạo thành cơ thể mới. Cơ thể con có thể sống bám trên cơ thể mẹ hoặc sống tách độc lập

Ruột khoang, bọt biển

Phân mảnh

Cơ thể mẹ tách thành nhiều phần nhỏ, tế bào ở mỗi phần tiếp tục nguyên phân nhiều lần và phát triển thành một cơ thể mới

Bọt biển

Trinh sản

Hiện tượng giao tử cái không qua thụ tinh, nguyên phân nhiều lần phát triển thành cơ thể đơn bội (n). Thường xen kẽ với sinh sản hữu tính

Chân khớp như ong, kiến, rệp

CH tr 170

CH1: 

Quan sát Hình 26.5, hãy mô tả quá trình sinh sản ở ong

Phương pháp giải:

Sinh sản vô tính ở động vật là sự sinh sản mà các cơ thể con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ, dựa trên nguyên lí nguyên phân, cơ thể con giống nhau và giống mẹ. Gồm có các hình thức sau: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh.

Sinh sản hữu tính ở động vật là một quá trình gồm các giai đoạn:

- Hình thành giao tử: từ các tế bào sinh dục sơ khai, trải qua quá trình giảm phân để tạo các giao tử đơn bội (trứng, tinh trùng).

- Thụ tinh: Nhân của trứng kết hợp với nhân của tinh trùng tạo thành hợp tử. Có hai hình thức: thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.

- Phát triển phôi, thai: Hợp tử nguyên phân nhiều lần tạo thành phôi, phôi tiếp tục phát triển để tạo thành thai. Quá trình này có thể diễn ra trong trứng hoặc tử cung của cơ thể mẹ.

- Sự đẻ: Con non được nở ra từ trứng đã thụ tinh hoặc do cơ thể mẹ đẻ ra. Ngoài ra, một số động vật có hiện tượng đẻ trứng thai (noãn thai sinh).

Lời giải chi tiết:

Ở ong diễn ra xen kẽ trinh sản và sinh sản hữu tính.

- Ong chúa đẻ ra rất nhiều trứng, trứng không được thụ tinh phát triển thành ong đực (bộ nhiễm sắc thể n - hiện tượng trinh sản)

- Trứng được thụ tinh phát triển thành ong thợ và ong chúa (bộ nhiễm sắc thể 2n - sinh sản hữu tính)

CH tr 172

CH1: 

Hãy trình bày quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (lấy ví dụ ở người): Hình thành tinh trùng, trứng; thụ tinh; phát triển của phôi thai; sự đẻ.

Phương pháp giải:

Sinh sản hữu tính ở động vật là một quá trình gồm các giai đoạn:

- Hình thành giao tử: từ các tế bào sinh dục sơ khai, trải qua quá trình giảm phân để tạo các giao tử đơn bội (trứng, tinh trùng).

- Thụ tinh: Nhân của trứng kết hợp với nhân của tinh trùng tạo thành hợp tử. Có hai hình thức: thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.

- Phát triển phôi, thai: Hợp tử nguyên phân nhiều lần tạo thành phôi, phôi tiếp tục phát triển để tạo thành thai. Quá trình này có thể diễn ra trong trứng hoặc tử cung của cơ thể mẹ.

- Sự đẻ: Con non được nở ra từ trứng đã thụ tinh hoặc do cơ thể mẹ đẻ ra. Ngoài ra, một số động vật có hiện tượng đẻ trứng thai (noãn thai sinh).

Lời giải chi tiết:

- Hình thành tinh trùng và trứng

+ Hình thành tinh trùng: 1 tế bào sinh tinh trùng giảm phân và hình thành 4 tinh trùng

+ Hình thành trứng: 1 tế bào sinh trứng giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội: 3 thể cực, 1 tế bào trứng

- Thụ tinh: Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực (n) và trứng của con cái (n) để tạo thành cá thể mới (2n)

Thụ tinh trong ở người:  Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.

- Phát triển phôi thai: Hợp tử tiến hành nguyên phân nhiều lần liên tiếp để phát triển thành phôi thai

- Đẻ con: Trứng được thụ tinh trong cơ quan sinh sản (thụ tinh trong) tạo hợp tử → phát triển thành phôi → con non → đẻ ra ngoài.

Phôi thai phát triển trong cơ quan sinh sản của cơ thể cái nhờ tiếp nhận chất dinh dưỡng từ máu mẹ qua nhau thai (thú).

CH2: 

Hãy phân biệt các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật

 

Phương pháp giải:

Sinh sản hữu tính ở động vật là một quá trình gồm các giai đoạn:

- Hình thành giao tử: từ các tế bào sinh dục sơ khai, trải qua quá trình giảm phân để tạo các giao tử đơn bội (trứng, tinh trùng).

- Thụ tinh: Nhân của trứng kết hợp với nhân của tinh trùng tạo thành hợp tử. Có hai hình thức: thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.

- Phát triển phôi, thai: Hợp tử nguyên phân nhiều lần tạo thành phôi, phôi tiếp tục phát triển để tạo thành thai. Quá trình này có thể diễn ra trong trứng hoặc tử cung của cơ thể mẹ.

- Sự đẻ: Con non được nở ra từ trứng đã thụ tinh hoặc do cơ thể mẹ đẻ ra. Ngoài ra, một số động vật có hiện tượng đẻ trứng thai (noãn thai sinh).

Lời giải chi tiết:

Hình thức

Đặc điểm

Đại diện

Thụ tinh ngoài

- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái (ở môi trường nước)

- hiệu suất thụ tinh thấp, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót thấp, do cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện, thuộc nhóm sinh vật đẻ trứng.

cá, ếch nhái,...

Thụ tinh trong

- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.

- hiệu suất thụ tinh cao, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót cao do cơ quan sinh sản hoàn thiện hơn, gặp ở cả nhóm đẻ trứng và nhóm đẻ con.

Bò sát, chim và thú.

Đẻ trứng

Trứng có thể được đẻ ra ngoài rồi thụ tinh (thụ tinh ngoài) hoặc trứng được thụ tinh và đẻ ra ngoài (thụ tinh trong) → Phát triển thành phôi → con non.

cá, ếch, nhái, chim, thằn lằn, rắn...

Đẻ con

Trứng được thụ tinh trong cơ quan sinh sản (thụ tinh trong) tạo hợp tử → phát triển thành phôi → con non → đẻ ra ngoài.

- các loài động vật có vú đều đẻ con, trừ thú mỏ vịt đẻ trứng

- Vài loài cá sụn (cá mập xanh, cá đầu búa) và vài loài bò sát cũng đẻ con.

CH3: 

So sánh quá trình sinh tinh trùng và sinh trứng ở người


Phương pháp giải:

Sinh sản hữu tính ở động vật là một quá trình gồm các giai đoạn:

- Hình thành giao tử: từ các tế bào sinh dục sơ khai, trải qua quá trình giảm phân để tạo các giao tử đơn bội (trứng, tinh trùng).

- Thụ tinh: Nhân của trứng kết hợp với nhân của tinh trùng tạo thành hợp tử. Có hai hình thức: thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.

- Phát triển phôi, thai: Hợp tử nguyên phân nhiều lần tạo thành phôi, phôi tiếp tục phát triển để tạo thành thai. Quá trình này có thể diễn ra trong trứng hoặc tử cung của cơ thể mẹ.

- Sự đẻ: Con non được nở ra từ trứng đã thụ tinh hoặc do cơ thể mẹ đẻ ra. Ngoài ra, một số động vật có hiện tượng đẻ trứng thai (noãn thai sinh).

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau:

+ Đều diễn ra ở các tế bào sinh dục sơ khai.

+ Đều trải qua 3 giai đoạn: vùng sinh sản (các tế bào đều trải qua quá trình nguyên phân để tăng số lượng); vùng sinh trưởng (tăng kích thước của tế bào); vùng chín (diễn ra quá trình giảm phân để tạo ra các giao tử, đều có sự khôi phục vật chất di truyền).

- Khác nhau:

Quá trình sinh tinh trứng:

+ Diễn ra tại tế bào sinh dục cái.

+ Tạo ra 1 trứng.

+ Quá trình tạo trứng diễn ra trong thời gian lâu (ở giai đoạn sinh trưởng diễn ra lâu dài vì ở tế bào sinh dục cái phải diễn ra quá trình tích lũy năng lượng nhiều).

+ Có sự tham gia của chọn lọc tự nhiên.

Quá trình sinh tinh trùng:

+ Diễn ra tại té bào sinh dục đực.

+ Tạo ra 4 tinh trùng.

+ Diễn ra trong thời gian ngắn.

+ Không có sự tham gia của chọn lọc tự nhiên.

CH tr 173

CH1: 

Quan sát Hình 26.8 và 26.9, phân tích quá trình điều hòa sinh tinh và điều hòa sinh trứng ở người

 Phương pháp giải:

Dựa trên cơ chế của quá trình sinh sản và điều hòa sinh sản hữu tính ở động vật, con người có thể điều khiển số con và giới tính của các loài vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, còn ứng dụng để chữa bệnh hiếm muộn ở người.

Điều khiển thay đổi số con: kích thích trứng chín và rụng; thay đổi các yếu tố môi trường, như ánh sáng; nuôi cấy phôi; thụ tinh nhân tạo.

Lời giải chi tiết:

1. Cơ chế điều hoà sinh tinh

- Khi có kích thích từ môi trường, vùng dưới đồi tiết ra hocmone GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:

+ FSH: kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.

+ LH kích thích tế bào kẽ sản xuất testosterone, testosterone kích thích sản sinh ra tinh trùng.

- Khi nồng độ testosterone trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm 2 bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH dẫn đến tế bào kẽ giảm tiết testosterone.

- Nồng độ testosterone giảm không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa, nên 2 bộ phận này lại tăng tiết hocmone.

2. Khi có kích thích từ môi trường, vùng dưới đồi tiết ra hocmone GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH: FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết ra estrogen; LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng, thể vàng tiết progestosterone và estrogen.

+ progestosterone và estrogen làm cho niêm mạc dạ con phát triển dày lên.

+ Khi nồng độ progestosterone và estrogen trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRh, FSH và LH.

CH2: 

a, Phân tích mối quan hệ giữa chu kì rụng trứng và chu kì kinh nguyệt

b, Vì sao khi phụ nữ mang thai, quá trình rụng trứng không xảy ra?

Phương pháp giải:

Dựa trên cơ chế của quá trình sinh sản và điều hòa sinh sản hữu tính ở động vật, con người có thể điều khiển số con và giới tính của các loài vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, còn ứng dụng để chữa bệnh hiếm muộn ở người.

Điều khiển thay đổi số con: kích thích trứng chín và rụng; thay đổi các yếu tố môi trường, như ánh sáng; nuôi cấy phôi; thụ tinh nhân tạo.

Lời giải chi tiết:

a, Ngày rụng trứng hay quá trình rụng trứng là một phần của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 28 ngày. Theo Heathline, Ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người sẽ không giống nhau, tùy thuộc vào thể trạng, cơ thể cũng như những tác động khác.

b, Bởi vì khi một người phụ nữ đã mang thai, nội tiết tố trong cơ thể có nhiều thay đổi, khi đó, buồng trứng chuyển sang 1 nhiệm vụ mới.

CH tr 174

CH1: 

Hãy trình bày một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật

Phương pháp giải:

Dựa trên cơ chế của quá trình sinh sản và điều hòa sinh sản hữu tính ở động vật, con người có thể điều khiển số con và giới tính của các loài vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, còn ứng dụng để chữa bệnh hiếm muộn ở người.

Điều khiển thay đổi số con: kích thích trứng chín và rụng; thay đổi các yếu tố môi trường, như ánh sáng; nuôi cấy phôi; thụ tinh nhân tạo.

Điều khiển giới tính của vật nuôi theo nhu cầu: lọc, li tâm để tách tinh trùng X, Y; sử dụng hormone nhân tạo, lai tạo.

Lời giải chi tiết:

Một số ứng dụng:

- Cá mè, cá trắm cỏ không đẻ trong ao nuôi. Tiêm dịch chiết từ tuyến dưới não của các loài cá khác làm trứng chín hàng loạt, sau đó nặn trứng ra và cho thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể rồi đem ấp nở ra cá con.

- Tiêm huyết thanh ngựa chửa cho trâu, bò... làm cho trứng nhanh chín và rụng hoặc làm chín và rụng nhiều trứng cùng một lúc, sau đó cho thụ tinh nhân tạo với tinh trùng đã chuẩn bị sẵn.

- Thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà nuôi làm cho gà có thể đẻ 2 trứng/ngày.

- Thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể: ví dụ: ép nhẹ lên bụng cá đã thành thục sinh dục để trứng chín tràn ra một cái đĩa rồi rót nhẹ tinh dịch lên trên. Dùng lông gà đảo nhẹ để trộn đều trứng với tinh trùng để gây thụ tinh. Thụ tinh nhân tạo theo cách này có thể đạt hiệu suất 80-90%, so với 40% khi thụ tinh trong điều kiện tự nhiên.

- Nuôi cá rô phi bột bằng 17 – mêtyltestostêrôn kèm vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.

CH2: 

Hãy nêu một số thành tựu thụ tinh trong ống nghiệm ở nước ta

Phương pháp giải:

Sinh sản vô tính ở động vật là sự sinh sản mà các cơ thể con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ, dựa trên nguyên lí nguyên phân, cơ thể con giống nhau và giống mẹ. Gồm có các hình thức sau: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh.

Sinh sản hữu tính ở động vật là một quá trình gồm các giai đoạn:

- Hình thành giao tử: từ các tế bào sinh dục sơ khai, trải qua quá trình giảm phân để tạo các giao tử đơn bội (trứng, tinh trùng).

- Thụ tinh: Nhân của trứng kết hợp với nhân của tinh trùng tạo thành hợp tử. Có hai hình thức: thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.

- Phát triển phôi, thai: Hợp tử nguyên phân nhiều lần tạo thành phôi, phôi tiếp tục phát triển để tạo thành thai. Quá trình này có thể diễn ra trong trứng hoặc tử cung của cơ thể mẹ.

- Sự đẻ: Con non được nở ra từ trứng đã thụ tinh hoặc do cơ thể mẹ đẻ ra. Ngoài ra, một số động vật có hiện tượng đẻ trứng thai (noãn thai sinh).

Dựa trên cơ chế của quá trình sinh sản và điều hòa sinh sản hữu tính ở động vật, con người có thể điều khiển số con và giới tính của các loài vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, còn ứng dụng để chữa bệnh hiếm muộn ở người.

Điều khiển thay đổi số con: kích thích trứng chín và rụng; thay đổi các yếu tố môi trường, như ánh sáng; nuôi cấy phôi; thụ tinh nhân tạo.

Điều khiển giới tính của vật nuôi theo nhu cầu: lọc, li tâm để tách tinh trùng X, Y; sử dụng hormone nhân tạo, lai tạo.

Với các hiểu biết về sinh sản ở người, cần thực hiện sinh đẻ có kế hoạch để đảm bảo cho gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh. Có ba nhóm biện pháp tránh thai: (1) Ngăn cản trứng chín và rụng; (2) Ngăn cản tinh trùng gặp trứng; (3) Ngăn cản sự làm tổ của trứng. Mỗi biện pháp đều có ưu, nhược điểm riêng, khi sử dụng cần tìm hiểu rõ biện pháp tránh thai và nên tư vấn bác sĩ.

Lời giải chi tiết:

Thành tựu thụ tinh ống nghiệm ở nước ta: Năm 1998 ba em bé đầu tiên chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, đến nay có hàng chục nghìn ca thụ tinh trong ống nghiệm thành công.

CH tr 175

CH1: 

Hãy kể một số giống vật nuôi nhập khẩu được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy phôi ở nước ta

Phương pháp giải:

Dựa trên cơ chế của quá trình sinh sản và điều hòa sinh sản hữu tính ở động vật, con người có thể điều khiển số con và giới tính của các loài vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, còn ứng dụng để chữa bệnh hiếm muộn ở người.

Lời giải chi tiết:

Một số giống vật nuôi:

- Bò sữa

- Lợn

- Gà...

CH tr 177

CH1: 

Dựa vào Bảng 26.1, hãy trình bày cơ sở khoa học, cơ chế tác dụng và hiệu quả của một số biện pháp tránh thai phổ biến

Phương pháp giải:

Với các hiểu biết về sinh sản ở người, cần thực hiện sinh đẻ có kế hoạch để đảm bảo cho gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh. Có ba nhóm biện pháp tránh thai: (1) Ngăn cản trứng chín và rụng; (2) Ngăn cản tinh trùng gặp trứng; (3) Ngăn cản sự làm tổ của trứng. Mỗi biện pháp đều có ưu, nhược điểm riêng, khi sử dụng cần tìm hiểu rõ biện pháp tránh thai và nên tư vấn bác sĩ.

Lời giải chi tiết:

- Thuốc viên tránh thai hằng ngày:

+ Cơ sở khoa học: Ngăn không cho trứng chín và rụng

+ Cơ chế tác dụng: Thuốc tránh thai hàng ngày thường chứa estrogen và progesterone (đây là hai hormone sinh dục nữ), có tác dụng ngăn cản sự rụng trứng, làm dày lớp màng nhầy cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng bơi về phía tử cung để thụ tinh, làm biến đổi thành tử cung không thích hợp cho trứng làm tổ, do vậy mà có tác dụng tránh thai

+ Hiệu quả: 93-99%

- Bao cao su:

+ Cơ sở khoa học: Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng

+ Cơ chế tác dụng: Bao cao su có chức năng hứng tinh trùng khi xuất tinh, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng

+ Hiệu quả: Nam từ 87-98%, nữ từ 79-95%. Phòng tránh được các bệnh lây qua đường tình dục.

CH2: 

a, Vì sao trẻ vị thành niên không nên dùng các biện pháp tránh thai như: thuốc tránh thai, triệt sản, dụng cụ tử cung?

b, Vì sao khi dùng thuốc tránh thai thì trứng không rụng mà phụ nữ vẫn có kinh nguyệt?


Phương pháp giải:

Với các hiểu biết về sinh sản ở người, cần thực hiện sinh đẻ có kế hoạch để đảm bảo cho gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh. Có ba nhóm biện pháp tránh thai: (1) Ngăn cản trứng chín và rụng; (2) Ngăn cản tinh trùng gặp trứng; (3) Ngăn cản sự làm tổ của trứng. Mỗi biện pháp đều có ưu, nhược điểm riêng, khi sử dụng cần tìm hiểu rõ biện pháp tránh thai và nên tư vấn bác sĩ.

Lời giải chi tiết:

a, Vì có thể gây ra các tác dụng phụ, hậu quả về sau như vô kinh, vô sinh, nhiễm trùng,...

b, Hiện tượng này có thể là do tác dụng phụ của thuốc tránh thai. Hoặc chỉ đơn giản là do cơ thể bạn cần thời gian để thích nghi với nội tiết tố trong thuốc và để cho tử cung chuyển sang lớp niêm mạc (nội mạc tử cung) mỏng hơn.

CH tr 178

CH1: 

Thiết kế poster hoặc infographic,... để tuyên truyền các biện pháp tránh mang thai và nạo phá thai ở tuổi vị thành niên

Phương pháp giải:

Với các hiểu biết về sinh sản ở người, cần thực hiện sinh đẻ có kế hoạch để đảm bảo cho gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh. Có ba nhóm biện pháp tránh thai: (1) Ngăn cản trứng chín và rụng; (2) Ngăn cản tinh trùng gặp trứng; (3) Ngăn cản sự làm tổ của trứng. Mỗi biện pháp đều có ưu, nhược điểm riêng, khi sử dụng cần tìm hiểu rõ biện pháp tránh thai và nên tư vấn bác sĩ.

Lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close