Bài 7. Thấu kính. Kính lúp trang 19, 20, 21 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạoThấu kính hội tụ không có đặc điểm nào sau đây? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
7.1 Thấu kính hội tụ không có đặc điểm nào sau đây? A. Có phần rìa mỏng hơn phần ở giữa. B. Có thể cho ảnh thật hoặc ảo, tùy vị trí của vật. C. Luôn cho ảnh nhỏ hơn vật. D. Có hai tiêu điểm chính. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về thấu kính hội tụ Lời giải chi tiết: Thấu kính hội tụ cho ảnh nhỏ hơn hoặc lớn hơn vật Đáp án: C 7.2 Hình vẽ nào dưới đây mô tả đúng đường truyền của chùm tia sáng song song sau khi truyền qua thấu kính hội tụ?
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về thấu kính hội tụ Lời giải chi tiết: Tia qua quang tâm O: truyền thẳng Tia qua thấu kính hội tụ tại tiêu điểm F' Đáp án: C 7.3 Hình vẽ nào dưới đây là sai khi mô tả đường truyền của tia sáng qua thấu kính?
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì Lời giải chi tiết: Tia song song với thấu kính phân kì thì tia kéo dài sẽ cắt tiêu điểm F' Đáp án: D 7.4 Phải đặt vật sáng tại vị trí nào trước thấu kính hội tụ để ảnh của nó xuất hiện tại vị trí như trong hình dưới đây?
A. Vị trí A. B. Vị trí B. C. Vị trí C. D. Vị trí D. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về thấu kính hội tụ Lời giải chi tiết: Vẽ tia tới 1 đi qua O sao cho tia ló 1 đi qua đầu mũi tên của ảnh. Vẽ tia ló 2 đi qua F' và đầu mũi tên, cắt thấu kính tại I. Vẽ tia tới 2 song song với trục chính và cắt thấu kính tại I. Xác định giao điểm của tia tới 1 và tia tới 2, ta tìm được vị trí của vật trước thấu kính.
Đáp án: A 7.5 Đặt một vật sáng AB trước một thấu kính phân kì có tiêu cự 15 cm. Vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính và có ảnh là A′B′. Khoảng cách từ ảnh A′B′ đến thấu kính không thể nhận giá trị nào sau đây? A. 5 cm. B. 7,5 cm. C. 12 cm. D. 18 cm. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về thấu kính phân kì Lời giải chi tiết: Ảnh tạo bởi thấu kính phân kì là ảnh ảo, luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. Nên không thể cách thấu kính 18 cm. Đáp án: D 7.6 Một kính lúp có tiêu cự 5 cm được dùng để quan sát một dòng chữ nhỏ trên nhãn một hộp thuốc. Phải đặt nhãn hộp thuốc trong khoảng nào trước kính để thấy rõ được dòng chữ? Giải thích. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về thấu kính hội tụ Lời giải chi tiết: Phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính lúp, tức là khoảng cách từ vật đến kính lúp nhỏ hơn 5 cm. Kính lúp là một thấu kính hội tụ. Khi đặt vật trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ thì ảnh của nó được tạo bởi thấu kính là ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. Do đó, khi đặt mắt phía sau kính lúp ta quan sát được ảnh phóng to và cùng chiều với vật, thuận tiện cho việc quan sát. 7.7 Bằng phép vẽ sơ đồ tỉ lệ, hãy xác định vị trí ảnh S' của điểm sáng S được tạo bởi thấu kính phân kì trong hình dưới đây.
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về thấu kính phân kì Lời giải chi tiết: Hình vẽ xác định vị trí ảnh S' của điểm sáng S được tạo bởi thấu kính phân kì.
7.8 Hãy xác định mỗi thấu kính trong hình dưới đây là hội tụ hay phân kì. Giải thích.
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về thấu kính Lời giải chi tiết: Thấu kính ở hình a là thấu kính phân kì vì ảnh quan sát được cùng chiều (ảnh ảo) và nhỏ hơn vật. Thấu kính ở hình b là thấu kính hội tụ vì ảnh quan sát được cùng chiều (ảnh ảo) và lớn hơn vật. 7.9 Một vật sáng AB được đặt trước một thấu kính, vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính, cho ảnh A′B′ ngược chiều và lớn hơn AB như hình dưới đây.
a) Đây là thấu kính hội tụ hay phân kì? Vì sao? b) Dùng phép vẽ, xác định vị trí quang tâm O và các tiêu điểm chính của thấu kính Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về thấu kính Lời giải chi tiết: a) Ảnh A′B′ ngược chiều với vật AB nên là ảnh thật, vì vậy đây là thấu kính hội tụ. b) Cách vẽ: – Vẽ đường nối B và B' giao với trục chính tại O; O là quang tâm của thấu kính. – Vẽ kí hiệu thấu kính hội tụ vuông góc với trục chính tại O. – Từ B vẽ tia sáng BI song song với trục chính tới thấu kính, tia ló của tia này đi qua B' và cắt trục chính tại điểm F; F′ là tiêu điểm chính của thấu kính. – Tiêu điểm chính còn lại của thấu kính là điểm F đối xứng với F′ qua quang tâm O.
7.10 Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 5 cm. Một vật sáng AB có độ cao 2 cm được đặt trước thấu kính, vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính, cách thấu kính một đoạn 4 cm. Sử dụng giấy kẻ ô li với tỉ lệ tùy chọn, vẽ ảnh A′B′ của AB được tạo bởi thấu kính. Từ sơ đồ tỉ lệ, xác định khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và độ cao của ảnh. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về thấu kính hội tụ Lời giải chi tiết:
Dựa vào sơ đồ tỉ lệ tạo ảnh, ta xác định được khoảng cách từ ảnh A′B′ đến thấu kính là 20 cm, độ cao ảnh A′B′ là 10 cm.
Quảng cáo
|