Giải mục 2 trang 23, 24, 25 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thứcCho hai hàm số \(f\left( x \right) = {x^2}\) và \(g\left( x \right) = {x^3}\), với các đồ thị như hình dưới đây. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Hoạt động 2 Cho hai hàm số \(f\left( x \right) = {x^2}\) và \(g\left( x \right) = {x^3}\), với các đồ thị như hình dưới đây. a) Tìm các tập xác định \({D_f},\;{D_g}\) của các hàm số \(f\left( x \right)\) và \(g\left( x \right)\). b) Chứng tỏ rằng \(f\left( { - x} \right) = f\left( x \right),\;\forall x \in {D_f}\). Có nhận xét gì về tính đối xứng của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) đối với hệ trục tọa độ Oxy? c) Chứng tỏ rằng \(g\left( { - x} \right) = - g\left( x \right),\;\forall x \in {D_g}\). Có nhận xét gì về tính đối xứng của đồ thị hàm số \(y = g\left( x \right)\) đối với hệ trục tọa độ Oxy? Phương pháp giải: Hàm số \(f\left( x \right)\) và \(g\left( x \right)\) luôn xác định với mọi \(x \in \mathbb{R}\) Lời giải chi tiết: a) Tập xác định của hàm số đã cho là: \({D_f} = \mathbb{R};\;{D_g} = \mathbb{R}\) b) Ta có: \(f\left( { - x} \right) = {\left( { - x} \right)^2} = {x^2} = f\left( x \right)\) Đồ thị của hàm số \(y = f\left( x \right) = {x^2}\) đối xứng qua trục tung c) Ta có: \(g\left( { - x} \right) = {\left( { - x} \right)^3} = - {x^3} = - g\left( x \right)\) Đồ thị của hàm số \(y = g\left( x \right) = {x^3}\) đối xứng qua gốc tọa độ Luyện tập Xét tính chẵn, lẻ của hàm số \(g\left( x \right) = \frac{1}{x}\). Phương pháp giải: Sử dụng định nghĩa về hàm số chẵn, lẻ Lời giải chi tiết: Tập xác định của hàm số là \(D = \mathbb{R}\;\backslash \left\{ 0 \right\}\) Do đó, nếu x thuộc tập xác định D thì –x cũng thuộc tập xác định D Ta có: \(g\left( { - x} \right) = \frac{1}{{ - x}} = - \frac{1}{x} = - g\left( x \right),\;\forall x\; \in \;D\). Vậy \(g\left( x \right) = \frac{1}{x}\) là hàm số lẻ Hoạt động 3 So sánh: a) \(\sin \left( {x + 2\pi } \right)\) và \(\sin x\); b) \(\cos (x + 2\pi )\) và \(\cos x\); c) \(\tan \left( {x + \pi } \right)\) và \(\tan x\); d) \(\cot (x + \pi )\) và \(\cot x\). Lời giải chi tiết: Ta có: a) \(\sin \left( {x + 2\pi } \right) = \sin x\) với mọi \(x\; \in \;\mathbb{R}\) b) \(\cos \left( {x + 2\pi } \right) = \cos x\) với mọi \(x\; \in \;\mathbb{R}\) c) \(\tan \left( {x + \pi } \right) = \tan x\) với mọi \(x \ne \frac{\pi }{2} + k\pi ,\;k\; \in \;\mathbb{Z}\) d) \(\cot \left( {x + \pi } \right) = \cot x\) với mọi \(x \ne \frac{\pi }{2} + k\pi ,\;k\; \in \;\mathbb{Z}\) Luyện tập 3 Xét tính tuần hoàn của hàm số \(y = \tan 2x\). Phương pháp giải: Hàm số \(y = \tan \left( {ax + b} \right)\) tuần hoàn với chu kỳ \(T = \frac{\pi }{{\left| a \right|}}\) Lời giải chi tiết: Hàm số có tập xác định là \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,\;k\; \in \;\mathbb{Z}} \right\}\) và với mọi số thực x, ta có: \(\left( {x - \frac{\pi }{2}} \right) \in \;\mathbb{R},\;\left( {x + \frac{\pi }{2}} \right) \in \;\mathbb{R},\) \(\tan 2\left( {x + \frac{\pi }{2}} \right) = \tan \left( {2x + \pi } \right) = \tan 2x\) Vậy \(y = \tan 2x\;\)là hàm số tuần hoàn
Quảng cáo
|