Bài 2. Các chủ thể của nền kinh tế - CTSTEm hãy quan sát các tranh dưới đây và thực hiện yêu cầu. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Trả lời câu hỏi trang 12 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Em hãy quan sát các tranh dưới đây và thực hiện yêu cầu. Hãy xác định các chủ thể kinh tế được mô tả trong tranh và chia sẻ hiểu biết của em về các chủ thể kinh tế đó. Phương pháp giải: - Quan sát tranh và xác định các chủ thể kinh tế sau: chủ thể sản xuất, chủ thể tiêu dùng, chủ thể trung gian, chủ thể Nhà nước. Lời giải chi tiết: - Tranh 1: Người sản xuất: là các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp…sử dụng các yếu tố đầu vào như nguồn vốn, sức lao động, tài nguyên để tạo ra hàng hóa cho xã hội. - Tranh 2: Nhà nước: có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. - Tranh 3,4: Các chủ thể trung gian gồm những tổ chức, cá nhân giữ vai trò kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Khám phá 1 Trả lời câu hỏi trang 13 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi. Em hãy xác định những việc làm của anh H thể hiện trách nhiệm với tư cách là chủ thể sản xuất tham gia vào nền kinh tế. Theo em, những việc làm của anh H đã đóng góp gì cho nền kinh tế và cho đời sống xã hội. Phương pháp giải: - Đọc thông tin và xác định những việc làm của anh H thể hiện trách nhiệm với tư cách là chủ thể sản xuất khi tham gia vào nền kinh tế. - Từ những việc làm đó, nêu được đóng góp của anh H cho nền kinh tế và đời sống xã hội. Lời giải chi tiết: - Những việc làm của anh T thể hiện trách nhiệm với tư cách là chủ thể sản xuất tham gia vào nền kinh tế: + Có tinh thần học hỏi bằng cách sưu tầm tài liệu, tìm hiểu cách phòng và điều trị các chứng bệnh trên đàn dê. + Cung cấp đàn dê có chất lượng đến với người tiêu dùng, mang lại thu nhập ổn định, tạo việc làm cho người dân địa phương. + Tuân thủ đóng thuế đầy đủ. + Quyên góp tiền ủng hộ làm đường xá, trường học,…góp phần phát triển kinh tế-xã hội. - Những đóng góp cho nền kinh tế và cho đời sống xã hội: + Thu nhập ổn định góp phần làm tăng GDP, thu nhập bình quân đầu người tăng. + Chất lượng cuộc sống được cải thiện do thu nhập ổn định. + Đường xá, trường học được xây dựng góp phần phát triển đời sống của người dân trong vùng. Khám phá 2 Trả lời câu hỏi trang 13 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi. - Chị V đã thể hiện vai trò chủ thể tiêu dùng của mình như thế nào trong những trường hợp trên? - Việc làm của chị V có ý nghĩa như thế nào đối với các hoạt động kinh tế? Phương pháp giải: - Nêu được những việc làm thể hiện vai trò chủ thể tiêu dùng của chị V. - Rút ra ý nghĩa từ việc làm của chị V đối với các hoạt động kinh tế (hoạt động sản xuất, hoạt động trao đổi – phân phối, hoạt động tiêu dùng) Lời giải chi tiết: - Chị V trước khi mua hàng đều sẽ cân nhắc, sẵn sàng trả giá cao hơn đối với các sản phẩm có các yếu tố bảo vệ môi trường, các sản phẩm làm từ tự nhiên. - Ý nghĩa đối với các hoạt động kinh tế: + Có vai trò định hướng đối với nhà sản xuất: sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm làm từ tự nhiên, các sản phẩm bảo vệ môi trường; làm tăng sản lượng các sản phẩm từ tự nhiên, các sản phẩm bảo vệ môi trường. + Thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ các sản phẩm làm từ tự nhiên, các sản phẩm có thể tái chế. Khám phá 3 Trả lời câu hỏi trang 14 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi. Chủ thể kinh tế nào được đề cập trong trường hợp trên? Hoạt động của hệ thống siêu thị A đã giúp ích gì cho người sản xuất và người tiêu dùng? Phương pháp giải: - Xác định chủ thể kinh tế được đề cập trong trường hợp trên từ những chủ thể kinh tế sau: chủ thể sản xuất, chủ thể tiêu dùng, chủ thể trung gian, chủ thể Nhà nước. - Rút ra được ý nghĩa trong hoạt động của hệ thống siêu thị A đến với người sản xuất, người tiêu dùng. Lời giải chi tiết: - Chủ thể kinh tế được đề cập trong trường hợp trên là: Chủ thể trung gian - Đối với người sản xuất, hoạt động thu mua sản phẩm của siêu thị A giải quyết đầu ra ổn định cho những người sản xuất. Đối với người tiêu dùng, hoạt động của siêu thị A đã mang đến những sản phẩm có chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, hoạt động của siêu thị A còn đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu khác của người tiêu dùng như được tham gia hàng loạt các chương trình giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi, chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo. Khám phá 4 Trả lời câu hỏi trang 14 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi. - Nhà nước đã làm gì trước khó khăn của doanh nghiệp do tác động của dịch bệnh Covid-19? - Theo em, Nhà nước có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế? Phương pháp giải: - Đọc thông tin và xác định những việc làm của Nhà nước đối với doanh nghiệp trước tác động của dịch bệnh Covid -19. - Rút ra vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế. Lời giải chi tiết: - Trước khó khăn của doanh nghiệp do tác động của dịch bệnh Covid-19, Nhà nước đã thông qua nghị quyết giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có doanh số dưới 200 tỉ đồng/năm. - Nhà nước có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Khám phá 5 Trả lời câu hỏi trang 14 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu. Em hãy nhận xét về việc làm của anh H và gia đình anh. - Em hãy nhận xét về việc làm của chị B. - Trình bày vai trò của bản thân với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế. - Em hãy nhận xét về việc làm của chị N và cách ứng xử của quản lí trung tâm thương mại trong trường hợp trên. - Với tư cách là người tiêu dùng, hãy liệt kê những tiêu chí của bản thân khi mua sắm. Phương pháp giải: - Đọc kĩ các trường hợp và nhận xét về việc làm của từng nhân vật với tư cách là các chủ thể trong nền kinh tế. + Anh H và gia đình + Chị B + Chị N và người quản lí trung tâm thương mại - Liên hệ bản thân và rút ra được vai trò của bản thân với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế. - Liệt kê những tiêu chí của bản thân khi mua sắm với tư cách là chủ thể tiêu dùng. Lời giải chi tiết: *Trường hợp 1: Việc làm của anh D và gia đình anh đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường khi cung cấp ra thị trường rau sạch dùng phân hữu cơ và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Việc làm của anh không chỉ đem lại thu nhập cho gia đình, các hộ gia đình mà còn hạn chế làm tổn hại đến con người, môi trường và xã hội. *Trường hợp 2: - Chị B với vai trò là chủ thể trung gian đã chủ động trong việc cung cấp đa dạng các sản phẩm phụ vụ nhu cầu của người tiêu dùng, chủ động tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Việc làm đó không chỉ góp phần giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu cá nhân mà còn góp phần kết nối với người sản xuất. - Vai trò: + Thực hiện sản xuất những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. + Tìm hiểu rõ nhu cầu của thị trường. + Lựa chọn, tiêu dùng những hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. + Phê phán những hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế. + Cung cấp, lựa chọn những sản phẩm, mẫu mã đa dạng phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. + Thực hiện đóng thuế đầy đủ. *Trường hợp 3: - Việc làm của chị N thể hiện quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng khi đã kịp thời phát hiện và phản ánh đối với những hành vi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Cách ứng xử của quản lí trung tâm thương mại đã thể hiện việc dám nhận trách nhiệm về mình và cam kết sẽ kiểm tra kĩ lưỡng các sản phẩm nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. - Tiêu chí của bản thân khi mua sắm: + Mẫu mã đẹp + Chất lượng tốt (chất liệu tốt, hàm lượng dinh dưỡng cao,…) + Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng + Hạn sử dụng của sản phẩm Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi trang 16 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? Phương pháp giải: - Đưa ra quan điểm đồng tình hay không đồng tình với từng ý kiến và giải thích vì sao lại đưa ra quan điểm như vậy. Lời giải chi tiết: a – Em không đồng tình với ý kiến này vì người sản xuất ngoài việc quan tâm đến lợi nhuận cần phải quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng. Mục đích của sản xuất là để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Muốn sản xuất lâu bền, có lợi nhuận cao thì phải quan tâm đến nhu cầu và quyền lợi của người tiêu dùng. b – Em đồng ý với ý kiến này vì sự đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng sẽ có vai trò quan trọng trong việc định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển. Người sản xuất sẽ dựa vào nhu cầu của người tiêu dùng để điều chỉnh, định hướng sản xuất những mặt hàng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. c – Em đồng ý với ý kiến này vì trong nền kinh tế thị trường, xét về vai trò kinh tế, nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những vấn đề nảy sinh của thị trường. Bởi thế, hoạt động của các chủ thể kinh tế đều chịu sự điều tiết, can thiệp của Nhà nước, điều này sẽ giúp các chủ thể kinh tế sản xuất kinh tế trong khuôn khổ, tránh rủi ro khi sản xuất kinh tế. d – Em không đồng tình với ý kiến này vì chủ thể trung gian đóng vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Nếu không có những chủ thể trung gian này thì người sản xuất sẽ khó có thể bán hết được sản phẩm của mình, còn người tiêu dùng sẽ không thể tiếp cận được những mặt hàng đó của người sản xuất. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi trang 16 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. - Em có đồng tình với quan niệm mua sắm của cô N không? Vì sao? - Với tư cách là người tiêu dùng, em sẽ làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình? - Hộ kinh doanh A đã thể hiện trách nhiệm của chủ thể kinh tế nào? - Theo em, hoạt động của Hộ kinh doanh A phù hợp hay chưa? Vì sao? Là người tiêu dùng, em đánh giá như thế nào với cách xử lí của Công ti B? Vì sao? Em có nhận xét gì về vai trò của Nhà nước trong trường hợp trên? Phương pháp giải: - Đưa ra quan điểm đồng tình hay không đồng tình với quan niệm mua sắm của cô N và giải thích lí do em lại đưa ra quan điểm đó. - Liên hệ bản thân và rút ra được những việc làm thể hiện trách nhiệm của mình với tư cách là người tiêu dùng. - Đọc kĩ trách nhiệm của hộ kinh doanh A trong nền kinh tế và xác định chủ thể kinh tế của hộ kinh doanh A. - Đưa ra nhận xét, đánh giá về cách xử lí của Công ti B và giải thích lí do tại sao lại có những đánh giá như vậy. - Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện các giải pháp kiểm soát bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu và điều hành giá các mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá. Lời giải chi tiết: *Trường hợp 1: - Em không đồng tình với quan niệm mua sắm của cô N vì thói quen lựa chọn những sản phẩm có giá thành rẻ, số lượng nhiều, không chú ý đến chất lượng đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cô N nếu vô tình sử dụng phải những mặt hàng kém chất lượng, hơn nữa việc tiêu dùng những sản phẩm kém chất lượng như vậy sẽ vô cớ tạo động lực cho nhà sản xuất sản xuất ra những mặt hàng kém chất lượng ra thị trường. - Trách nhiệm: + Lựa chọn hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. + Lựa chọn tiêu dùng những hàng hóa có chất lượng. + Phê phán những mặt hàng gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. *Trường hợp 2: - Hộ kinh doanh A đã có trách nhiệm đưa ra thị trường những sản phẩm thân thiện với môi trường như ống hút, đũa,…làm từ tre. Hơn nữa, hộ kinh doanh A còn thu mua nguyên liệu từ người nông dân, tạo việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. - Theo em, hoạt động của hộ kinh doanh A đã phù hợp vì đã có trách nhiệm cung cấp những hàng hóa không làm tổn hại đối với con người, môi trường và xã hội. Ngoài ra, việc sản xuất những mặt hàng thân thiện với môi trường đó còn đem lại thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. *Trường hợp 3: Là người tiêu dùng, em đồng tình với cách xử lí của công ti B vì nếu không thu hồi số sản phẩm đó, số sản phẩm đó sẽ được tung ra thị trường và bán cho người tiêu dùng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Hơn nữa, trách nhiệm của người sản xuất là phải cung cấp những hàng hóa không làm tổn hại đối với con người, môi trường và xã hội. Vì vậy, công ti B đã thực hiện rất đúng trách nhiệm của mình. *Trường hợp 4: Vai trò của Nhà nước trong trường hợp trên: Điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể trong trường hợp này Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu và điều hành giá các mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá nhằm bình ổn mặt bằng giá bảo đảm cung cấp nhàng hóa thiết yếu cho người dân Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi trang 17 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. Theo em, chị H cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Phương pháp giải: - Đọc kĩ trường hợp và nêu những việc làm để chị H có thể bảo vệ quyền lợi của mình với tư cách là người tiêu dùng. Lời giải chi tiết: Chị H cần viết đơn phản ánh lên tổng công ti của trang bán hàng điện tử đó để phản ánh và yêu cầu đổi sản phẩm khác đúng mẫu, nếu như vẫn không nhận được phản hồi chị cần viết đơn khiếu nại lên các tổ chức xã hội để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Luyện tập 4 Trả lời câu hỏi trang 17 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Em hãy thiết kế sản phẩm tuyên truyền về vai trò của người tiêu dùng, người sản xuất khi tham gia trong nền kinh tế Phương pháp giải: Gợi ý một số hình thức thiết kế sản phẩm tuyên truyền: bài viết, infographic, tranh ảnh, sơ đồ tư duy,… Lời giải chi tiết: Bài viết về vai trò của người tiêu dùng, người sản xuất khi tham gia trong nền kinh tế. Vai trò của người sản xuất khi tham gia trong nền kinh tế Thứ nhất, người sản xuất có vai trò cung cấp những mặt hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Thứ hai, người sản xuất có vai trò bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất; thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì, trong tài liệu kèm theo hàng hóa. Thứ ba, người sản xuất có vai trò rất lớn trong việc cung cấp ra thị trường những mặt hàng không làm tổn hại đến con người, môi trường và xã hội. Thứ tư, người sản xuất đảm bảo việc tạo ra lợi nhuận từ những hàng hóa mình sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Vai trò của người tiêu dùng khi tham gia trong nền kinh tế Thứ nhất, với tư cách là người sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng quan tâm tới các đặc trưng của sản phẩm và cách sử dụng hàng hóa tối ưu. Thứ hai, với tư cách là người trả tiền để mua sản phẩm, người tiêu dùng quan tâm tới giá cả của các loại hàng hóa và giới hạn ngân sách dành cho các loại hàng hóa khác nhau. Những mục quảng cáo liên quan tới giảm giá hay khuyến mãi thường có sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng nhạy cảm với giá cả. Thứ ba, với tư cách là người mua hàng, họ quan tâm nhiều đến phương thức mua hàng. Đó là việc quyết định xem nên đặt mua hàng qua mạng Internet hay đến trực tiếp các cửa hàng. Thứ tư, với tư cách là người trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng góp phần định hướng và tạo động lực cho người sản xuất. Luyện tập 5 Trả lời câu hỏi trang 17 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Với tư cách là người tiêu dùng có trách nhiệm, em hãy viết bài viết ngắn chia sẻ những điều cần lưu ý khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ cho bản thân và gia đình. Phương pháp giải: - Liên hệ bản thân và chia sẻ một số điều cần lưu ý khi khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ cho bản thân và gia đình. Lời giải chi tiết: Trong cuộc sống hằng ngày, nhu cầu về ăn, mặc, ở, vui chơi giải trí,…là không thể thiếu đối với bản thân và đối vối các thành viên trong gia đình. Với tư cách là người tiêu dùng có trách nhiệm, khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ cho bản thân và gia đình cần có một số lưu ý sau: - Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận. - Lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác. - Thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ. - Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Quảng cáo
|