Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Thủ Dầu Một

Tải về

Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Thủ Dầu Một với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Quảng cáo

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT

 

KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2019 - 2020

...............

Môn: Ngữ Văn 9

Thời gian: 90 phút

 

 

            ĐỀ

I. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)

Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi

Những hạt đậu của mẹ

            Chuyện kể rằng, có một chàng trai nọ không thể lo được cho mẹ già, anh cảm thấy bà như một gánh nặng thực sự khi mỗi ngày phải chăm lo cho từng miếng cơm, cốc nước. Chàng trai đã quyết định mang bà mẹ vào một khu rừng để chối bỏ trách nhệm phụng dưỡng.

            Kế hoạch như đã định, tối đến, chàng trai đã thủ thỉ với mẹ rằng anh muốn đưa bà đi dạo. Anh cõng mẹ trên lưng, men theo con đường mòn trên núi và đi tít vào sâu trong rừng. Trong thâm tâm chàng trai nghĩ rằng mẹ anh sẽ không tìm được đường về nhà, anh cứ cắm đầu đi mãi, đi mãi.

            Bỗng dưng chàng trai phát hiện mẹ anh đã bí mật rải những đậu tương tư trên đường đi, anh tức giận hỏi: “Sao mẹ lại làm điều này?”. Bà mẹ bật khóc và trả lời: “Con ngốc lắm! Mẹ sợ không có mẹ con sẽ không tìm được đường về nhà”.

(Nguồn internet)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0.5 điểm)

Câu 2: Người mẹ đã bí mật rải những hạt đậu tương trên đường đi để làm gì? (0.5 điểm)

Câu 3: Tìm lời dẫn trong câu văn sau và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?  “Trong thâm tâm chàng trai nghĩ rằng mẹ anh sẽ không thể nào tìm được đường về nhà, anh cứ cắm đầu đi mãi, đi mãi.” (1.0 điểm)

Câu 4: Chi tiết bà mẹ bật khóc và trả lời: Con ngốc lắm! Mẹ sợ không có mẹ con sẽ không tìm được đường về nhà.”, gợi cho em cảm xúc gì? (1.0 điểm)

II. Tạo lập văn bản (7.0 điểm)

Câu 1: Trong gian khó, dân gian vẫn động viên nhau rằng: “Cái khó ló cái khôn” Em hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của em về câu tục ngữ trên (2.0 điểm)

Câu 2 (5.0 điểm)

Thay lời nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng kể lại kỉ niệm Thu gặp cha sau tám năm xa cách.

(Chú ý kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận)

..............................Hết...........................

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

Phần

Nội dung

I

Câu 1:

Phương pháp: căn cứ vào 6 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ.

Cách giải:

- Văn bản trên sử dụng phương thức chính là tự sự.

Câu 2:

Phương pháp: căn cứ vào nội dung đoạn trích.

Cách giải:

- Người mẹ đã bí mật rải những hạt đậu tương trên đường đi để con trai bà có thể tìm được đường về nhà.

Câu 3:

Phương pháp: căn cứ vào kiến thức lời dẫn gián tiếp và lời dẫn trực tiếp.

Cách giải:

- Lời dẫn: mẹ anh sẽ không thể nào tìm được đường về nhà.

- Đây là lời dẫn gián tiếp.

Câu 4:

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

- Chi tiết bà mẹ bật khóc và trả lời: Con ngốc lắm! Mẹ sợ không có mẹ con sẽ không tìm được đường về nhà.”, gợi cho chúng ta hiểu về tình yêu bao la của mẹ dành cho mình. Qua đó, ta cũng thấy được con cái chúng ta với sự vô tâm và hồn nhiên mãi mãi không thể nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ dành cho mình.

II

Câu 1:

Phương pháp: giải thích, phân tích, bình luận.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề đáp ứng đủ các nội dung: 

I. Mở bài: giới thiệu về câu nói Cái khó ló cái khôn
II. Thân bài: nghị luận về câu nói Cái khó ló cái khôn
- Giải thích câu nói Cái khó ló cái khôn:

+ Cái khó là hoàn cảnh khó khăn, những thử thách, những hoàn cảnh éo le trong cuộc sống.

+ Cái khôn là sự ngờ ra, là sự có được từ những cái khó.

+ Ý nghĩa câu nói là từ những khó khăn, gian khổ chúng ta sẽ có những suy nghĩ tích cực và đột phá hơn.

- Vận dụng câu nói Cái khó ló cái khôn:

+ Trong học tập: khi gặp khó khăn, gian khổ trong học tập chúng ta sẽ có những sáng kiến trong cuộc sống, những sáng kiến trong học tập.

+ Trong cuộc sống: tạo động lực để phát triển, tạo những sáng kiến khi gặp những khó khăn gian khổ.

+ Trước khi làm một điều gì đó, chúng ta nên có những dự kiến những sự lường trước trong cuộc sống

+ Trong bất kì việc gì chúng ta cũng có sự lạc quan.

- Liên hệ với bản thân.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu nói Cái khó ló cái khôn.

Câu 2:

*Phương pháp: Sử dụng các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm để tạo lập văn bản tự sự sáng tạo.

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài văn tự sự sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề theo mạch cảm xúc tác phẩm hoặc theo ý của bạn nhưng vẫn đáp ứng đủ các nội dung: 

- Giới thiệu về bản thân, hoàn cảnh hiện tại.

- Hồi tưởng về quá khứ:

+ Chiếc lược ngà làm gợi nhớ lại chuyện năm 8 tuổi.

+ Cảm xúc hối hận, tự trách bản thân về việc năm xưa đã lạnh nhạt, hỗn láo với ba.

+ Cảm xúc buồn, thương khi nhận ra ba và cũng là lần cuối được thấy ba.

- Hiện tại:

+ Kể lại cảm xúc, nỗi nhớ của hiện tại và gửi đến bạn đọc niềm trân trọng ba mẹ khi còn chưa muộn.

+ Tự hứa với ba sẽ sống tốt, hoàn thành các nhiệm vụ để ba được an lòng.

- Khẳng định tình cảm của mình dành cho người cha kính yêu.

 

Loigiaihay.com

 

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close