Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Sở GD Đồng Nai

Tải về

Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Sở GD Đồng Nai với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Quảng cáo

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Nao nao dòng nước uốn quanh,

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Rằng: “Sao trong tiết thanh minh,

Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?”.

Vương Quan mới dẫn gần xa:

“Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi.

Nổi danh tài sắc một thì,

Xôn xao ngoài cửa, hiếm gì yến anh.

Phận hồng nhan có mong manh,

Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương.”

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Trần Trọng Kim, Bùi Kỳ hiệu khảo, Nxb Văn học)

* Vị trí đoạn trích: Sau khi du xuân trở về, chị em Thúy Kiều gặp mộ Đạm Tiên.

Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0.5 điểm). Từ xuân trong câu sau được sử dụng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Phản hồng nhan có mong manh,

Nửa chừng xuân, thoát gãy cánh thiên hương,

Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu thơ:

Sẽ sẻ nấm đất bên đường.

Dầu đầu ngọn có, nửa vàng, nửa xanh,

Câu 4 (1.0 điểm). Qua đoạn trích trên, em thấy nhân vật Đạn Tiên và Thúy Kiều có những điểm nào

tương đồng?

II/ LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ ngữ liệu phần Đọc hiểu nói riêng, Truyện Kiều nói chung, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ)

trình bày suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cỏ đung đưa

khe khẽ, nói:

Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người

viết một vẻ.

- Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi.

Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đây. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm châu mà lắc "Thế là một - hòa nhé!". Chưa hỏa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ở, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, tập 1)

Lời giải chi tiết

PHẦN I

Câu 1

*Phương pháp: Nhớ lại các phương thức biểu đạt đã học (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, hành chính – công vụ)

*Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên: tự sự.

Câu 2

*Phương pháp: Nhớ lại kiến thức nghĩa gốc, nghĩa chuyển.

*Cách giải:

- Từ “xuân” trong câu thơ trên sử dụng theo nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. Dùng từ xuân để nói về tuổi trẻ của người con gái.

Câu 3

*Phương pháp: Nhớ lại kiến thức từ láy

*Cách giải:

- Từ láy: sè sè, dầu dầu.

- Tác dụng:

+ Từ láy “sè sè” gợi sự hoang vu, u ám của cảnh vật, không khí.

+ Từ láy “dầu dầu” gợi nên sự buồn bã, rầu rĩ của không gian, sự vật.

ð Những từ láy này đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật, làm cho cảnh vật trở nên buồn bã, cô liêu và nhấn mạnh sự đau thương, xót xa đối với nhân vật.

Câu 4

*Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích và nhớ lại nhân vật Thúy kiều

*Cách giải:

- Những điểm tương đồng của hai nhân vật:

+ Nhan sắc: họ đều có nhan sắc xinh đẹp, nghiêng nước nghiêng thành.

+ Tài năng: họ đều có tài năng nghệ thuật đàn hát.

+ Nhờ tài năng và nhan sắc tuyệt vời nên họ được nhiều người theo đuổi, ngưỡng mộ.

+ Số phận: họ đều chịu chung số phận “hồng nhan bạc mệnh”, có tài, có sắc nhưng lại gặp nhiều bất trắc trong cuộc đời.

II. LÀM VĂN

Câu 1

*Phương pháp: Phân tích, bình luận, tổng hợp

*Cách giải:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn.

+ Đoạn văn khoảng 12 câu. Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và không ngắt đoạn.

+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu nội dung:  Đoạn văn xoay quanh nội dung: thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.

- Hướng dẫn cụ thể:

*Giới thiệu khái quát về thân phận hẩm hiu, bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

*Phân tích, bàn luận vấn đề

- Họ là những người phụ nữ xinh đẹp, tài năng, có nhiều phẩm hạnh đáng quý.

- Sống cam chịu, nhẫn nhục...(sự cam chịu, nhẫn nhục càng làm cho những bất công, ngang trái đè nặng lên cuộc đời, số phận của họ).

- Không thể quyết định được tương lai và hạnh phúc của mình (Vũ Nương, người phụ nữ trong "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương, Thúy Kiều, Đạm Tiên trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du...)

- Hiểu nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh cho họ (chế độ đa thê, tư tưởng trọng nam khinh nữ, chiến tranh...đã gây ra những bất hạnh, oan trái...cho người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, trong "Chinh phụ ngâm" của Đoàn Thị Điểm...).

- Cảm thương cho số phận đau khổ, bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

 *Tổng kết

Câu 2

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài.

Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

+ Văn bản đủ bố cục 3 phần; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu nội dung:

+ Đoạn văn xoay quanh nội dung: phân tích nhân vật anh thanh niên hiện lên trong đoạn trích.

- Gợi ý cụ thể:

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

 b) Thân bài

* Giới thiệu tình huống truyện

- Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.

- Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động.

* Phân tích nhân vật anh thanh niên

- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên

+ Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ

+ Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu

+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh)

=> Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình.

- Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người hiện lên trong đoạn trích:

+ Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp:

  • Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người
  • Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé

=> Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.

+ Anh thanh niên đại diện cho người lao động

  • Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.
  • Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.

c) Kết bài

- Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh.

- Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc.

- Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia.

Loigiaihay.com

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close