🍀 ƯU ĐÃI -70%! XUẤT PHÁT SỚM‼️
Giải đề thi học kì 2 toán lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Bùi Thị Xuân - TP Hồ Chí MinhGiải chi tiết đề thi học kì 2 môn toán lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Bùi Thị Xuân - TP Hồ Chí Minh với cách giải nhanh và chú ý quan trọng Quảng cáo
PHẦN ĐẠI SỐ (6 điểm) Bài 1 Tính giới hạn limx→+∞x(√4x2+x+1+3x)x2+2 Bài 2 Cho hàm số f(x)={x3−5x2+122x−4(x≠2)3a2−7(x=2) Định a để hàm số liên tục tại điểm x=2. Bài 3 Tính đạo hàm các hàm số sau: a) y=√x2+3x+1 b) y=(2x−5)sin3x Bài 4 Một vật chuyển động có phương trình S(t)=2t33−1t+6, trong đó t (tính bằng giây) là thời gian vật chuyển động kể từ lúc bắt đầu chuyển động (t>0) và S (tính bằng mét) là quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian t. Tính vận tốc và gia tốc của vật tại thời điểm t=5(s). Bài 5 Cho hàm số y=x3+3x2−1 có đồ thị (C). Viết phương trình tiếp tuyến Δ của đồ thị (C), biết tiếp tuyến Δ song song đường thẳng d:y=9x−6. Bài 6 Chứng minh phương trình (m2+2m+6)x4+x−2=0 luôn có nghiệm với mọi giá trị thực của tham số m. PHẦN HÌNH HỌC (4 điểm) Bài 7 Cho tứ diện SABC có SA,AB,AC đôi một vuông góc, biết SA=AB=AC=a. Gọi I là trung điểm của đoạn BC. a) Chứng minh đường thẳng SA vuông góc với mặt phẳng (ABC). Chứng minh mặt phẳng (SAB) vuông góc với mặt phẳng (SAC). b) Chứng minh mặt phẳng (SAI) vuông góc với mặt phẳng (SBC). c) Tính góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (SAI). d) Trên tia đối của tia IA lấy điểm D sao cho ID=2IA và gọi E là trung điểm của đoạn SD. Tính khoảng cách từ điểm E đến mặt phẳng (SBC) theo a. HẾT
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Thực hiện: Ban chuyên môn Loigiaihay.com
Bài 1 (VD): Phương pháp: Chia cả tử và mẫu cho x2. Cách giải: limx→+∞x(√4x2+x+1+3x)x2+2=limx→+∞x(√x2(4+1x+1x2)+3x)x2+2=limx→+∞x(|x|√4+1x+1x2+3x)x2+2=limx→+∞x(x√4+1x+1x2+3x)x2+2=limx→+∞x2(√4+1x+1x2+3)x2(1+2x2)=limx→+∞√4+1x+1x2+31+2x2=√4+0+0+31+0=5 Bài 2 (VD): Phương pháp: Hàm số y=f(x) liên tục tại x=x0 ⇔limx→x0f(x)=f(x0). Cách giải: Ta có: limx→2f(x)=limx→2x3−5x2+122x−4=limx→2(x−2)(x2−3x−6)2(x−2)=limx→2x2−3x−62=22−3.2−62=−4f(2)=3a2−7 Để hàm số liên tục tại x=2 thì: limx→2f(x)=f(2)⇔−4=3a2−7⇔3a2=3⇔a2=1⇔a=±1 Vậy a=±1. Bài 3 (VD): Phương pháp: Sử dụng các công thức tính đạo hàm: (√u)′=u′2√u (uv)′=u′v+uv′ (sinu)′=u′cosu Cách giải: a)y=√x2+3x+1 y′=(√x2+3x+1)′=(x2+3x+1)′2√x2+3x+1=2x+32√x2+3x+1 Vậy y′=2x+32√x2+3x+1 b) y=(2x−5)sin3x y′=(2x−5)′sin3x+(2x−5)(sin3x)′=2sin3x+(2x−5).(3x)′cos3x=2sin3x+3(2x−5)cos3x=2sin3x+(6x−15)cos30 Vậy y′=2sin3x+(6x−15)cos3x Bài 4 (VD): Phương pháp: Sử dụng công thức v(t)=S′(t)a(t)=v′(t) Cách giải: Ta có: S(t)=2t33−1t+6v(t)=S′(t)=(2t33−1t+6)′=2.3t23−(−1t2)+0=2t2+1t2a(t)=v′(t)=(2t2+1t2)′=2.2t+−2tt4=4t−2t3 Với t=5 thì v(5)=2.52+152=50,04(m/s)a(5)=4.5−253=19,984(m/s2) Vậy tại thời điểm t=5(s) thì vận tốc của vật là 50,04m/s và gia tốc của vật là 19,984m/s2. Bài 5 (VD): Phương pháp: - Tính y′. - Giải phương trình k=f′(x0)=kd với kd là hệ số góc của d. - Từ đó viết phương trình tiếp tuyến theo công thức y=k(x−x0)+y0. Cách giải: Đặt y=f(x)=x3+3x2−1. Ta có: f′(x)=3x2+6x. Gọi M(x0;y0) là tọa độ tiếp điểm. Δ//d:y=9x−6 ⇒hệ số góc của Δ là kΔ=kd=9 ⇒f′(x0)=9⇔3x20+6x0=9⇔3x20+6x0−9=0⇔[x0=1x0=−3 +) Với x0=1 thì y0=13+3.12−1=3. Phương trình tiếp tuyến tại M(1;3) là: y=9(x−1)+3 hay y=9x−6 (loại vì trùng với d) +) Với x0=−3 thì y0=(−3)3+3.(−3)2−1=−1. Phương trình tiếp tuyến tại M(−3;−1) là: y=9(x+3)−1 hay y=9x+26 (thỏa mãn) Vậy tiếp tuyến cần tìm có phương trình: Δ:y=9x+26. Bài 6 (VD): Phương pháp: Sử dụng định lý: “Nếu hàm số y=f(x) liên tục trên [a;b] và f(a).f(b)<0 thì tồn tại ít nhất một điểm c∈(a;b) sao cho f(c)=0”. Cách giải: Đặt f(x)=(m2+2m+6)x4+x−2. TXĐ: D=R. Hàm số f(x) là hàm đa thức nên liên tục trên R, do đó cung liên tục trên [0;1]. Ta có: f(0)=(m2+2m+6).04+0−2 =−2<0 f(1)=(m2+2m+6).14+1−2 =m2+2m+5 =m2+2m+1+4 =(m+1)2+4>0,∀m Do đó f(0).f(1) =−2(m2+2m+5)<0,∀m. Vậy phương trình f(x)=0 có ít nhất một nghiệm thuộc khoảng (0;1) hay phương trình đã cho luôn có nghiệm với mọi m. Bài 7 (VD): Phương pháp: a) Chứng minh SA vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong (ABC) Chứng minh AB⊥(SAC) sau đó sử dụng {a⊥(P)b⊂(P) ⇒a⊥b b) Chứng minh BC⊥(SAI) sau đó sử dụng {a⊥(P)b⊂(P) ⇒a⊥b c) Sử dụng {(P)∩(Q)=da⊥d;a⊂(P)b⊥d;b⊂(Q) thì góc giữa (P) và (Q) là góc giữa hai đường thẳng a và b d) Sử dụng: Nếu AB∩(P) tại I thì d(A;(P))d(B;(P))=AIBI để chỉ ra d(E;(SBC))=d(A;(SBC)) Từ đó tính d(A;(SBC)) bằng cách dùng hệ thức lượng trong tam giác vuông. Cách giải: Cho tứ diện SABC có SA,AB,AC đôi một vuông góc, biết SA=AB=AC=a. Gọi I là trung điểm của đoạn BC. a) Chứng minh đường thẳng SA vuông góc với mặt phẳng (ABC). Chứng minh mặt phẳng (SAB) vuông góc với mặt phẳng (SAC). Vì {SA⊥ABSA⊥ACAB∩AC={A} ⇒SA⊥(ABC) Ta có {AB⊥ACAB⊥SAAC∩SA={A} ⇒ AB⊥(SAC) Từ đó {AB⊥(SAC)AB⊂(SAB) ⇒(SAB)⊥(SAC) b) Chứng minh mặt phẳng (SAI) vuông góc với mặt phẳng (SBC). Xét tam giác ABC cân tại A (do AB=AC) có AI là trung tuyến nên AI⊥BC Vì SA⊥(ABC) (theo câu a) nên SA⊥BC Ta có: {BC⊥AIBC⊥SASA∩AI={A} ⇒BC⊥(SAI) Từ đó {BC⊥(SAI)BC⊂(SBC) ⇒(SAI)⊥(SBC) c) Tính góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (SAI). Vì {SA⊥(ABC)AI⊂(ABC) ⇒SA⊥AI Ta có: {(SAB)∩(SAI)=SAAI⊥SA,AI⊂(SAI)AB⊥SA,AB⊂(SAB) Suy ra góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (SAI) là góc giữa AI và AB hay là ^BAI Vì tam giác ABC vuông cân tại A có AI là đường trung tuyến nên AI cũng là đường phân giác góc A Suy ra ^BAI=12^BAC =12900=450 Vậy góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (SAI) là 450. d) Trên tia đối của tia IA lấy điểm D sao cho ID=2IA và gọi E là trung điểm của đoạn SD. Tính khoảng cách từ điểm E đến mặt phẳng (SBC) theo a. Ta có DE giao với (SBC) tại S nên d(E;(SBC))d(D;(SBC)) =ESDS=12⇒d(E;(SBC))=12d(D;(SBC)) Lại có AD∩(SBC) tại I nên d(D;(SBC))d(A;(SBC))=DIAI=2 ⇒d(D;(SBC))=2d(A;SBC) Từ đó d(E;(SBC))=12.2d(A;(SBC)) =d(A;(SBC)) Trong (SAI) kẻ AH⊥SI tại H Ta có: {BC⊥(SAI)(cmt)AH⊂(SAI) ⇒BC⊥AH Từ đó {AH⊥BCAH⊥SIBC∩SI={I} ⇒AH⊥(SBC) tại H. Suy ra d(A;(SBC))=AH Vì ΔABC vuông cân tại A nên AI=12BC =12√AB2+AC2 =12√a2+a2=a√22 Xét tam giác SAI vuông tại A, ta có: 1AH2=1SA2+1AI2 =1a2+1(a√22)2=3a2 ⇒AH=a√3 Suy ra d(E;(SBC))=d(A;(SBC))=AH=a√3 Vậy d(E;(SBC))=a√3. HẾT Loigiaihay.com
Quảng cáo
>> 2K8! chú ý! Mở đặt chỗ Lộ trình Sun 2026: Luyện thi chuyên sâu TN THPT, Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy tại Tuyensinh247.com (Xem ngay lộ trình). Ưu đãi -70% (chỉ trong tháng 3/2025) - Tặng miễn phí khoá học tổng ôn lớp 11, 2K8 xuất phát sớm, X2 cơ hội đỗ đại học. Học thử miễn phí ngay.
|