Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 6 năm 2020 - 2021 Trường THCS Lê Qúy Đôn

Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 6 năm 2020 - 2021 Trường THCS Lê Qúy Đôn với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Quảng cáo

Đề bài

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (7,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm)

       Ếch ngồi đáy giếng là một truyện dân gian đặc sắc, mang đến bài học quỷ báu và bổ ích với tất cả chúng ta. Phần đầu truyện viết:

        Có một con ếch sống lâu ngày trong cái giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bể bằng chiếc vàng và nỏ thì oai như một vị chúa tể.

(SGK Ngữ Văn 6 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)

a. Theo em, Ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại truyện dân gian nào? Nêu những hiểu biết của em về thể loại đó. Kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ Văn 6 cùng thể loại với truyện Ếch ngồi đáy giếng. (2.5 điểm)

b. Đọc đoạn văn trên, cm hiểu gì về môi trường sống của ếch? Hoàn cảnh ấy có ảnh hưởng như thế nào đến tầm nhìn và tính cách của ếch? (2.0 điểm)

c. Từ câu chuyện của ếch, em rút ra bài học gì cho bản thân mình? (0,5 điểm)

Câu 2. (3,0 điểm)

“Em bé thông minh" là một trong những truyện cổ tích sinh hoạt mà nhân vật trung tâm là người thông minh - kiểu nhân vật rất phổ biến trong kho tàng cổ tích Việt Nam và thế giới. Dưới đây là một đoạn trích:

“Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút. Có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho xâu... Nhưng tất cả mọi cách đều vô hiệu. Bao nhiêu ông trạng và các nhà thông thải được triệu vào đều lắc đầu, bỏ tay. Cuối cùng, triều đình đành nhà thần ra ở công quản để có thời gian đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

(SGK Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)

a. Tim hai cụm danh từ có trong đoạn trích trên và điền vào mô hình cấu tạo của cụm tử. (2.0 điểm)

b. Em có nhận xét gì về câu đố của sứ thần nước láng giềng và cách giải đố của em bé? (1,0 điểm)

PHẢN II. TẬP LÀM VĂN (3.0 điểm)

Em hãy chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Kể về một người thân của em (ông, bà, bố, mẹ...).

Đề 2: Đóng vai một nhân vật kể lại một truyện dân gian mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 6.

Lời giải chi tiết

PHẦN I

Câu 1.

a.

*Phương pháp: Nhớ lại văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”

*Cách giải:

- Thể loại: truyện ngụ ngôn.

- Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.

- Văn bản cùng loại: Đeo nhạc cho mèo.

b.

*Phương pháp: Đọc hiểu.

*Cách giải:

- Môi trường sống của ếch: sống trong cái giếng, môi trường nhỏ hẹp, không biết được thế giới bên ngoài.

- Môi trường đó khiến tầm nhìn và sự hiểu biết của ếch bị giới hạn.

c.

*Phương pháp: Đọc hiểu.

*Cách giải:

- Bài học: khiêm tốn, luôn luôn học hỏi và trau dồi kiến thức để trở thành người có ích cho xã hội.

Câu 2.

a.

*Phương pháp: Nhớ lại bài học “Cụm danh từ”

*Cách giải:

- Hai cụm danh từ: tất cả mọi cách đều vô hiệu, em bé thông minh nọ.

- Mô hình cấu tạo cụm từ:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

T2

T1

T1

T2

S1

S2

tất cả

mọi

cách

 

đều

hiệu

 

 

em

thông minh

nọ

b.

*Phương pháp: Đọc hiểu.

*Cách giải:

- Nhận xét:

+ Câu đố của sứ thần là một câu đố mẹo, hóc búa, phải sử dụng những kiến thức dân gian mới có thể giải được.

+ Cách giải đố của em bé: cách giải thông minh, khôn khéo, sử dụng những kiến thức từ cuộc sống thường ngày và dân gian để giải đố.

PHẦN II

Đề 1.

*Phương pháp: Kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm.

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản tự sự.

+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Yêu cầu nội dung:

+ Bài văn xoay quanh nội dung: kể về người thân mà em yêu quý.

- Hướng dẫn cụ thể: Kể về mẹ.

1. Mở bài: Giới thiệu về mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng cao quý.

– Mẹ em người phụ nữ tuyệt vời chỉ có một trên đời.

– Tình mẹ luôn chân thành, thiêng liêng và cao quý, hi sinh suốt đời vì con.

2. Thân bài:

– Mẹ tôi năm nay 35 tuổi

– Dáng vóc: thanh mảnh, làn dan trắng trẻo, mái tóc đen và dài, đôi mắt to tròn, và khuôn mặt phúc hậu.

– Mẹ là người dịu dàng, hòa nhã và luôn đối xử tốt với mọi người. Trong nhà mẹ là người lo lắng, chăm sóc các thành viên trong gia đình.

– Buổi sáng mẹ dậy sớm, chuẩn bị bữa sáng và chuẩn bị cho em đi học và bố đi làm.

– Buổi trưa mẹ giặt giũ quần áo, dọn dẹp nhà cửa, sân vườn gọn gàng, sạch sẽ.

– Buổi tối mẹ chuẩn bị bữa cơm tối cho cả gia đình, nấu những món mà em thích. Bữa ăn là thành quả vất vả của mẹ trong cả ngày.

– Những lúc em không nghe lời, hay mắc lỗi nhưng mẹ cũng không bao giờ lớn tiếng hay dùng đòn roi mà mẹ cần em trình bày rõ chuyện rồi phê bình, nhắc nhở không tái phạm. Mẹ thật tâm lý và tình cảm.

– Mẹ em làm kế toán ở cơ quan công việc thường xuyên bận rộn nấy là cuối tuần. Đây là công việc cần sự tỉ mỉ, cận thận.

– Những lúc rảnh rỗi mẹ thường đọc sách và hướng dẫn em làm bài tập.

– Mẹ luôn cho chu toàn cho gia đình và cả công việc. Mẹ em là người phụ nữ thật tuyệt vời.

3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm, sự yêu thương đối với mẹ.

– Mẹ là cả một thế giới, mẹ luôn chăm lo và hi sinh vì con cái.

– Em yêu mẹ rất nhiều và chắc chắn sẽ học thật tốt để mẹ luôn vui.

Đề 2.

*Phương pháp: Kể chuyện tưởng tượng.

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản tự sự.

+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Yêu cầu nội dung:

+ Bài văn xoay quanh nội dung: kể lại một truyện dân gian em đã học.

- Hướng dẫn cụ thể: Đóng vai Sơn Tinh kể chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

1. Mở bài

Giới thiệu về bản thân: được mọi người gọi Sơn Tinh, có tài dời non lấp bể. May mắn lấy được Mị Nương con gái của vua Hùng nhưng lại gây nên oán hận thù sâu với Thủy Tinh.

2. Thân bài

- Kể về lý do của câu chuyện: vua Hùng thứ mười tám kén chồng cho công chúa Mị Nương, con gái của mình nên tới cầu hôn.

- Kể về diễn biến sự việc tranh giành Mị Nương với Thủy Tinh:

+ Vua tổ chức cuộc thi tài kén rể nhưng mãn không tìm được ra người chiến thắng

+ Khi tôi và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn, một người ở vùng non cao, một người ở vùng biển, ngang sức ngang tài.

+ Nhà vua ưng ý cả hai người nhưng không biết chọn ai nên truyền mời chư hầu vào bàn bạc.

+ Vua bèn phó rằng nếu ai đem được sính lễ cầu hôn theo yêu cầu tới trước thì sẽ gả con gái cho, tôi mang đầy đủ lễ vật đến trước và rước Mị Nương về.

+ Thủy Tinh căm phẫn, không phục nên dâng nước đuổi đánh tôi khiến kinh thành Phong Châu ngập trong biển nước, nhưng cuôí cùng hắn cũng không thể thay đổi được kết cục.

3. Kết bài

- Hạnh phúc bên người vợ xinh đẹp, nết na.

- Quyết tâm bảo vệ an toàn của nhân dân mỗi khi Thủy Tinh dâng nước gây lũ lụt.

- Khuyên mọi người nên biết yêu cuộc sống thanh bình, biết giúp đỡ nhau trog lúc hoạn nạn, khó khăn nhằm tạo nên một cuộc sống tốt đẹp.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close