Giải Câu hỏi trắc nghiệm trang 20 sách bài tập Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sốngTìm câu trả lời đúng trong các đáp án đã cho: Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tìm câu trả lời đúng trong các đáp án đã cho: 1. Số \( - \dfrac{1}{7}\) là:
Phương pháp giải: Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng \(\dfrac{a}{b}\) với \(a,b \in Z, b \ne 0\) Lời giải chi tiết: \( - \dfrac{1}{7}\) là số hữu tỉ vì nó viết được dưới dạng \(\dfrac{a}{b}\) với \(a,b \in Z, b \ne 0\). Vì \( - \dfrac{1}{7}<0\) nên là số hữu tỉ âm. Chọn D 2. Kết quả của phép nhân \({4^3}{.4^9}\) là:
Phương pháp giải: Nhân 2 lũy thừa cùng cơ số Lời giải chi tiết: \({4^3}{.4^9} = {4^{3 + 9}} = {4^{12}} = {\left( {{4^2}} \right)^6} = {16^6}\) Chọn C 3. Số hữu tỉ \(\dfrac{a}{b};a,b \in \mathbb{Z},b \ne 0\) là dương nếu: A. a, b cùng dấu; B. a, b khác dấu; C. a = 0, b dương; D. a, b là hai số tự nhiên. Phương pháp giải: Số hữu tỉ dương nếu nó là số hữu tỉ lớn hơn 0 Lời giải chi tiết: \(\dfrac{a}{b};a,b \in \mathbb{Z},b \ne 0\) là dương khi a,b cùng dấu Chọn A 4. Khẳng định nào sau đây là sai? A. Mỗi số hữu tỉ đều được biểu diễn bởi một điểm trên trục số; B. Trên trục số, số hữu tỉ âm nằm bên trái điểm biểu diễn số 0; C. Trên trục số, số hữu tỉ dương nằm bên phải điểm biểu diễn số 0; D. Hai số hữu tỉ không phải luôn so sánh được với nhau. Phương pháp giải: Lý thuyết Tập hợp các số hữu tỉ SGK Toán 7 - Kết nối tri thức (loigiaihay.com) Lời giải chi tiết: Ta luôn so sánh được 2 số hữu tỉ với nhau nên khẳng định D sai. Chọn D 5. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Mọi số nguyên đều là số tự nhiên; B. Mọi số hữu tỉ đều là số nguyên; C. Mọi số nguyên đều là số hữu tỉ; D. Mọi phân số đều là số nguyên. Phương pháp giải: Mọi số nguyên \(a\) đều viết được dưới dạng \(\dfrac{a}{1}\) Lời giải chi tiết: Mọi số nguyên đều là số hữu tỉ. Chọn C
Quảng cáo
|