Câu 1, 2, 3 phần bài tập bổ sung – Trang 87 Vở bài tập hoá 9Giải câu 1, 2, 3 phần bài tập bổ sung – Trang 87 VBT hoá 9. Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển hóa sau đây: CaCO3 → CO2 → NaHCO3 → Na2CO3... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển hóa sau đây: CaCO3 → CO2 →NaHCO3 →Na2CO3 →BaCO3 →CO2 Phương pháp giải: Xem lại lí thuyết về axit cacbonic và muối cacbonat Tại đây Lời giải chi tiết: Các phương trình hóa học : CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O CO2 +NaOH → NaHCO3 NaHCO3 + NaOH→ Na2CO3 + H2O Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + NaOH BaCO3 + 2HCl →BaCl2 + CO2 + H2O Câu 2 Có 3 chất rắn là CaCO3, MgSO4, CaCl2. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết mỗi chất trong hỗn hợp. Viết các phương trình hóa học. Phương pháp giải: sử dụng HCl và Ba(OH)2 Lời giải chi tiết: Phương pháp dùng để nhận biết các chất CaCO3, MgSO4, CaCl2 trong hỗn hợp. Dùng HCl để nhận biết CaCO3: hiện tượng là thấy xuất hiện sủi bọt khí CO2 Dùng Ba(OH)2 để nhận biết MgSO4 và CaCl2 : MgSO4 phản ứng cho kết tủa trắng , còn lại là CaCl2 Phương trình hóa học: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O Ba(OH)2 + MgSO4 → Mg(OH)2 + BaSO4 Câu 3 Có hỗn hợp A gồm bột của 2 chất rắn là CaCO3 và MgCl2. Người ta cho tiến hành thí nghiệm như sau: Thí nghiệm 1: Cho hỗn hợp A phản ứng với dd HCl dư thì thu được 4,48 lít khí ở đktc Thí nghiệm 2: Cần dùng 20ml dd NaOH 1M để phản ứng vừa đủ với hỗn hợp A. Tính khối lượng của hỗn hợp A. Phương pháp giải: +) Viết PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O MgCl2 + 2NaOH →Mg(OH)2 + 2NaCl +) Tính nH2, nNaOH +) Dựa vào phương trình => nCaCO3 và nMgCl2 +) mA = mCaCO3 + mMgCl2 Lời giải chi tiết: TN1: Phương trình hóa học: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O (1) TN1: Phương trình hóa học: MgCl2 + 2NaOH →Mg(OH)2 + 2NaCl (2) nCO2 = 4,48: 22,4 = 0,2 mol nNaOH = (20:1000).1 = 0,02 mol Khối lượng CaCO3 theo (1) = mCaCO3 = 0.2. 100= 20 gam Khối lượng MgCl2 theo (2) = mMgCl2= 0,01 . 95= 0,95 gam Khối lượng hỗn hợp A: mA = mCaCO3 + mMgCl2= 20+0,95 = 20,95 gam Loigiaihay.com
Quảng cáo
|