Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 38 vở thực hành ngữ văn 8Câu chủ đề, cách thức tổ chức đoạn văn và tác dụng của từng cách thức tổ chức đoạn văn. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Bài tập 1 (trang 38, VTH Ngữ văn 8, tập 1) Câu chủ đề, cách thức tổ chức đoạn văn và tác dụng của từng cách thức tổ chức đoạn văn.
Phương pháp giải: Quan sát đề bài trong SGK để trả lời Lời giải chi tiết:
Câu 2 Bài tập 2 (trang 39, VTH Ngữ văn 8, tập 1) Sắp xếp các câu thành đoạn văn diễn dịch (thể hiện qua việc xếp thứ tự các con số (1), (2), (3), (4) đánh dấu các câu trong SGK):… Cơ sở của việc sắp xếp:… Sắp xếp các câu thành đoạn văn quy nạp:… Cơ sở của việc sắp xếp:… Phương pháp giải: Sắp xếp các đoạn văn theo yêu cầu bằng cách thay đổi vị trí câu chủ đề và các câu sau sao cho phù hợp. Lời giải chi tiết: Sắp xếp các câu thành đoạn văn diễn dịch (thể hiện qua việc xếp thứ tự các con số (1), (2), (3), (4) đánh dấu các câu trong SGK): (3) – (1) – (2) – (4) Cơ sở của việc sắp xếp: đoạn diễn dịch là câu chủ đề khái quát nội dung chính, theo hình thức của đoạn văn diễn dịch thì câu chủ đề sẽ nằm ở đầu đoạn. Sắp xếp các câu thành đoạn văn quy nạp: (1) – (2) – (4) – (3) Cơ sở của việc sắp xếp: đoạn quy nạp là là câu chủ đề khái quát nội dung chính, theo hình thức của đoạn văn quy nạp thì câu chủ đề sẽ nằm ở cuối đoạn. Câu 3 Bài tập 3 (trang 39, VTH Ngữ văn 8, tập 1) Từ câu chủ đề “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất”: - Viết đoạn văn có câu chủ đề đặt ở đầu đoạn (kiểu diễn kịch):… - Viết đoạn văn có câu chủ đề đặt ở cuối đoạn (kiểu quy nạp):… Phương pháp giải: Viết đoạn văn dựa trên câu chủ đề đã cho. Lời giải chi tiết: Đoạn văn diễn dịch: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Tình yêu đất nước là tình yêu muôn màu. Nó thường trực trong mỗi con người và không nhất thiết phải được bộc lộ, biểu hiện như nhau. Tình yêu đất nước tiềm chứa trong nó sức mạnh cực kỳ to lớn. Nó là bệ đỡ tinh thần cho mỗi người trong cuộc sống này. Tại sao “đất nước” vẫn là chủ đề bất tận để các nhạc sĩ, hoạ sĩ, các nhà thơ, nhà văn mọi thời đại, mọi thế hệ nối tiếp nhau sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật? Tại sao kiều bào Việt Nam sóng ở nước ngoài luôn hướng về đất nước? Tại sao những người con xa Tổ quốc đó, lúc về già luôn ao ước được yên nghỉ tại quê hương bản quán? Chính tình yêu đất nước đã nuôi dưỡng tâm hồn họ, dẫn bước cho họ vững vàng trong hành trình sống. Không chỉ nâng đỡ tinh thần con người, lòng yêu nước còn là đòn bẩy khiến mỗi chúng ta sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng, với quê hương, dân tộc và với chính bản thân mình. Thực ra, ở mỗi người, khát vọng vinh danh cho quê hương đất nước không khi nào tách rời khát vọng vinh danh cho chính bản thân cá nhân. Chúng ta say mê học tập, lao động vì chính mình nhưng những thành quả mà ta đạt được sẽ điểm tô cho non sông đất nước. Học thức, tài năng của những sứ thần như Mạc Đỉnh Chi chẳng phải đã khiến vua quan Trung Quốc phải kinh ngạc, nể phục đó sao? Mỗi tấm bia khắc tên tuổi các vị trạng nguyên trong Văn Miếu Quốc Tử Giám đâu chỉ có ý nghĩa tôn vinh tài học của họ? Nguyên khí quốc gia là ở đó, Lòng yêu nước đã thôi thúc họ say mê học tập, thôi thúc họ làm rạng danh cho đất nước. Lòng yêu nước của người dân Việt Nam đã khiến các nước đế quốc phải chùn nhụt bước chân xâm lược. Nó là yếu tố cốt lõi nhất mang lại sự trường tồn vĩnh cửu cho giang sơn, tổ quốc này. Sức mạnh của tình yêu đất nước là vô biên, tuyệt đích, là bất khả xâm phạm. Nhận thức được điều đó, chúng ta càng nên gìn giữ, vun đắp để tình yêu đất nước mãi cháy sáng trong ta, để sức mạnh này càng nhân lên gấp bội trong cộng đồng dân tộc. Đoạn văn quy nạp: Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu. Như vậy, ta có thể hiểu lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.
Quảng cáo
|