Giải bài tập Chiếu dời đô trang 44 vở thực hành ngữ văn 8

Lý Công Uẩn đã viện dẫn sử sách nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc dời đô nhằm mục đích:…

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Bài tập 1 (trang 44, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Lý Công Uẩn đã viện dẫn sử sách nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc dời đô nhằm mục đích:…

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Lý Công Uẩn đã viện dẫn sử sách nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc dời đô nhằm mục đích: chứng tỏ việc dời đô xưa nay không phải là việc làm tuỳ tiện mà luôn gắn liền với yêu cầu xây dựng kinh đô ở nơi trung tâm, tạo nền móng cho sự phát triển lâu dài của đất nước và phù hợp với 'ý dân', 'mệnh trời'.

Câu 2

Bài tập 2 (trang 45, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Theo Lý Công Uẩn, kinh đô cũ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê không còn phù hợp vì:…

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Theo Lý Công Uẩn, kinh đô cũ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê không còn phù hợp vì:

- Hai nhà Đinh, Lê đã không tuân theo quy luật, không học theo đạo lí đã được chứng minh là đúng đắn để thực hiện việc dời đô:

+ Tự làm theo ý mình

+ Coi thường mệnh trời

+ Không noi theo nhà Thương, nhà Chu

- Đóng đô ở Hoa Lư thì không nhận được kết quả tốt đẹp:

+ Triều đại không hưng thịnh

+ Vận nước ngắn ngủi

+ Nhân dân khốn khó

+ Muôn vật không thích nghi

Câu 3

Bài tập 3 (trang 45, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Theo Lý Công Uẩn, Đại La có nhiều ưu thế để chọn làm nơi đóng đô. Những ưu thế đó là…

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Theo Lý Công Uẩn, Đại La có nhiều ưu thế để chọn làm nơi đóng đô. Những ưu thế đó là:

- Thành Đại La là nơi Cao Biền (một danh tướng có tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc) chọn làm nơi đóng lị sở để cai quản.

- Có địa thế tốt: trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây; tiện hướng nhìn sông dựa núi

- Có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên: đất đai rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, thoáng đãng; không bị lụt, muôn vật phong phú, tốt tươi

- Có vị trí địa chính trị, văn hóa trọng yếu: chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước.

Câu 4

Bài tập 4 (trang 45, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Lý Công Uẩn kết thúc bài chiếu bằng một câu hỏi. Bằng hình thức sử dụng câu hỏi như vậy, Lý Công Uẩn muốn thể hiện thái độ…

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Lý Công Uẩn kết thúc bài chiếu bằng một câu hỏi. Bằng hình thức sử dụng câu hỏi như vậy, Lý Công Uẩn muốn thể hiện thái độ: đồng cảm, tôn trọng giữa vua với các quan và thân dân

Câu 5

Bài tập 5 (trang 45, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Chiếu dời đô là một áng văn nghị luận giàu sức thuyết phục bởi:…

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Chiếu dời đô là một áng văn nghị luận giàu sức thuyết phục bởi:

- Về nội dung, Chiếu dời đô có sự kết hợp nhuần nhị giữa lí trí và cảm xúc:

+ Lí trí: chứng cứ phong phú, rõ ràng (đều được ghi nhận trong sử sách và trong thực tế); lập luận mạch lạc, chặt chẽ (trình bày theo trật tự thời gian trước – sau; trình bày tách bạch nguyên nhân nên dời đô khỏi Hoa Lư, nên đóng đô ở Đại La)

+ Cảm xúc: thuận theo ý trời, lòng dân, tôn trọng ý kiến của bề tôi (hỏi ý kiến: “Các khanh nghĩ thế nào?”); lấy tình cảm thương dân và vì dân làm cơ sở cho việc dời đô.

- Về nghệ thuật:

+ Dùng câu văn biền ngẫu có sự hô ứng, đăng đối giữa hai vế

+ Sử dụng kết hợp câu văn biền ngẫu với câu văn xuôi, kết hợp ngắt nhịp dìa – ngắn phù hợp khiến nhịp điệu câu văn sinh động, giàu sức truyền cảm

+ Sử dụng cách diễn đạt giàu hình ảnh

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close