Giải bài tập Ôn tập học kì 1 trang 84 vở thực hành ngữ văn 8

Trong học kì 1, em đã học các bài: Câu chuyện của lịch sử, Vẻ đẹp cổ điển, Lời sông núi, Tiếng cười trào phúng trong thơ, Những câu chuyện hài. Điền thông tin về các văn bản đọc trong mỗi bài vào bảng

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Bài tập 1 (trang 84, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Trong học kì 1, em đã học các bài: Câu chuyện của lịch sử, Vẻ đẹp cổ điển, Lời sông núi, Tiếng cười trào phúng trong thơ, Những câu chuyện hài. Điền thông tin về các văn bản đọc trong mỗi bài vào bảng sau:

Bài

Văn bản

Tác giả

Loại, thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nội dung

Nghệ thuật

Câu chuyện của lịch sử

 

 

 

 

 

Vẻ đẹp cổ điển

 

 

 

 

 

Lời sông núi

 

 

 

 

 

Tiếng cười trào phúng trong thơ

 

 

 

 

 

Những câu chuyện hài

 

 

 

 

 

Phương pháp giải:

Xem lại các tác phẩm đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Bài

Văn bản

Tác giả

Loại, thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nội dung

Nghệ thuật

Câu chuyện của lịch sử

Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Nguyễn Huy Tưởng

Truyện lịch sử

Thể hiện tinh thần yêu nước, căm thù giặc của người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản

Miêu tả bối cảnh, sự kiện lịch sử và tái hiện nhân vật lịch sử với những suy nghĩ, tâm trạng, ngôn ngữ… rất riêng

Vẻ đẹp cổ điển

Thu Điếu

Nguyễn Khuyến

Thơ Đường luật

thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả.

Vận dụng tài tình nghệ thuật đối và nghệ thuật lấy động tả tĩnh.

Lời sông núi

Hịch tướng sĩ

Trần Quốc Tuấn

Nghị luận

phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, thể hiện lòng căm thù giặc và ý chí quyết thắng.

- Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc

- Lập luận chặt chẽ, lý lẽ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao

- Kết hợp hài hòa giữa lý trí và tình cảm

- Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu

 

Tiếng cười trào phúng trong thơ

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Trần Tế Xương

Thơ Đường luật

tập trung miêu tả tình trạng thảm hại của kỳ thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam, đồng thời thể hiện sự đau đớn, xót xa của nhà thơ đối với tình cảnh hiện thực nhốn nháo và bất ổn của xã hội thực dân nửa phong kiến ở thời điểm đó.

Sử dụng nghệ thuật đối, đảo ngữ trong việc tái hiện cảnh thảm hại của kỳ thi và nói lên tâm sự của tác giả. Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng đầy sức biểu cảm.

Những câu chuyện hài

Chùm truyện cười dân gian Việt Nam

 

Truyện cười

Phê phán những thói hư tật xấu của con người trong xã hội.

Truyện cười dân gian ngắn gọn với những tình huống hài hước, gây bất ngờ.

Câu 2

Bài tập 2 (trang 86, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Điền thông tin vào bảng so sánh đặc điểm các thể loại:

Thể loại

Những điểm giống nhau

Những điểm khác nhau

Hài kịch

 

 

Truyện cười

 

Thơ trào phúng

 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã được học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Thể loại

Những điểm giống nhau

Những điểm khác nhau

Hài kịch

Đều miêu tả, tái hiện cái hài hước, cái đáng cười

Thuộc loại hình kịch (kịch bản văn học chỉ là một thành tố của nghệ thuật kịch), tổ chức ngôn ngữ theo hình thức đối thoại

Truyện cười

Thuộc thể loại truyện, có cốt truyện, có nhân vật, tình huống

Thơ trào phúng

Thuộc thể loại thơ (Thơ Đường luật) có đặc trưng của ngôn ngữ thi ca (cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh…) và tuân thủ các quy định của luật thơ

Câu 3

Bài tập 3 (trang 86, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Những nét giống nhau và khác nhau về thi luật giữa thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật:

Nội dung so sánh

Thơ thất ngôn bát cú

Thơ tứ tuyệt

Điểm giống nhau

Luật bằng trắc

 

 

Niêm

 

 

Văn và nhịp

 

 

Số chữ trong mỗi câu

 

 

Điểm khác nhau

Số câu

 

 

Bố cục

 

 

Đối

 

 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã được học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Nội dung so sánh

Thơ thất ngôn bát cú

Thơ tứ tuyệt

Điểm giống nhau

Luật bằng trắc

Sắp xếp thanh bằng, thanh trắc trong từng câu và cả bài theo quy định chặt chẽ

Niêm

Hai liên thơ liền nhau được “dính” theo nguyên tắc: chữ thứ 2 của câu chẵn thuộc liên trên phải cùng thanh với chữ thứ 2 của câu lẻ thuộc liên dưới

Văn và nhịp

Chỉ gieo một vần là vần bằng ở chữ cuối các câu 1,2,4,6,8; riêng vần của câu thứ nhất có thể linh hoạt. Thường ngắt nhịp 4/3

 

Số chữ trong mỗi câu

7 chữ

5 chữ hoặc 7 chữ

Điểm khác nhau

Số câu

8 câu

4 câu

Bố cục

Đề (câu 1 và 2), thực (câu 3 và 4), luận (câu 5 và 6), kết (câu 7 và 8)

Khởi (câu 1), thừa (câu 2), chuyển (câu 3), hợp (câu 4)

Đối

Cặp câu thực và cặp câu luận đối nhau

 

Câu 4

Bài tập 4 (trang 87, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Điền thông tin vào bảng để hệ thống hóa các kiến thức tiếng Việt đã được học trong học kì 1.

STT

Nội dung tiếng Việt

Khái niệm cần nắm vững

Dạng bài tập thực hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức đã được học để hệ thống lại.

Lời giải chi tiết:

STT

Nội dung tiếng Việt

Khái niệm cần nắm vững

Dạng bài tập thực hành

1

Biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương

Biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương

- Nhận biết biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương

- Sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương

2

Từ tượng hình và từ tượng thanh

Biện pháp tu từ đảo ngữ

Từ tượng hình và từ tượng thanh

Biện pháp tu từ đảo ngữ

- Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh, biện pháp tu từ đảo ngữ

- Nêu tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh, biện pháp tu từ đảo ngữ

3

Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp

Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp

Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp

Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp

Nhận biết:

- Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp

- Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp

Nêu tác dụng của:

- Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp

- Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp

Tạo lập:

- Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp

- Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp

4

Yếu tố Hán Việt thông dụng

Sắc thái nghĩa của từ ngữ

Sắc thái nghĩa của từ ngữ

- Giải nghĩa và sử dụng yếu tố/từ ngữ chứa yếu tố Hán Việt

- Phân biệt sắc thái nghĩa và sử dụng từ ngữ phù hợp theo sắc thái

5

Câu hỏi tu từ

Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Câu hỏi tu từ

Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Nhận biết:

- Câu hỏi tu từ

- Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Nêu tác dụng của việc sử dụng:

- Câu hỏi tu từ

- Nghĩa hàm ẩn

Giải thích nghĩa một số câu tục ngữ thông dụng

Câu 5

Bài tập 5 (trang 88, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Điền thông tin về các kiểu bài viết, yêu cầu của từng bài và đề tài đã thực hành trong học kì 1 vào bảng sau:

STT

Kiểu bài viết

Yêu cầu của kiểu bài

Đề tài đã thực hành viết

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

5

 

 

 

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức đã được học để hệ thống lại.

Lời giải chi tiết:

STT

Kiểu bài viết

Yêu cầu của kiểu bài

Đề tài đã thực hành viết

1

Viết bài văn kể lại một chuyến đi

Giới thiệu được lí do, mục đích của chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hoá.

Kể được diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,...).

Nêu được ấn tượng vẻ những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc,...).

Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi.

Sử dụng được yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết.

Thuật lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử, văn hóa để lại cho em ấn tượng sâu sắc, khó quên.

2

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu khái quát giá trị của tác phẩm.

Giới thiệu đề tài, thể thơ.

Phân tích nội dung cơ bản của bài thơ.

Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ.

Khẳng định vị trí, ý nghĩa của bài thơ.

 Viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật.

3

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

Dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ ý nghĩa của việc hiểu biết về lịch sử

Tiếp tục dùng lí lẽ để mở rộng ý nghĩa của việc hiểu biết về lịch sử.

Dùng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ thực tế: có những bạn trẻ không quan tâm đến lịch sử dân tộc, hậu quả của tình trạng đó.

Nêu ý nghĩa và vấn đề nghị luận và phương hướng hành động.

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)

4

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ.

Phân tích nhan đề và đề tài.

Phân tích nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề.

Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng.

Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng)

5

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

Nêu vấn đề nghị luận

 Làm rõ vấn đề nghị luận

Trình bày ý kiến phê phán.

Đối thoại với ý kiến khác.

Khẳng định ý kiến phê phán, rút ra bài học.

iết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói quen xấu của con người trong xã hội hiện đại)

Câu 6

Bài tập 6 (trang 89, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Những điểm chung trong việc thực hiện các bước của hoạt động nói và nghe ở năm bài học trong học kì 1.

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức đã được học để hệ thống lại.

Lời giải chi tiết:

Những điểm chung trong việc thực hiện các bước của hoạt động nói và nghe ở năm bài học trong học kì 1:

- Xác định mục đích nói và người nghe

- Xác định nội dung nói và nghe của bài

- Chuẩn bị nói và nghe (chọn đề tài, lập dàn ý)

- Trình bày bài nói

- Trao đổi, rút kinh nghiệm về nói và nghe

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close