Đề bài
(trang 18, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Ghi chép thông tin, ý tưởng được gợi lên từ truyền thuyết mà em tự đọc vào Nhật kí đọc sách dưới đây:
Ghi chép thông tin, ý tưởng được gợi lên từ truyền thuyết mà em tự đọc vào Nhật kí đọc sách.
Lời giải chi tiết
NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH
|
Ngày: 28/9/2022
|
Nhan đề truyện: Bánh chưng, bánh giầy
|
Nội dung chính của truyện: Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy và phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
|
Nhân vật, sự kiện lịch sử có liên quan: vua Hùng
|
Các sự kiện chính của truyện:
Vua Hùng khi về già muốn truyền người nối ngôi
Vua có hai mươi người con, không biết nên chọn ai cho xứng đáng liền ra lời thách đố
Các lang đua nhau làm cỗ thật ngon mong làm vừa ý vua cha.
Lang Liêu - người con thứ mười tám là người thiệt thòi nhất, làm nghề trồng lúa, buồn vì không biết lấy gì để làm lễ cúng Tiên Vương
Được thần mách bảo, Lang Liêu lấy gạo làm nên hai loại bánh.
Bánh của Lang Liêu được chọn làm tế trời đất cũng Tiên vương và được vua cha truyền ngôi.
|
Các nhân vật chính của truyện: vua Hùng, Lang Liêu, thần …
|
Những phẩm chất, năng lực đặc biệt của nhân vật: Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến bảo làm bánh, chàng sáng tạo làm ra bánh chưng, bánh giầy; thần đến gợi ý giúp đỡ Lang Liêu,…
|
Yếu tố kì ảo trong truyện: Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến bảo làm bánh.
|
Tác dụng (ý nghĩa) của những yếu tố kì ảo: tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.
|
Câu hoặc đoạn trích yêu thích: Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
|
Suy nghĩ sau khi đọc: Khâm phục tài năng sáng tạo của Lang Liêu, thêm yêu quý, tự hào trước nền văn hóa cổ truyền của dân tộc,…
|