Giải bài tập Thạch Sanh trang 20 vở thực hành ngữ văn 6Cảm nhận của em về truyện Thạch Sanh: Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài tập 1 Bài tập 1 (trang 20, VTH Ngữ văn 6, tập 2) Cảm nhận của em về truyện Thạch Sanh: Phương pháp giải: Từ văn bản đã học, em trả lời câu hỏi theo cảm nhận của bản thân. Lời giải chi tiết: - Em thích truyện Thạch Sanh. - Bởi vì truyện Thạch Sanh là truyện cổ thể hiện được ước mơ của nhân dân về sự công bằng, sức mạnh, là câu chuyện mà người hiền lành được đền đáp xứng đáng và kẻ ác thì bị trừng trị đích đáng. Bài tập 2 Bài tập 2 (trang 20, VTH Ngữ văn 6, tập 2) Nét đặc biệt trong gia cảnh của Thạch Sanh: Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn đầu văn bản, chú ý xuất thân và hoàn cảnh nhân vật. Lời giải chi tiết: Gia cảnh của Thạch Sanh đặc biêt ở chỗ: nghèo, sống lủi thủi một mình trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa. Bài tập 3 Bài tập 3 (trang 20, VTH Ngữ văn 6, tập 2) Những đặc điểm khác thường của các con vật kì ảo trong truyện Thạch Sanh: Phương pháp giải: Xem lại văn bản và liệt kê các con vật kỳ ảo xuất hiện trong truyện. Lời giải chi tiết: - Truyện Thạch Sanh có 2 con vật kỳ ảo là chằn tinh và đại bàng. - Chúng đều có đặc điểm đều là những con vật ác độc, hung dữ, hại người và trả thù người đã làm hại đến chúng. Bài tập 4 Bài tập 4 (trang 21, VTH Ngữ văn 6, tập 2) Điều có thể xảy ra nếu công chúa không bị câm sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của địa bàng và đưa về cung: Phương pháp giải: Thử hình dung công chúa vẫn biết nói và sự việc sẽ diễn ra theo hướng khác. Lời giải chi tiết: Theo em, nếu công chúa có thể nói được thì nàng sẽ nói ra việc Thạch Sanh bị Lý Thông hãm hại, lấp mất cửa hang và truyện sẽ kết thúc nhanh chóng, bớt đi sự kịch tính và thú vị. Bài tập 5 Bài tập 5 (trang 21, VTH Ngữ văn 6, tập 2) Đặc điểm, tác dụng của các đồ vật kì ảo trong truyện Thạch Sanh: Phương pháp giải: Xem lại văn bản và liệt kê các đồ vật kì ảo xuất hiện trong truyện. Lời giải chi tiết: Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Liệt kê các đồ vật đó: - Đàn thần: Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông. Đó là tiếng đàn công lý thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân. Tiếng đàn làm cho quên 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng. - Niêu cơm thần: niêu cơm vạn người ăn cũng không thể hết. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình và ước mơ no ấm của nhân dân ta. Bài tập 6 Bài tập 6 (trang 21, VTH Ngữ văn 6, tập 2) Sự đối lập nhau về hành động giữa Lý Thông và Thạch Sanh: Phương pháp giải: Em kẻ lại bảng đối chiếu so sánh về hành động, tính cách và đặc điểm của hai nhân vật. Lời giải chi tiết:
Bài tập 7 Bài tập 7 (trang 21, VTH Ngữ văn 6, tập 2) Kết thúc truyện, Thạch Sanh được nhà vua gả cho công chúa và nhường ngôi cho. Với cách kết thúc đó, tác giả dân gian muốn thể hiện: Phương pháp giải: Em xem đó là kết thúc có hậu hay không, và điều đó thể hiện mơ ước gì của nhân dân. Lời giải chi tiết: - Kết thúc truyện là một kết thúc có hậu khi chàng lấy công chúa, mẹ con Lý Thông bị trừng phạt. - Điều đó thể hiện ước mơ về công lý xã hội của nhân dân ta. Bài tập 8 Bài tập 8 (trang 22, VTH Ngữ văn 6, tập 2) Nhận xét về kết cục của mẹ con Lý Thông ở hai bản kể Thạch Sanh khác: Phương pháp giải: Đọc lại hai cách kết thúc trên và đưa ra nhận xét. Lời giải chi tiết: Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã....”. Kết thúc truyện trong bản này là một kết cục đáng sợ, thích đáng hơn mà những kẻ ăn ở xấu xa gian ác nhận phải. Xét về phương diện giáo dục, kết thúc này có thể có tính răn dạy cao hơn. Bài tập 9 Bài tập 9 (trang 22, VTH Ngữ văn 6, tập 2) Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nói về một dũng sĩ: Phương pháp giải: Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và chọn một hình ảnh của dũng sĩ mà em ấn tượng nhất. Lời giải chi tiết: Nguyễn Ngọc Mạnh là người dũng sĩ trong đời thực để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Anh là một người lao động bình thường như bao chúng ta, không có phép thuật phi thường nào cả. Vậy mà khi chứng kiến hình ảnh em bé đang lơ lửng trên ban công, anh đã không ngại hiểm nguy, không kịp suy nghĩ mà lao lên nơi nhà xe bằng mái tôn bất chấp nguy hiểm. Trong phút giây nghìn cân treo sợi tóc, tinh thần, lòng trắc ẩn đã đánh thức bản năng anh hùng trong một con người bình thường. Và chính anh đã cứu sống em bé, cứu sống niềm tin trong tất cả chúng ta và giúp mọi người hiểu hơn về anh hùng đời thường.
Quảng cáo
|