Giải Bài tập đọc hiểu: Trưa tha hương trang 36 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều

Hãy nêu lên một số bằng chứng trong bài Trưa tha hương (Trần Cư) để làm rõ đặc điểm của thể loại tùy bút.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 36, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hãy nêu lên một số bằng chứng trong bài Trưa tha hương (Trần Cư) để làm rõ đặc điểm của thể loại tùy bút.

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của tùy bút

Lời giải chi tiết:

Văn bản Trưa tha hương rất đậm chất trữ tình, ngôn ngữ giàu chất thơ. Nội dung văn bản ghi chép về một sự kiện: nghe tiếng hát ru con vào một buổi trưa ở quê người (tha hương). Từ tiếng hát ru ấy mà tác giả phát biểu những suy nghĩ, tình cảm; khái quát được giá trị của một sản phẩm tinh thần đậm đà truyền thống dân tộc

Câu 2

Câu 2 (trang 36, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Các yếu tố về bối cảnh như địa điểm, không gian, thời gian, tình huống xảy ra câu chuyện nêu trong bài có liên quan như thế nào với sự kiện nghe tiếng hát ru xứ Bắc?

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Các yếu tố về bối cảnh có liên quan đến sự kiện nghe tiếng hát ru: Vào một buổi trưa nắng đẹp, không gian tĩnh lặng; ở một nơi xa quê hương, bên kia bờ Cửu Long Giang (Cam-pu-chia), trong một “căn phòng tối mát”, “Một con chim nào hót lảnh lót trong rừng cao su xa xa… rồi lại im lặng. Mọi vật, dưới nắng, thiu thiu sắp chìm trong một giấc ngủ nặng nề. Thỉnh thoảng có hơi gió nhẹ kay động tàu chuối ngoài cửa sổ làm biến đổi, chập chờn cái màu xanh dịu trên rèm cửa”… Toàn bộ bối cảnh ấy tạo nền cho sự xuất hiện của tiếng ru, rất phù hợp cho tiếng ru cất lên từ một người đang tha hương và gợi cho người ta nhớ về quê hương,…

Câu 3

Câu 3 (trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

(Câu hỏi 3, SGK) Dẫn ra một số câu văn, đoạn văn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả khi nghe tiếng hát ru

Phương pháp giải:

Đọc và dẫn ra một số câu văn, đoạn văn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả

Lời giải chi tiết:

Một số câu văn, đoạn văn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả:

- “Tiếng ru đều đều hòa với tiếng võng kẽo kẹt có một cái gì đặc biệt Việt Nam – nhất là một buổi trưa ở chốn xa xôi, nghe một câu hát ru của quê hương mình, thấm thía và buồn mang mác quá! Qua bao thế kỉ, tâm hồn người nhà quê Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn trong câu hát ru em”.

- “Rồi một lúc lâu, lại tiếp giọng thiết tha, man mác một niềm nhớ tiếc: Khi đi trúc mới mọc măng / Khi về trúc đã cao bằng ngọn tre… Tôi bỗng thấy tâm hồn cô hơn một chút. Bởi vì ở chốn xa lạ này, bên vách kia còn có một linh hồn cô đơn hơn, lạnh lùng hơn, nhưng âm thầm, tăm tối hơn, cho nên tha hương hơn nữa…”

Câu 4

Câu 4 (trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

(Câu hỏi 4, SGK) Qua một số câu văn cụ thể trong văn bản, phân tích đặc điểm của tùy bút: ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và cảm xúc

Phương pháp giải:

Xem lại phần Kiến thức ngữ văn về đặc điểm của ngôn ngữ tùy bút

Lời giải chi tiết:

Một hoặc hai câu văn thể hiện rõ đặc điểm của tuỳ bút: ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và cảm xúcNhững làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm trèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về trong lòng tôi vì câu hát” hoặc “Ngoài vườn, nắng đẹp vô ngần. Khung cửa sổ đen xanh cắt lên vườn chuối một bức tranh mùa hạ nên thơ. Nắng sưởi trên tàu chuối xanh non, chỗ xanh trong, chỗ láng bóng như mạ bạc, phản chiếu lên trần bếp một thứ ánh sáng rất dịu, xanh mướt và thái bình. Một con chim nào hót lảnh lót trong rừng cao su xa xa… rồi lại im lặng. Mọi vật, dưới nắng, thiu thiu sắp chìm trong một giấc ngủ nặng nề. Thỉnh thoảng có hơi gió nhẹ lay đông tàu chuối ngoài cửa sổ làm biến đổi, chập chờn cái màu xanh dịu trên rèm cửa.”

=> Qua hai đoạn văn trên, tác giả rất chú trọng tái hiện nội tâm, cảm xúc và miêu tả thiên nhiên thơ mộng; sử dụng nhiều biện pháp tu từ, từ ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu,… nên ngôn ngữ giàu chất thơ, chất trữ tình…

Câu 5

Câu 5 (trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Rồi xứ Bắc, với những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm chèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về trong lòng tôi vì câu hát…

    Thì ra, cho dù có đi quanh thế giới này đi nữa, trong khi Trái Đất mang ta, ta cũng mang trong lòng cả một thế giới.

   Dù qua không gian, qua thời gian, ta vẫn còn một chút gì riêng biệt của ta. Tiếng nói có trọ trẹ, giọng có pha, nhưng tâm hồn vẫn vậy.

a) Câu hát ru gợi lên trong lòng tác giả những gì?

b) Đoạn trích này nằm cuối văn bản Trưa tha hương, điều đó có ý nghĩa và tác dụng như thế nào với chủ đề của văn bản?

c) Qua đoạn trích trên, tác giả muốn khẳng định điều gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

a. Câu hát ru gợi lên trong lòng tác giả về quang cảnh quê hương và sinh hoạt của con người xứ Bắc “với những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm chèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng đơn sơ đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về…”

b. Đoạn trích nằm ở cuối văn bản Trưa tha hương, như là phần kết lại, qua đó, tác giả nêu lên những suy nghĩ, phát biểu khái quát về giá trị và ý nghĩa của điệu hát ru; thể hiện rõ chủ đề của văn bản

c. Qua đoạn trích, tác giả muốn khẳng định: Con người dù có đi đâu, ở đâu và trải qua những đổi thay đi nữa, trong tâm hồng vẫn đọng lại tình cảm quê hương; vẫn in đậm dấu ấn các kí ức tuổi thơ; tâm hồn và tính cách khó mà thay đổi. Hai câu kết của đoạn trích thể hiện rõ điều đó: “Dù qua không gian, qua thời gian, ta vẫn còn một chút gì riêng biệt cuẩ ta. Tiếng nói có trọ trẹ, giọng có pha, nhưng tâm hồn vẫn vậy”

Câu 6

Câu 6 (trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, em hãy nêu lên một số hiểu biết của mình về điệu hát ru của miền Bắc

Phương pháp giải:

Tham khảo qua sách báo, internet

Lời giải chi tiết:

- Nguồn gốc hình thành hát ru: Có nguồn gốc lịch sử lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, gắn liền với hoạt động lao động, với đời sống sinh hoạt gia đình

- Môi trường: chủ yếu là ở gia đình

- Mục đích: mẹ hát ru con, bà hát ru cháu, chị ru em là để dỗ dành trẻ nhỏ vào giấc ngủ

- Đặc điểm:

+ Lời ca trong hát ru của người Việt ở Bắc Bộ thường sử dụng ca dao với những thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể, lời ca thường mang hình ảnh cụ thể, có tính văn học nhưng không phải bất kì một câu lục bát nào cũng có thể đưa vào hát ru

+ Là thể loại hát ru mang phong cách ngâm ngợi, thường phổ nhạc dựa vào những câu thơ lục bát (6/8) hoặc lục bát biến thể.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close