Giải Bài tập đọc hiểu: Tiếng gà trưa trang 18 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diềuCác dòng thơ trong bài chủ yếu được viết theo thể thơ nào? Bài thơ thể hiện cảm xúc chủ đạo nào của nhân vật trữ tình? Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 18, SBT Ngữ văn 7, tập 1) Các dòng thơ trong bài chủ yếu được viết theo thể thơ nào? A. Ba chữ B. Bốn chữ C. Năm chữ D. Tự do Lời giải chi tiết: Đáp án C Câu 2 Câu 2 (trang 18, SBT Ngữ văn 7, tập 1) Bài thơ thể hiện cảm xúc chủ đạo nào của nhân vật trữ tình? A. Nhớ về những năm tháng tuổi thơ với nhiều kỉ niệm đẹp B. Thương bà đã già nhưng vẫn còn cơ cực, đắng cay C. Yêu bà, yêu Tổ quốc và xóm làng thân thuộc D. Nhớ bà và biết ơn những điều bà đã làm cho mình Lời giải chi tiết: Đáp án D Câu 3 Câu 3 (trang 18, SBT Ngữ văn 7, tập 1) (Câu hỏi 2, SGK) Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần trong bài thơ? “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ? Em ấn tượng với hình ảnh hoặc kỉ niệm nào nhất? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc bài thơ và đếm số lần lặp lại của câu thơ. Liệt kê các hình ảnh gắn với tiếng gà trưa và chọn ra hình ảnh ấn tượng nhất Lời giải chi tiết: - Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại 3 lần ở đầu của 3 khổ thơ 2,3 và 5. - Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp xinh, một kỉ niệm thời thơ dại tò mò xem gà đẻ trứng nên đã bị bà mắng. Tiếng gà trưa đặc biệt đã gợi lại hình ảnh người bà giàu lòng yêu thương, luôn luôn đùm bọc chắt chiu chăm lo trọn lòng cho cháu nhỏ và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới có từ tiền bán gà. Ước mong tươi đẹp hồn nhiên ấy đi vào cả trong giấc ngủ của tuổi thơ. - Em ấn tượng nhất với hình ảnh người bà lo lắng chăm nuôi đàn gà, đùm bọc chắt chiu để dành dụm tiền mua quần áo mới cho người cháu, xây lên những ước mơ tươi đẹp tuổi thần tiên. Hình ảnh đó thể hiện được tình cảm bà cháu thân thuộc, bà hết lòng tần tảo hy sinh để cháu có cuộc sống ấm no hạnh phúc Câu 4 Câu 4 (trang 18, SBT Ngữ văn 7, tập 1) (Câu hỏi 3, SGK) Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết nào? Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về người bà và những tình cảm người cháu dành cho bà? Phương pháp giải: Liệt kê những hình ảnh, chi tiết gắn với bà. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh bà và tình cảm của người cháu dành cho bà Lời giải chi tiết: Người bà hiện lên qua các hình ảnh, chi tiết: - Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo: Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu - Dành trọn vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu: dành dụm, chi chút để cuối năm bán gà, cháu được quần áo mới. - Bảo ban, nhắc nhở cháu, ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu. ⟹ Qua những kỉ niệm về bà, tác giả đã biểu hiện tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết. Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu; cháu thương yêu, kính trọng và biết ơn bà. Câu 5 Câu 5 (trang 18, SBT Ngữ văn 7, tập 1) Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ỏ trứng hồng tuổi thơ. a) So với một khổ thơ truyền thống, khổ thơ này có gì khác biệt về số dòng thơ? b) Câu trúc dòng thơ nào được lặp lại trong khô thơ? Tác dụng của việc lặp lại đó là gì? c) Qua khổ thơ trên, người cháu đã bộc lộ tình cảm gì? Em có nhận xét gì về tình cảm đó? Phương pháp giải: Đọc kĩ khổ thơ Lời giải chi tiết: a) So với một khổ thơ truyền thống (có 4 dòng), khổ thơ này có số dòng thơ nhiều hơn (6 dòng). b) Cấu trúc dòng thơ “Vì...” được lặp lại ba lần. Ngoài ra, ở dòng 4, tác giả cũng viết “vì bà”. Cấu trúc dòng thơ này giải thích nguyên nhân mà người cháu cầm súng lên đường chiến đấu. Người cháu chiến đấu vì lòng yêu nước, vì mong muốn góp phần giải phóng đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho xóm làng và cho bà. Đặc biệt là để cho tiếng gà “cục tác” được vang lên trong cuộc sống thanh bình, mang lại cho những đứa trẻ như cháu niềm hạnh phúc từ “ổ trứng hồng tuổi thơ” mà người bà chắt chiu mới có được. c) Qua khổ thơ, người cháu thể hiện tình yêu và lòng biết ơn đối với bà; đồng thời, cũng thể hiện lòng yêu nước, yêu cuộc sống hoà bình. Đó là những tình cảm trong sáng, giản dị nhưng cao đẹp, thiêng liêng. Câu 6 Câu 6 (trang 19, SBT Ngữ văn 7, tập 1) Người thân nào trong gia đình là người em thường nghĩ đến mỗi khi gặp khó khăn? Nêu những tình cảm của em dành cho người đó. Viết câu trả lời của em trong khoảng 5 dòng. Phương pháp giải: Liên hệ bản thân Lời giải chi tiết: Trong cuộc sống, dù ở bất kì độ tuổi nào, mỗi khi gặp khó khăn có lẽ người đầu tiên em nghĩ đến là mẹ. Mẹ là người luôn cho tôi cảm giác yên bình, ấm áp và an toàn nhất mỗi khi ở bên. Khi tâm sự với mẹ, mẹ luôn lắng nghe và bảo ban nhẹ nhàng, mẹ chỉ dạy những cái sai, những cái thiếu sót để giúp tôi sửa chữa và cố gắng nhiều hơn. Mẹ là nguồn động lực to lớn để tôi cố gắng mỗi ngày.
Quảng cáo
|