Giải Bài tập đọc hiểu: Đẽo cày giữa đường trang 7 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diềuNhững đối tượng nào có thể trở thành nhân vật của truyện ngụ ngôn? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 7, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Những đối tượng nào có thể trở thành nhân vật của truyện ngụ ngôn? A. Con người B. Loài vật C. Đồ vật D. Cả ba đối tượng trên Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức truyện ngụ ngôn Lời giải chi tiết: Đáp án D Câu 2 Câu 2 (trang 7, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Truyện nào dưới đây không phải là truyện ngụ ngôn? A. Ếch ngồi đáy giếng B. Thánh Gióng C. Đẽo cày giữa đường D. Thỏ và rùa Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức truyện ngụ ngôn Lời giải chi tiết: Đáp án B Câu 3 Câu 3 (trang 7, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Người thợ mộc đã xử lí những lời góp ý của mọi người như thế nào? A. Tin tưởng nhưng không làm theo lời góp ý B. Nửa tin tưởng, nửa ngờ vực về lời góp ý C. Tin tưởng hoàn toàn và làm theo lời góp ý D. Tin tưởng nhưng có ý kiến phản bác lại lời góp ý Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức truyện ngụ ngôn Lời giải chi tiết: Đáp án C Câu 4 Câu 4 (trang 8, SGK Ngữ văn 7, tập 2) (Câu hỏi 3, SGK) Vì sao người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma”? Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản SGK, chú ý phần 2 của văn bản Lời giải chi tiết: Người thợ mộc không sai khi biết lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người. Nhưng do người thợ mộc không có lập trường, suy nghĩ không chín chắn, không biết kết hợp giữa ý kiến góp ý của mọi người với suy nghĩ của chính mình để cân nhắc, lựa chọn nên phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma”. Câu 5 Câu 5 (trang 8, SGK Ngữ văn 7, tập 2) (Câu hỏi 4, SGK) Theo em, có thể rút ra những bài học nào từ câu chuyện này? Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì? Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản SGK Lời giải chi tiết: - Những bài học có thể rút ra từ truyện: + Câu chuyện muốn khuyên nhủ mọi người biết giữ lập trường, quan điểm vững vàng, kiên định và bền chí để đạt được mục tiêu của chính mình + Khi đứng trước một quyết định của bản thân, chúng ta không nên dao động trước ý kiến của người khác và phải biết lắng nghe một cách chọn lọc, có cân nhắc, suy nghĩ đúng đắn - Ý nghĩa của thành ngữ Đẽo cày giữa đường: hàm ý chê những kẻ không có lập trường, chính kiến của bản thân, luôn thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì. Câu 6 Câu 6 (trang 8, SGK Ngữ văn 7, tập 2) (Câu hỏi 5, SGK) Liên hệ với một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện Đẽo cày giữa đường và kể lại ngắn gọn sự việc đó. Phương pháp giải: Hồi tưởng và liên hệ với câu chuyện đã gặp phải, trải qua. Lời giải chi tiết: - Có những kiểu người “ba phải”, nghe ai nói đúng hay sai gì cũng gật đầu mà không có chính kiến của bản thân nên bị mọi người chê trách. - Ví dụ tham khảo: “Hè vừa rồi tôi có trồng một cây sen đá. Cây đẹp lắm, được tôi đổi về qua sự kiện đổi giấy lấy cây. Hằng ngày, tôi đem cây ra tắm nắng và tưới nước đầy đủ, chẳng mấy mà sen đá trông mọng nước và tốt tươi. Thế rồi, một hôm bố tôi bảo nắng nóng thế sen đá không sống nổi đâu, con cứ để cây trong nhà được rồi. Nghe lời bố, tôi chuyển hẳn cây vào góc học tập, không đưa ra ngoài nắng nữa. Được một thời gian, cây có vẻ ủ rũ và đổi sắc, không còn tươi tốt như ban đầu. Chị gái thấy thế lại khuyên: “Cây nào mà chẳng cần nắng, em phải để cây ra ban công kia kìa, sao lại đem cất trong nhà?”. Lần này, tôi lại chuyển sen đá ra góc ban công nắng nhất, đón ánh mặt trời lâu nhất. Rất nhanh, chỉ sau hai ngày sen đá bỗng héo queo xơ xác. Nhớ lại những ngày đầu chăm bẵm đúng cách nên cây tốt tươi mơn mởn, tôi quyết định làm theo chính kiến của mình, sáng sáng đem cây ra tắm nắng, khi mặt trời lên cao lại đem vào, cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây. Thật may vì tôi đã không mất hết vốn liếng như anh thợ cày, cây sen đá bây giờ rất tốt tươi, luôn gắn bó với tôi như người bạn nhỏ thân thiết. Tôi rất nâng niu cây sen đá bé bỏng của mình!” Câu 7 Câu 7 (trang 8, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Đọc văn bản CẬU BÉ CHĂN CỪU và thực hiện các yêu cầu bên dưới: a) Truyện kể về những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? b) Bối cảnh của truyện có gì độc đáo? c) Truyện nêu lên được bài học gì? Bài học ấy có liên quan với bản thân em như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: a. Truyện kể về những nhân vật: cậu bé chăn cừu, dân làng, đàn cứu, chó sói. Cậu bé chăn cừu là nhân vật chính bởi các chi tiết của truyện đều xoay quanh nhân vật này b. Bối cảnh của truyện là cậu bé chăn cừu vì một mình chăm đàn cừu thật buồn chán, tẻ nhạt nên đã nghĩ ra cách nói dối dân làng có chó sói đến ăn thịt đàn cừu để mọi người chạy đến cho vui c. Truyện nhắc nhở mọi người không nên nói dối. Những ai nói dối sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình. Nói dối là một tính xấu, gây nhiều tác hại khôn lường, mọi người cần phải tránh. Câu chuyện là bài học cho lối ứng xử của bản thân chúng ta, đó là cần phải biết vui đùa đúng lúc, đúng chỗ, không lấy việc nói dối làm trò đùa vui.
Quảng cáo
|