Giải bài 58: Luyện tập chung (tiết 1) trang 49 vở bài tập Toán 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Trâu rừng cân nặng 909 kg. Voi cân nặng gấp 5 lần trâu rừng, voi cân nặng gấp 9 lần gấu trắng....

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đặt tính rồi tính.

4 618 x 2                               1 702 x 5                      

4 970 : 7                                 8 192 : 8

Phương pháp giải:

Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học.

Lời giải chi tiết:

Câu 2

Trâu rừng cân nặng 909 kg. Voi cân nặng gấp 5 lần trâu rừng, voi cân nặng gấp 9 lần gấu trắng. Hỏi gấu trắng cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính cân nặng của voi = cân nặng của trâu rừng x 5.

Bước 2: Tính cân nặng của gấu trắng = cân nặng của voi : 9.

Lời giải chi tiết:

Cân nặng của voi là:

909 x 5 = 4 545 (kg)

Cân nặng của gấu trắng là:

4 545 : 9 = 505 (kg)

Đáp số: 505 kg.

Câu 3

Số?

Phương pháp giải:

a) Muốn tìm thừa số ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

b) Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

Lời giải chi tiết:

a) ……. x 3 = 3 156

    3 156 : 3 = 1 052

    Vậy số cần điền vào ô trống là 1 052.

b) …….. : 6 = 704

     704 x 6 = 4 224

Vậy số cần điền vào ô trống là 4 224.

Câu 4

Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

a) Hai con cà cuống A và B cùng bơi đến chỗ cụm rong (như hình vẽ). Cà cuống A bơi theo đường gấp khúc gồm 2 đoạn bằng nhau, cà cuống B bơi theo đường gấp khúc gồm 3 đoạn bằng nhau.

Cà cuống có quãng đường bơi ngắn hơn là cà cuống ........

b) Quãng đường bơi của tôm là đường gấp khúc gồm 7 đoạn dài bằng nhau. Biết quãng đường tôm bơi dài bằng quãng đường bơi của cà cuống A. Mỗi đoạn của đường gấp khúc đó dài .............  cm.

Phương pháp giải:

a) Quãng đường của mỗi con cà cuống = Độ dài của mỗi đoạn đường gấp khúc x số đoạn của mỗi đường.

b) Độ dài mỗi đoạn = Quãng đường tôm bơi : 7.

Lời giải chi tiết:

a) Quãng đường bơi của cà cuống A dài số cm là:

                 1 246 x 2 = 2 492 (cm)

Quãng đường bơi của cà cuống B dài số cm là:

                 728 x 3 = 2 184 (cm)

Cà cuống có quãng đường bơi ngắn hơn là cà cuống B.

b) Quãng đường bơi của tôm dài bằng quãng đường bơi của cà cuống A và bằng 2 492 (cm)

Mỗi đoạn của đường gấp khúc tôm bơi dài 356 cm (Vì 2 492 cm : 7 = 356 cm)

Câu 5

Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Biết 7 cục pin như nhau nặng 2 135 g. Rô-bốt A nặng 2 000 g. Rô-bốt B nặng 1 500 g.

a) Mỗi cục pin cân nặng ........ g.

b) Sau khi lắp vào rô-bốt số pin như hình vẽ:

• Rô-bốt A cân nặng .... g.

• Rô-bốt B cân nặng .... g.

Phương pháp giải:

a) Cân nặng của mỗi cục pin nặng = Cân nặng của 7 cục pin : 7

b) Bước 1: Đếm số cục pin ở mỗi hình và tính cân nặng của số pin lắp vào mỗi rô-bốt.

    Bước 2: Cân nặng của mỗi con rô-bốt = Cân nặng của rô-bốt chưa lắp pin + cân nặng số pin được lắp vào.

Lời giải chi tiết:

a) Cân nặng mỗi cục pin là: 2 135 : 7 = 305 (g)

b) Rô bốt A được lắp 5 cục pin.

Sau khi lắp pin, Rô-bốt A nặng số g là: 2 000 + 305 x 5 = 3 525 (g)

Rô bốt B được lắp 6 cục pin.

Sau khi lắp pin, Rô-bốt B nặng số g là: 1 500 + 305 x 6 = 3 330 (g)

Ta điền như sau:

a) Mỗi cục pin cân nặng 305 g.

b) Sau khi lắp vào rô-bốt số pin như hình vẽ:

• Rô-bốt A cân nặng 3 525 g.

• Rô-bốt B cân nặng 3 330 g.

 

Quảng cáo
close