Bài 33.7 trang 92 SBT Vật lý 11

Giải bài 33.7 trang 92 SBT Vật lý 11. Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là f1 = l cm; f2 = 4 cm. Độ dài quang học của kính là = 15 cm.

Quảng cáo

Đề bài

Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là f= l cm; f2  = 4 cmĐộ dài quang học của kính là d= 15 cm.

Người quan sát có điểm Cc cách mắt 20 cm và điểm Cv ở vô cực.

a) Hỏi phải đặt vật trong khoảng nào trước kính (mắt đặt sát kính) ?

b) Năng suất phân li của mắt người quan sát là ε = 1'. Tính khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm của vật mà người quan sát còn phân biệt được khi ngắm chừng ở vô cực. 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng kiến thức về kính hiển vi.

Lời giải chi tiết

a) Khoảng có thể xê dịch vật MN tương ứng với khoảng CV CC có thể sẽ dịch ảnh.

\(M\xrightarrow[{{d_1};{d_1}'}]{{{L_1}}}{M_1}\xrightarrow[{{d_2};{d_2}'}]{{{L_2}}}M' \equiv {C_V}\)  

\(\begin{gathered}
{d_2}' = - O{C_V} \to \infty \hfill \\
{d_2} = {f_2} = 4cm \hfill \\
{d_1}' = l - {d_2} = 20 - 4 = 16cm \hfill \\
{d_1} = \dfrac{{16.1}}{{15}} \approx 10,67mm \hfill \\ 
\end{gathered} \)

\(N\xrightarrow[{{d_1};{d_1}'}]{{{L_1}}}{N_1}\xrightarrow[{{d_2};{d_2}'}]{{{L_2}}}N' \equiv {C_C}\)

\(\begin{gathered}
{d_2}' = - {O_2}{C_C} = - 20cm \hfill \\
{d_2} = \dfrac{{20.4}}{{24}} = \dfrac{{10}}{3}cm \hfill \\
{d_1}' = l - {d_2} = 20 - \dfrac{{10}}{3} = \dfrac{{50}}{3}cm \hfill \\
{d_1} = \dfrac{{100}}{{94}} \approx 10,64mm \hfill \\ 
\end{gathered} \)      

 Vậy Δd = 0,03mm ≈ 30µm.

b) Khi ngắm chừng ở vô cực, ảnh A1’B1’ của vật tạo bởi vật kính ở tại tiêu diện vật của thị kính (Hình 33.1G).

Khoảng ngắn nhất trên A1’B1’ mà mắt phân biệt được:

Δy1’ = f2tanε = f2ε

Suy ra khoảng ngắn nhất trên vật:

\(\Delta y =\dfrac{\Delta y_1'}{|k_1|}=\dfrac{f_2.\epsilon}{|k_1|}=0,8 .10^{-6} m\)

Loigiaihay.com

  • Bài 33.8 trang 92 SBT Vật lý 11

    Giải bài 33.8 trang 92 SBT Vật lý 11. Kính hiển vi có vật kính L1 tiêu cự f1 = 0,8 cm và thị kính L2 tiêu cự f2 = 2 cm. Khoảng cách giữa hai kính là l = 16 cm. a) Kính được ngắm chừng ở vô cực.

  • Bài 33.4; 33.5; 33.6 trang 91, 92 SBT Vật lý 11

    Giải bài 33.4; 33.5; 33.6 trang 91, 92 SBT Vật lý 11. Số bội giác của kính hiển vi ngắm chừng ở vô cực có (các) tính chất nào sau đây ? A. Tỉ lệ thuận với tiêu cự vật kính.

  • Bài 33.3 trang 91 SBT Vật lý 11

    Giải bài 33.3 trang 91 SBT Vật lý 11. Trong trường nào thì góc trông ảnh của vật qua kính hiển vi có trị số không phụ thuộc vị trí mắt sau thị kính ? A. Ngắm chừng ở điểm cực cận.

  • Bài 33.2 trang 91 SBT Vật lý 11

    Giải bài 33.2 trang 91 SBT Vật lý 11. Khi điều chỉnh kính hiển vi, ta thực hiện cách nào sau đây ? A. Dời vật trước vật kính. B. Dời ống kính (trong đó vật kính và thị kính được gắn chặt) trước vật

  • Bài 33.1 trang 91 SBT Vật lý 11

    Giải bài 33.1 trang 91 SBT Vật lý 11. Ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để có một phát biểu đầy đủ và đúng.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close