Bài 2. Kĩ thuật phát bóng thấp tay, cao tayThủ môn sử dụng kĩ thuật phát bóng thấp tay, cao tay trong những trường hợp nào? Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Vận dụng những bài tập phát bóng, bắt bóng để rèn luyện phản xạ và khả năng phối hợp vận động Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần Kiến thức mới (SGK trang 65) - Học sinh tự vận dụng các bài tập phát bóng, bắt bóng để rèn luyện phản xạ và khả năng phối hợp vận động. Lời giải chi tiết: - Một số bài luyện tập + Luyện tập cá nhân: Luyện tập các bài bổ trợ; luyện tập không bóng bằng cách đứng tại chỗ mô phỏng tư thế phát bóng; Nếu có bóng thì tại chỗ phát bóng thấp tay, cao tay vào tường,… + Luyện tập cặp đôi: Luân phiên phát bóng thấp tay kết hợp bắt bóng lăn sệt, luân phiên thực hiện phát bóng cao tay cho bạn,… + Luyện tập nhóm: Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập Câu 2 Thủ môn sử dụng kĩ thuật phát bóng thấp tay, cao tay trong những trường hợp nào? Phương pháp giải: - Đọc và tìm hiểu thêm về kĩ thuật phát bóng cao tay thấp tay; Nghiên cứu ảnh minh họa (SGK trang 65,66) - Chỉ ra những trường hợp thủ môn sử dụng kĩ thuật phát bóng cao tay và thấp tay Lời giải chi tiết: - Thủ môn sử dụng kĩ thuật phát bóng thấp tay trong những trường hợp muốn chuyền bóng cho đồng đội ở gần. - Thủ môn sử dụng kĩ thuật phát bóng cao tay trong những trường hợp muốn chuyền bóng ra giữa sân.
Quảng cáo
|