Bài 14 trang 47 Vở bài tập toán 8 tập 2

Giải bài 14 trang 47 VBT toán 8 tập 2. Giải các bất phương trình sau (theo qui tắc nhân)...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Giải các bất phương trình sau (theo quy tắc nhân)

LG a

\(0,3x>0,6\)

Phương pháp giải:

Áp dụng qui tắc nhân với một số: 

Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải:

- Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương.

- Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm. 

Lời giải chi tiết:

Ta có \(0,3x>0,6\)

         \( \Leftrightarrow  x>0,6:0,3\)

         \( \Leftrightarrow x>2\) 

Vậy nghiệm của bất phương trình đã cho là: \(x>2\)

LG b

 \(-4x<12\) 

Phương pháp giải:

Áp dụng qui tắc nhân với một số: 

Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải:

- Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương.

- Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm. 

Lời giải chi tiết:

Ta có \(-4x<12\)

         \( \Leftrightarrow  x>12:(-4)\)

         \( \Leftrightarrow x>-3\) 

Vậy nghiệm của bất phương trình đã cho là: \(x>-3\)

LG c

\(-x>4\)

Phương pháp giải:

Áp dụng qui tắc nhân với một số: 

Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải:

- Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương.

- Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm. 

Lời giải chi tiết:

Ta có \(-x>4\)

         \( \Leftrightarrow  x<4:(-1)\)

         \( \Leftrightarrow x<-4\) 

Vậy nghiệm của bất phương trình đã cho là: \(x<-4\)

LG d

\(1,5x>-9\)

Phương pháp giải:

Áp dụng qui tắc nhân với một số: 

Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải:

- Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương.

- Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm. 

Lời giải chi tiết:

Ta có \(1,5x>-9\)

         \( \Leftrightarrow  x>-9:1,5\)

         \( \Leftrightarrow x>-6\) 

Vậy nghiệm của bất phương trình đã cho là: \(x>-6\)

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close