Đề thi học kì 1 Hóa 9 - Đề số 4

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Quá trình thổi khí CO2 vào dung dịch NaOH, muối tạo ra theo thứ tự là :

  • A

    NaHCO3, Na2CO3

  • B

    Na2CO3, NaHCO3

  • C

    Na2CO3          

  • D

    Không đủ dữ liệu xác định

Câu 2 :

Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động của mỏ đá vôi là do có phản ứng :

  • A

    CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.

  • B

    Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH.

  • C

    CaCO3 → CaO + H2O.

  • D

    Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.

Câu 3 :

Kim loại nào sau đây có khả năng tự tạo ra màng oxit cứng bảo vệ khi để ngoài không khí?

  • A

    Al

  • B

    Fe

  • C

    Ca

  • D

    Na

Câu 4 :

Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào không thể tác dụng với nhau?

  • A

    H2SOvà KHCO3

  • B

    K2COvà NaCl

  • C

    MgCOvà HCl

  • D

    CaClvà Na2CO3

Câu 5 :

Trong các kim loại: Al, Ag, Au, Fe, Cu, thì kim loại dẫn điện tốt nhất là

  • A
    Cu.                  
  • B
    Ag.
  • C
    Al.
  • D
    Au.
Câu 6 :

Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nung nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là

  • A

    Al2O3, Cu, MgO, Fe.                               

  • B

    Al, Fe, Cu, Mg.

  • C

    Al2O3, Cu, Mg, Fe.                                   

  • D

    Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.

Câu 7 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng:

  • A

    Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm

  • B

    Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, sắp xếp theo Z tăng dần

  • C

    Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử

  • D

    Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A,  8 nhóm B, 18 cột trong đó nhóm A có 8 cột và nhóm B có 10 cột

Câu 8 :

Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng :

  • A
    Hematit  
  • B
    Manhetit
  • C
    Boxit 
  • D
    Pirit.
Câu 9 :

Dãy kim loại nào đều phản ứng với dung dịch CuSO4?

  • A
    Na; Al; Cu; Ag
  • B
    Al;Fe; Mg; Cu.
  • C
    Na; Al; Fe; K. 
  • D
    K; Mg; Ag; Fe.
Câu 10 :

Cho hỗn hợp bột gồm: Al, Fe, Mg và Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được chất rắn T không tan. Vậy T là:

  • A
    Al.       
  • B
    Fe.       
  • C
    Mg.      
  • D
    Cu.
Câu 11 :

Muối kali nitrat (KNO3):

  • A

    không tan trong trong nước.

  • B

    tan rất ít trong nước.

  • C

    tan nhiều trong nước.

  • D

    không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao.

Câu 12 :

Có các chất rắn màu trắng, đựng trong các lọ riêng biệt không nhãn : CaCO3, NaCl, NaOH. Nếu dùng quỳ tím và nước thì có thể nhận ra

  • A

    1 chất             

  • B

    2 chất             

  • C

    3 chất             

  • D

    không nhận được

Câu 13 :

Urê là phân bón rất tốt cho cây, nó cung cấp cho cây hàm lượng nitơ cao. Công thức hóa học của phân urê là:

                  

  • A
    KNO3    
  • B
     NH4Cl                                             
  • C
    (NH22CO      
  • D
     (NH4)2HPO4
Câu 14 :

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm:

  • A

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit.

  • B

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ, tác dụng với muối.

  • C

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

  • D

    Tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với axit.

Câu 15 :

Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng

  • A

    NaOH và CO2

  • B

    CO2 và C

  • C

    SiO2 và NaOH           

  • D

    KOH và K2SiO3

Câu 16 :

Thêm vài giọt kali hiđroxit vào dung dịch đồng (II) clorua. Sản phẩm thu được là:

  • A
    Cu(OH)2 và KCl.                    
  • B
    Cu(OH)2 và NaCl.
  • C
    CuOH và KCl
  • D
    CuOH và NaCl.
Câu 17 :

Có 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4 chỉ dùng thêm một cặp chất nào dưới đây để nhận biết ?

  • A

    H2O và CO2                                                            

  • B

    H2O và NaOH

  • C

    H2O và HCl                                                             

  • D

    H2O và BaCl2

Câu 18 :

Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì:

  • A

    Áp suất của khí COtrong chai nhỏ hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí COtrong dung dịch thoát ra.

  • B

    Áp suất của khí COtrong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí COtrong dung dịch thoát ra.

  • C

    Áp suất của khí COtrong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan tăng lên, khí COtrong dung dịch thoát ra.

  • D

    Áp suất của khí COtrong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí COtrong dung dịch thoát ra.

Câu 19 :

Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ cần dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?

  • A

    quỳ tím.

  • B

    dung dịch BaCl2.        

  • C

    dung dịch KCl.

  • D

    dung dịch KOH.

Câu 20 :

Hòa tan 80 g NaOH vào nước thu được dung dịch có nồng độ 1M. Thể tích dung dịch NaOH là:        

  • A
    1 lít
  • B
    2 lít
  • C
    1,5 lít
  • D
    3 lít
Câu 21 :

Dung dịch chất X có pH > 7 và khi cho tác dụng với dung dịch kali sunfat (K2SO4) tạo ra kết tủa. Chất X là:

  • A

    BaCl2

  • B

    NaOH

  • C

    Ba(OH)2

  • D

    H2SO4

Câu 22 :

Trộn 30ml dd có chứa 1,04 g BaCl với 170ml dd có chứa 3,4g AgNO3. Tính Ccủa chất còn lại trong dd sau phản ứng. Biết thể tích dd thay đổi không đáng kể.

  • A

    CM AgNO3 = 0,05M; CM Ba(NO3)2 = 0,025M

  • B

    CM AgNO3 = 0,025M; CM Ba(NO3)2 = 0,05M

  • C

    CM AgNO3 = 0,025M; CM Ba(NO3)2 = 0,025M

  • D

    CM AgNO3 = 0,05M; CM Ba(NO3)2 = 0,05M

Câu 23 :

Cho 10,8 g một kim loại M (hóa trị III) phản ứng với khí clo tạo thành 53,4g muối. Kim loại M là:

  • A
    Na 
  • B
    Fe   
  • C
    Al 
  • D
    Mg
Câu 24 :

Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất rắn sau: Cu, Mg, Al. Thuốc thử để nhận biết 3 chất trên là:

  • A

    Lần lượt NaOH và HCl.                    

  • B

    Lần lượt là HCl và H2SO4 loãng.

  • C

    Lần lượt NaOH và H2SO4 đặc nóng. 

  • D

    Tất a, b, c đều đúng.

Câu 25 :

TN1:Nhỏ từ từ  V1 lít dung dịch Ba(OH)2 xM (dung dịch X) vào V2  lít dung dịch ZnSO4 y M (dung dịch Y) thì phản ứng vừa đủ và thu được kết tủa lớn nhất.

TN2: Nếu nhỏ từ từ V2 lít dung dịch X vào V2 lít dung dịch Y (ở trên) thì phản ứng vừa đủ và thu được kết tủa nhỏ nhất.

Xác định giá trị x/y và V1/ V2?

  • A

    \(\,\dfrac{x}{y} = \dfrac{1}{2};\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{2}{1}\)

  • B

    \(\,\,\dfrac{x}{y} = \dfrac{2}{1};\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{1}{2}\)

  • C

    \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{1}{2};\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{1}{2}\)

  • D

    \(\,\dfrac{x}{y} = \dfrac{2}{1};\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{2}{1}\)

Câu 26 :

Khử hoàn toàn một lượng oxit sắt bằng khí CO dư thu được 16,8 gam sắt và hỗn hợp khí CO, CO2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng thêm 19,8 gam. Công thức của oxit sắt là

  • A
    FeO.
  • B
    Fe2O3.
  • C
    Fe3O2.
  • D
    Fe3O4.
Câu 27 :

Tính khối lượng gang có chứa 95% Fe sản xuất được từ 1,2 tấn quặng hematit (có chứa 85% Fe2O3) biết hiệu suất của quá trình là 80%.

  • A
    0,7 tấn 
  • B
    0,5712 tấn   
  • C
    0,714 tấn  
  • D
    0,6 tấn
Câu 28 :

Có 3 khí đựng riêng biệt trong 3 lọ là oxi, clo, hiđroclorua. Để phân biệt các khí đó có thể dùng một hóa chất là

  • A

    quì tím ẩm                  

  • B

    dd NaOH               

  • C

    dd AgNO3              

  • D

    dd brom

Câu 29 :

Cho V lít khí CO (ở đktc) phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là

  • A

    0,224

  • B

    0,560

  • C

    0,112

  • D

    0,448

Câu 30 :

Cho m gam hỗn hợp muối A2CO3 và MCO3 tác dụng hết với 300 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là

  • A

    2,24 lít            

  • B

    4,48 lít            

  • C

    3,36 lít            

  • D

    6,72 lít            

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Quá trình thổi khí CO2 vào dung dịch NaOH, muối tạo ra theo thứ tự là :

  • A

    NaHCO3, Na2CO3

  • B

    Na2CO3, NaHCO3

  • C

    Na2CO3          

  • D

    Không đủ dữ liệu xác định

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của CO2 tác dụng với dung dịch NaOH

Lời giải chi tiết :

Ban đầu tạo muối NaCO3

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Sau đó, CO2 dư tiếp tục xảy ra phản ứng:

CO2 + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3

Câu 2 :

Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động của mỏ đá vôi là do có phản ứng :

  • A

    CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.

  • B

    Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH.

  • C

    CaCO3 → CaO + H2O.

  • D

    Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quá trình tạo thạch nhũ là quá trình tạo ra CaCO3

Lời giải chi tiết :

Thạch nhũ là CaCO3

Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động của mỏ đá vôi là do có phản ứng :

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

Câu 3 :

Kim loại nào sau đây có khả năng tự tạo ra màng oxit cứng bảo vệ khi để ngoài không khí?

  • A

    Al

  • B

    Fe

  • C

    Ca

  • D

    Na

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của kim loại tác dụng với oxi trong không khí

Lời giải chi tiết :

Kim loại có khả năng tự tạo ra màng oxit cứng bảo vệ khi để ngoài không khí là Al. Al trong không khí thường có lớp màng oxit Al2O3 bảo vệ.

Câu 4 :

Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào không thể tác dụng với nhau?

  • A

    H2SOvà KHCO3

  • B

    K2COvà NaCl

  • C

    MgCOvà HCl

  • D

    CaClvà Na2CO3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Những cặp chất tác dụng với nhau:

A. H2SO4+ 2KHCO3 → K2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O

C. MgCO3+ 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

D. CaCl2+ Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaCl

Cặp chất không tác dụng với nhau là B. K2CO3 và NaCl

Câu 5 :

Trong các kim loại: Al, Ag, Au, Fe, Cu, thì kim loại dẫn điện tốt nhất là

  • A
    Cu.                  
  • B
    Ag.
  • C
    Al.
  • D
    Au.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thứ tự dẫn điên của kim loại: Ag > Cu> Au > Al > Fe

Lời giải chi tiết :

Thứ tự dẫn điên của kim loại: Ag > Cu> Au > Al > Fe

=> Ag dẫn điện tốt nhất

Câu 6 :

Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nung nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là

  • A

    Al2O3, Cu, MgO, Fe.                               

  • B

    Al, Fe, Cu, Mg.

  • C

    Al2O3, Cu, Mg, Fe.                                   

  • D

    Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khí CO chỉ khử được các oxit kim loại đứng sau Al

Lời giải chi tiết :

Khí CO chỉ khử được các oxit kim loại đứng sau Al => khử được CuO và Fe2O3

Câu 7 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng:

  • A

    Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm

  • B

    Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, sắp xếp theo Z tăng dần

  • C

    Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử

  • D

    Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A,  8 nhóm B, 18 cột trong đó nhóm A có 8 cột và nhóm B có 10 cột

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phát biểu không đúng là: Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.

Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử

Câu 8 :

Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng :

  • A
    Hematit  
  • B
    Manhetit
  • C
    Boxit 
  • D
    Pirit.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quặng Boxit: Al2O3.nH2O

Quặng Pirit(Pirit sắt): FeS2

Quặng Hematit: Fe2O3

Quặng Manhetit: Fe3O4

Câu 9 :

Dãy kim loại nào đều phản ứng với dung dịch CuSO4?

  • A
    Na; Al; Cu; Ag
  • B
    Al;Fe; Mg; Cu.
  • C
    Na; Al; Fe; K. 
  • D
    K; Mg; Ag; Fe.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức tính chất hóa học của muối

Lời giải chi tiết :

A. Loại Ag

B. Loại Cu

C. Thỏa mãn, các kim loại Na, K phản ứng với H2O có trong dd CuSO4 sinh ra dd bazo sau đó dd bazo phản ứng với dd muối

D. Loại Ag

Câu 10 :

Cho hỗn hợp bột gồm: Al, Fe, Mg và Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được chất rắn T không tan. Vậy T là:

  • A
    Al.       
  • B
    Fe.       
  • C
    Mg.      
  • D
    Cu.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

HCl chỉ tác dụng được với các kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa của kim loại

Lời giải chi tiết :

Cu là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa nên không tan trong dd HCl => chất rắn T là Cu

Câu 11 :

Muối kali nitrat (KNO3):

  • A

    không tan trong trong nước.

  • B

    tan rất ít trong nước.

  • C

    tan nhiều trong nước.

  • D

    không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Muối kali nitrat (KNO3) là chất rắn, tan nhiều trong nước, khi tan thu nhiệt.

Câu 12 :

Có các chất rắn màu trắng, đựng trong các lọ riêng biệt không nhãn : CaCO3, NaCl, NaOH. Nếu dùng quỳ tím và nước thì có thể nhận ra

  • A

    1 chất             

  • B

    2 chất             

  • C

    3 chất             

  • D

    không nhận được

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính tan và tính chất hóa học của muối

Lời giải chi tiết :

- Cho nước vào các mẫu chất rắn, mẫu không tan trong nước là CaCO­3, 2 mẫu tan trong nước là NaCl và NaOH

- Dùng quỳ tím để nhận biết 2 dung dịch của 2 mẫu tan, dung dịch không làm đổi màu quỳ là NaCl, dung dịch làm đổi màu quỳ là NaOH

Câu 13 :

Urê là phân bón rất tốt cho cây, nó cung cấp cho cây hàm lượng nitơ cao. Công thức hóa học của phân urê là:

                  

  • A
    KNO3    
  • B
     NH4Cl                                             
  • C
    (NH22CO      
  • D
     (NH4)2HPO4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Công thức hóa học của phân urê là: (NH22CO     

Câu 14 :

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm:

  • A

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit.

  • B

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ, tác dụng với muối.

  • C

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

  • D

    Tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với axit.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết tính chất hóa học chung của kim loại

Lời giải chi tiết :

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm: tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

Câu 15 :

Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng

  • A

    NaOH và CO2

  • B

    CO2 và C

  • C

    SiO2 và NaOH           

  • D

    KOH và K2SiO3

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cặp chất không xảy ra phản ứng là KOH và K2SiO3

Câu 16 :

Thêm vài giọt kali hiđroxit vào dung dịch đồng (II) clorua. Sản phẩm thu được là:

  • A
    Cu(OH)2 và KCl.                    
  • B
    Cu(OH)2 và NaCl.
  • C
    CuOH và KCl
  • D
    CuOH và NaCl.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dung dịch bazơ + dung dịch muối → muối mới + bazơ mới (điều kiện có chất kết tủa hoặc bay hơi)

Lời giải chi tiết :

2KOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2KCl

Câu 17 :

Có 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4 chỉ dùng thêm một cặp chất nào dưới đây để nhận biết ?

  • A

    H2O và CO2                                                            

  • B

    H2O và NaOH

  • C

    H2O và HCl                                                             

  • D

    H2O và BaCl2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính tan của các muối và tính chất hóa học của muối 

Lời giải chi tiết :

- Cho nước cất vào cả 4 mẫu chất rắn trên, mẫu không tan trong nước là CaCO3 và BaSO4 (nhóm I), 2 mẫu tan trong nước là NaCl và Na2CO3 (nhóm II)

- Cho dung dịch HCl vào các mẫu ở cả 2 nhóm.

+ Nhóm I: mẫu xuất hiện khí thoát ra là CaCO3, mẫu không hiện tượng là BaSO4  

PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

+ Nhóm II: mẫu xuất hiện khí thoát ra là Na2CO3, mẫu không hiện tượng là NaCl

PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

Câu 18 :

Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì:

  • A

    Áp suất của khí COtrong chai nhỏ hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí COtrong dung dịch thoát ra.

  • B

    Áp suất của khí COtrong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí COtrong dung dịch thoát ra.

  • C

    Áp suất của khí COtrong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan tăng lên, khí COtrong dung dịch thoát ra.

  • D

    Áp suất của khí COtrong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí COtrong dung dịch thoát ra.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp suất giảm => độ tan giảm

Lời giải chi tiết :

Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì: Áp suất của khí CO2 trong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.

Câu 19 :

Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ cần dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?

  • A

    quỳ tím.

  • B

    dung dịch BaCl2.        

  • C

    dung dịch KCl.

  • D

    dung dịch KOH.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của mỗi bazơ và tính tan của muối sunfat

Lời giải chi tiết :

Lấy mỗi chất 1 ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng.

Cho quỳ tím vào mẫu thử từng chất và quan sát, thấy:

- Những dung dịch làm quỳ tím đổi màu là: NaOH và Ba(OH)2, (nhóm 1).

- Những dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là: NaCl, Na2SO4 (nhóm 2).

Để nhận ra từng chất trong mỗi nhóm, ta lấy một chất ở nhóm (1), lần lượt cho vào mỗi chất ở nhóm (2), nếu có kết tủa xuất hiện thì chất lấy ở nhóm (1) là Ba(OH)2 và chất ở nhóm (2) là Na2SO4. Từ đó nhận ra chất còn lại ở mỗi nhóm.

Phương trình phản ứng: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaOH

Câu 20 :

Hòa tan 80 g NaOH vào nước thu được dung dịch có nồng độ 1M. Thể tích dung dịch NaOH là:        

  • A
    1 lít
  • B
    2 lít
  • C
    1,5 lít
  • D
    3 lít

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ghi nhớ công thức tính nồng độ mol:\({C_M} = \frac{{{n_{NaOH}}}}{V} \to V = ?\)

Lời giải chi tiết :

nNaOH = mNaOH : MNaOH = 80 : (23 + 16 + 1) = 2 mol

VNaOH = nNaOH : CM NaOH = 2 : 1 = 2 lít

Câu 21 :

Dung dịch chất X có pH > 7 và khi cho tác dụng với dung dịch kali sunfat (K2SO4) tạo ra kết tủa. Chất X là:

  • A

    BaCl2

  • B

    NaOH

  • C

    Ba(OH)2

  • D

    H2SO4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của muối và tính chất hóa học của bazơ

Lời giải chi tiết :

Dung dịch chất X có pH > 7 => X là dung dịch bazơ => loại A và D

Dung dịch X tác dụng với dung dịch K2SO4 tạo kết tủa => X là Ba(OH)2

Ba(OH)2 + K2SO4 → BaSO4 ↓ + 2KOH

Câu 22 :

Trộn 30ml dd có chứa 1,04 g BaCl với 170ml dd có chứa 3,4g AgNO3. Tính Ccủa chất còn lại trong dd sau phản ứng. Biết thể tích dd thay đổi không đáng kể.

  • A

    CM AgNO3 = 0,05M; CM Ba(NO3)2 = 0,025M

  • B

    CM AgNO3 = 0,025M; CM Ba(NO3)2 = 0,05M

  • C

    CM AgNO3 = 0,025M; CM Ba(NO3)2 = 0,025M

  • D

    CM AgNO3 = 0,05M; CM Ba(NO3)2 = 0,05M

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

BaCl2 = mBaCl2 : MBaCl2 = 1,04 : (137 + 35,5 . 2) = 0,005 mol

nAgNO3 = mAgNO3 : MAgNO3 = 3,4 : (108 + 14 + 3 . 16) = 0,02 mol

PTHH:               BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Ba(NO3)2

Tỉ lệ:                   1                      2          2                      1

Pứ:                     0,005               0,02     ?mol                ?mol

Ta có

=> BaCl2 phản ứng hết, AgNO3 dư

nAgNO3phản ứng = 2nBaCl2 = 0,01 mol

=> nAgNO3 dư = nAgNO3 – nAgNO3 phản ứng = 0,02 – 0,01 = 0,01 mol

nBa(NO3)2 = nBaCl2 = 0,005 mol

Vdd sau phản ứng = VBaCl2 + VAgNO3 = 30 + 170 = 200ml = 0,2 lít

=> CM AgNO3 = nAgNO3 : Vdd = 0,01 : 0,2 = 0,05M

CM Ba(NO3)2 = n Ba(NO3)2 : Vdd = 0,005 : 0,2 = 0,025M

Câu 23 :

Cho 10,8 g một kim loại M (hóa trị III) phản ứng với khí clo tạo thành 53,4g muối. Kim loại M là:

  • A
    Na 
  • B
    Fe   
  • C
    Al 
  • D
    Mg

Đáp án : C

Phương pháp giải :

PTHH: 2M + 3Cl2 → 2MCl3              (1)

Bảo toàn khối lượng: mCl2 + mM = mMCl3 => mCl2 = ? => nCl2 = ?

Từ PTHH (1): nM = 2/3nCl2 = ? (mol)

=> MM = mM : nM = ?

Lời giải chi tiết :

2M + 3Cl2 → 2MCl3                       (1)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có

mCl2 + mM = mMCl3

=> mCl2 = mMCl3 – mCl2 = 53,4 – 10,8 = 42,6g

=> nCl2 = mCl2 : MCl2 = 42,6 : 71 = 0,6 mol

Từ pt (1) ta có nM= 2/3 . nCl2 = 2/3 . 0,6 = 0,4 mol

=> MM = mM : nM = 10,8 : 0,4 = 27g/mol

=> M là nhôm

Câu 24 :

Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất rắn sau: Cu, Mg, Al. Thuốc thử để nhận biết 3 chất trên là:

  • A

    Lần lượt NaOH và HCl.                    

  • B

    Lần lượt là HCl và H2SO4 loãng.

  • C

    Lần lượt NaOH và H2SO4 đặc nóng. 

  • D

    Tất a, b, c đều đúng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dể nhận biết 3 chất rắn trên thì ta dùng lần lượt dung dịch NaOH và HCl.

- Cho dung dịch NaOH vào 3 ống nghiệm đựng chất rắn, chất rắn nào tan và sủi bọt khí là Al, 2 ống không hiện tượng là Cu và Mg

PTHH:  2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

- Cho dung dịch HCl vào 2 chất rắn còn lại, chất rắn nào tan và sủi bọt khí là Mg, chất rắn không hiện tượng là Cu

PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Câu 25 :

TN1:Nhỏ từ từ  V1 lít dung dịch Ba(OH)2 xM (dung dịch X) vào V2  lít dung dịch ZnSO4 y M (dung dịch Y) thì phản ứng vừa đủ và thu được kết tủa lớn nhất.

TN2: Nếu nhỏ từ từ V2 lít dung dịch X vào V2 lít dung dịch Y (ở trên) thì phản ứng vừa đủ và thu được kết tủa nhỏ nhất.

Xác định giá trị x/y và V1/ V2?

  • A

    \(\,\dfrac{x}{y} = \dfrac{1}{2};\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{2}{1}\)

  • B

    \(\,\,\dfrac{x}{y} = \dfrac{2}{1};\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{1}{2}\)

  • C

    \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{1}{2};\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{1}{2}\)

  • D

    \(\,\dfrac{x}{y} = \dfrac{2}{1};\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{2}{1}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

TN1:  Ba(OH)2 + ZnSO4  BaSO4↓ + Zn(OH)2↓  (1)

          V1x              V2y

Ta có: V1x=V2y (*)(vì phản ứng vừa đủ)

Theo (1):  \({n_{Zn{{(OH)}_2}}} = {n_{ZnS{O_4}}} = {V_2}y\)    (mol)

TN2:   xảy ra pư (1) và pư:

          Ba(OH)2  +  Zn(OH)2↓  → BaZnO2 +H2O   (2)

           V2y     ←  V2y

Ta có:

\(\begin{gathered}
\sum {{n_{Ba{{(OH)}_2}}}} = {\text{ }}{n_{Ba{{(OH)}_{2(1)}}}} + {\text{ }}{n_{Ba{{(OH)}_{2(2)}}}} \hfill \\
\Rightarrow {V_2}x = {V_2}y + {V_2}y \hfill \\
\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = ? \hfill \\
\end{gathered} \)

Lời giải chi tiết :

TN1:  Ba(OH)2 + ZnSO4  BaSO4↓ + Zn(OH)2↓  (1)

          V1x              V2y

Ta có: V1x=V2y (*)(vì phản ứng vừa đủ)

Theo (1):  \({n_{Zn{{(OH)}_2}}} = {n_{ZnS{O_4}}} = {V_2}y\)(mol)

TN2:   xảy ra pư (1) và pư:

          Ba(OH)2  +  Zn(OH)2↓  → BaZnO2 +H2O   (2)

           V2y     ←  V2y

Ta có:

\(\sum {{n_{Ba{{(OH)}_2}}}}  = \mathop n\nolimits_{Ba{{(OH)}_{2(1)}}}  + \mathop n\nolimits_{Ba{{(OH)}_{2(2)}}} \)

\( \Rightarrow {V_2}x = {V_2}y + {V_2}y\)

\( \Rightarrow x = 2y \Rightarrow {x \over y} = {2 \over 1}\)

\(\left( * \right){\rm{ }} =  > 2{\rm{ }}{V_1} = {V_2} =  > {{{V_1}} \over {{V_2}}} = {1 \over 2}\)

Câu 26 :

Khử hoàn toàn một lượng oxit sắt bằng khí CO dư thu được 16,8 gam sắt và hỗn hợp khí CO, CO2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng thêm 19,8 gam. Công thức của oxit sắt là

  • A
    FeO.
  • B
    Fe2O3.
  • C
    Fe3O2.
  • D
    Fe3O4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khối lượng bình Ba(OH)2 tăng tính nCO2.

Dựa vào tỉ lệ số mol sắt và số mol oxi tìm ra công thức oxit sắt.

Lời giải chi tiết :

Khối lượng bình Ba(OH)2 tăng là khối lượng CO2 ⟹ mCO2 = 19,8 ⟹ nCO2 = 0,45 mol

nCO2 = nOoxit = 0,45 mol, nFe = 0,3 mol ⟹ \(\frac{{nFe}}{{nO}} = \frac{{0,3}}{{0,45}} = \frac{2}{3}\)⟹ Fe2O3.

Câu 27 :

Tính khối lượng gang có chứa 95% Fe sản xuất được từ 1,2 tấn quặng hematit (có chứa 85% Fe2O3) biết hiệu suất của quá trình là 80%.

  • A
    0,7 tấn 
  • B
    0,5712 tấn   
  • C
    0,714 tấn  
  • D
    0,6 tấn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

PTHH: Fe2O3 + 3CO  2Fe + 3CO2

Khối lượng Fe2O3 có trong 1,2 tấn quặng hemantit là: \({m_{F{e_2}{O_3}}} = \frac{{1,2}}{{100\% }}.\% F{e_2}{O_3}\) 

Theo PTHH tính lượng Fe thu được theo lí thuyết: \({m_{Fe\,lt}} = \frac{{{m_{F{e_2}{O_3}}}}}{{160}} \times 112\)

Vì %H = 80% => Lượng Fe thu được theo thực tế : \({m_{Fe\,tt}} = \frac{{{m_{Felt}}}}{{100\% }} \times \% H\)

Vì gang chứa 95% Fe => khối lượng gang \({m_{gang}} = \frac{{{m_{Fett}}}}{{95\% }}.100\% \)

Lời giải chi tiết :

Câu 28 :

Có 3 khí đựng riêng biệt trong 3 lọ là oxi, clo, hiđroclorua. Để phân biệt các khí đó có thể dùng một hóa chất là

  • A

    quì tím ẩm                  

  • B

    dd NaOH               

  • C

    dd AgNO3              

  • D

    dd brom

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của oxi, clo và HCl

Lời giải chi tiết :

Để phân biệt 3 khí O2, Cl2 và HCl ta dùng giấy quỳ tím ẩm.

- O2 không làm đổi màu quỳ

- Cl2 làm mất màu quỳ tím ẩm (do có tính tẩy màu)

- HCl làm quỳ tím ẩm hóa đỏ (vì HCl tan vào nước tạo thành axit HCl)

Câu 29 :

Cho V lít khí CO (ở đktc) phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là

  • A

    0,224

  • B

    0,560

  • C

    0,112

  • D

    0,448

Đáp án : D

Phương pháp giải :

CO + CuO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Cu + CO2

3CO + Fe2O3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Fe + 3CO2

Từ 2 PTHH ta có:  ${n_{CO}} = {n_{C{O_2}}} = a\,mol$

Bảo toàn khối lượng: ${m_{CO}} + {m_{CuO,{\text{ }}F{e_2}{O_3}}} = {m_{C{O_2}}}$ + mrắn sau phản ứng => a 

Lời giải chi tiết :

Giả sử khối lượng hỗn hợp rắn ban đầu là m gam => khối lượng rắn sau phản ứng là (m – 0,32) gam

CO + CuO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Cu + CO2

3CO + Fe2O3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Fe + 3CO2

Từ 2 PTHH ta có:  ${n_{CO}} = {n_{C{O_2}}} = a\,mol$

Bảo toàn khối lượng: ${m_{CO}} + {m_{CuO,{\text{ }}F{e_2}{O_3}}} = {m_{C{O_2}}}$ + mrắn sau phản ứng

=> 28a + m = 44a + m – 0,32

=> a = 0,02 mol

=> V = 0,02.22,4 = 0,448 lít

Câu 30 :

Cho m gam hỗn hợp muối A2CO3 và MCO3 tác dụng hết với 300 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là

  • A

    2,24 lít            

  • B

    4,48 lít            

  • C

    3,36 lít            

  • D

    6,72 lít            

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hỗn hợp muối cacbonat tác dụng với dung dịch H2SO4 thu được  ${n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}S{O_4}}}$

Lời giải chi tiết :

${n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,3.0,5 = 0,15\,mol$

Hỗn hợp muối cacbonat tác dụng với dung dịch H2SO4 thu được  

=> V = 0,15.22,4 = 3,36 lít

close