Đề thi giữa kì 1 Hóa 9 - Đề số 3

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Cho các cặp chất dưới đây, cặp chất nào không xảy ra phản ứng?

  • A
    ZnSO4 và Mg. 
  • B
    CuSO4 và Ag
  • C
    CuCl2 và Al.    
  • D
    CuSO4 và Fe
Câu 2 :

Để nhận biết hai khí SO2 và O2 ta dùng

  • A

    quỳ tím ẩm.

  • B

    dung dịch Ca(OH)2.

  • C

    dung dịch Ba(OH)2.

  • D

    cả A, B, C đều đúng.

Câu 3 :

Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là :

  • A

    sự khử kim loại.                                              

  • B

    sự tác dụng của kim loại với nước.

  • C

    sự ăn mòn hóa học.                                        

  • D

    sự ăn mòn điện hoá học.

Câu 4 :

Trong các kim loại sau, kim loại nào hoạt động mạnh nhất:

  • A
    Cu 
  • B
    Al  
  • C
    Pb 
  • D
    Ba
Câu 5 :

Từ những chất có sẵn là Na2O, CaO, MgO, CuO, Fe2O3, K2O và H2O, có thể điều chế được bao nhiêu dung dịch bazơ?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 6 :

Cho dãy các chất sau: NaOH, CuCl2, H2SO4, Ba(OH)2, H2O. Số chất tác dụng với Al tạo khí là

  • A
    2
  • B
    3
  • C
    4
  • D
    5
Câu 7 :

Để nhận biết 3 dung dịch bị mất nhãn : Na2SO4 , HCl , H2SO4 loãng , người ta dùng :

  • A
    Qùi tím 
  • B
    Qùi tím và dd BaCl2
  • C
    Qùi tím và Fe   
  • D
    dd BaCl2 và dd AgNO3
Câu 8 :

Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?

  • A

    NaOH, MgSO4

  • B

    KCl, Na2SO4

  • C

    CaCl2, NaNO3

  • D

    ZnSO4, H2SO4

Câu 9 :

Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là:

  • A
    Mg 
  • B
    CaCO3             
  • C
    Cu 
  • D
    Na2SO3.
Câu 10 :

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học?

  • A

    CaCO3

  • B

    Ca3(PO4)2 

  • C

    Ca(OH)2

  • D

    CaCl2

Câu 11 :

Cho các oxit: SO2, Na2O, CaO, CuO. Oxit không tác dụng được với nước là

  • A

    SO2 

  • B

    Na2O

  • C

    CuO

  • D

    CaO

Câu 12 :

Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl

  • A
    Fe        
  • B
    Fe2O3
  • C
    SO2
  • D
    Mg(OH)2.
Câu 13 :

Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác trong đó hàm lượng cacbon chiếm:

  • A
    Trên 2%
  • B
    Từ 0,01 - 2%
  • C
    Từ 2% đến 5%      
  • D
    Trên 5%
Câu 14 :

Oxit nào sau đây là oxit bazơ ?

  • A
    CrO3.    
  • B
    Al2O3
  • C
    Cr2O3.
  • D
    MgO.
Câu 15 :

Trong các phân bón hóa học sau: CO(NH2)2; NH4NO3; (NH4)2SO4; (NH4)2HPO4 thì phân bón nào có hàm lượng đạm lớn nhất?

  • A
    CO(NH2)2
  • B
    NH4NO3
  • C
     (NH4)2SO4
  • D
     (NH4)2HPO4
Câu 16 :

Cho các phương trình hóa học sau:

(1) Cu + Fe(NO3)2 → Fe + Cu(NO3)2.

(2) Al + FeSO4 → Fe + Al2(SO4)3

(3) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

(4) Ba + Na2SO4 + 2H2O → BaSO4 + 2NaOH + H2.

Số phương trình hóa học viết chưa đúng là

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4
Câu 17 :

Phương trình nào sau đây là sai?

  • A
    Fe(OH)3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Fe3O4 + H2O
  • B
    H2SO4 + 2NaOH→ Na2SO4 + 2H2O
  • C
    H2SO4 + Zn(OH)2 → ZnSO4 + 2H2O
  • D
    NaOH + HCl → NaCl + H2O
Câu 18 :

Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là:

  • A

    Na2CO3   

  • B

    KCl      

  • C

    NaOH

  • D

    NaNO3

Câu 19 :

 Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn vì những nguyên nhân nào sau đây?

  • A
    Là kim loại rất cứng                                                           
  • B
    Là kim loại rất mềm
  • C
     Là kim loại có nhiệt độ nóng chảy rất cao                         
  • D
    Là kim loại có khối lượng phân tử lớn.
Câu 20 :

Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat. Hiện tượng xảy ra là

  • A

    sắt bị hòa tan một phần, bạc được giải phóng.

  • B

    bạc được giải phóng nhưng sắt không biến đổi.

  • C

    không có chất nào sinh ra, chỉ có sắt bị hòa tan.

  • D

    không xảy ra hiện tượng gì.

Câu 21 :

Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:

  • A
    MgO, Ba(OH)2, CaSO4, HCl. 
  • B
    MgO, CaO, CuO, FeO.
  • C
    SO2, CO2, NaOH, CaSO4
  • D
    CaO, Ba(OH)2, MgSO4, BaO.
Câu 22 :

Sục 3,36 (l) \(C{O_2}\)vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được a(g)\(CaC{O_3}\)kết tủa.Giá trị của a là:

  • A
    10 gam.
  • B
    15 gam. 
  • C
    20 gam. 
  • D
    25 gam.
Câu 23 :

Cho 2,44 gam hỗn hợp muối Na2CO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,5M, sau phản ứng thu được 0,448 lít CO2 ở đktc. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5 M cần dùng là:

  • A
    100 ml      
  • B
    40ml   
  • C
    30 ml     
  • D
    25 ml
Câu 24 :

Để nhận biết axit sunfuric và muối sunfat người ta thường dùng

  • A

    BaCl2

  • B

    Ba3(PO4)2

  • C

    BaCO3 

  • D

    BaSO4

Câu 25 :

Để trung hòa V ml dung dịch NaOH nồng độ 1,0M cần 200 ml dung dịch H2SO4 nồng độ 1,5M. Giá trị của V là

  • A
    600. 
  • B
    900
  • C
    300
  • D
    200
Câu 26 :

  • A
    ZnO
  • B
    Zn
  • C
    Zn(OH)2 
  • D
    ZnS
Câu 27 :

Hòa tan 10 gam hỗn hợp muối XCO3 và Y2(CO3)3 bằng dd HCl dư thư được dd A và 0,672 lít khí ở đktc.Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là

  • A
    10,3 gam
  • B
    10,33 gam 
  • C
    30 gam 
  • D
    13 gam
Câu 28 :

Cho 1,08 gam kim loại R vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 6,84 gam một muối khan duy nhất. Kim loại R là:

  • A

    Niken

  • B

    Canxi   

  • C

    Nhôm 

  • D

    Sắt

Câu 29 :

Cho các kim loại sau: Fe, Ag, Hg, Zn. Số kim loại có thể dùng để điều chế Cu bằng phản ứng với dung dịch CuSO4 là?

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4
Câu 30 :

Trộn 6,48 gam Al với 16 gam Fe2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn A. Khi cho A tác dụng dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm (được tính theo chất thiếu) là

  • A

    100%                      

  • B

    85%

  • C

    80%

  • D

    75%

Câu 31 :

Để khử hoàn toàn 8 gam Fe2O3 bằng bột nhôm ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí thì khối lượng bột nhôm cần dùng là

  • A

    2,7 gam.         

  • B

    4,05 gam.       

  • C

    5,40 gam.

  • D

    6,75 gam.

Câu 32 :

Cho 3,6 gam Mg, Al vào dung dịch H2SO4 dư. Sau phản ứng thu được V (l) khí ở đktc. Hỏi V nằm trong khoảng nào?

  • A

    3,36 (l) < \(V\) < 4,48(l)

  • B
    0,448  (l) < \(V\) < 0,336 (l)
  • C
    4,48 (l) < \(V\) < 6,72 (l)
  • D
    2,24  (l) < \(V\) < 3,36 (l)
Câu 33 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng oxi vừa đủ thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,2M và KOH 0,2M thu được dung dịch Y và 32,55 gam kết tủa. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y lại thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là:

  • A
    27 gam            
  • B
    24 gam
  • C
    30 gam
  • D
    25,8 gam
Câu 34 :

Hoà tan hoàn toàn 25,2 g một muối cacbonat của kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl 7,3% (D = 1,038 g/ml). Cho toàn bộ khí CO­2 thu được vào 500 ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng đem cô cạn thì thu được 47,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a/ Xác định CTHH của muối cacbonat

  • A

    MgCO3

  • B

    BaCO3

  • C

    Na2CO3

  • D

    CaCO3

Câu 35 :

Nung hỗn hợp chứa FeCO3 và FexOy cần dùng 1,12 lít O2 (đktc) thu được 16 gam Fe2O3 và khí CO2. Hấp thụ toàn bộ lượng khí CO2 bằng dung dịch Ca(OH)2 thấy khối lượng bình tăng 6,6 gam. Công thức của oxit sắt là

  • A
    FeO.
  • B
    Fe2O3.
  • C
    Fe3O4.
  • D
    Fe3O2.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho các cặp chất dưới đây, cặp chất nào không xảy ra phản ứng?

  • A
    ZnSO4 và Mg. 
  • B
    CuSO4 và Ag
  • C
    CuCl2 và Al.    
  • D
    CuSO4 và Fe

Đáp án : B

Phương pháp giải :

KL + muối → muối mới + KL mới

Điều kiện xảy ra phản ứng là : Từ KL Mg trở về sau KL đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dd muối (KL đẩy đứng trước kim loại trong dd muối)

Lời giải chi tiết :

CuSO4 + Ag không xảy ra vì Ag là KL đứng sau Cu trong dãy điện hóa

Câu 2 :

Để nhận biết hai khí SO2 và O2 ta dùng

  • A

    quỳ tím ẩm.

  • B

    dung dịch Ca(OH)2.

  • C

    dung dịch Ba(OH)2.

  • D

    cả A, B, C đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để nhận biết hai khí SO2 và O2 ta có thể dùng:

- Qùy tím ẩm: SO2 làm quỳ chuyển đỏ, O2 không đổi màu

- Dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2: SO2 làm dung dịch xuất hiện vẩn đục, O2 không hiện tượng

Câu 3 :

Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là :

  • A

    sự khử kim loại.                                              

  • B

    sự tác dụng của kim loại với nước.

  • C

    sự ăn mòn hóa học.                                        

  • D

    sự ăn mòn điện hoá học.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là sự ăn mòn hóa học

Câu 4 :

Trong các kim loại sau, kim loại nào hoạt động mạnh nhất:

  • A
    Cu 
  • B
    Al  
  • C
    Pb 
  • D
    Ba

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Kim loại càng đứng đầu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại thì hoạt động càng mạnh

Lời giải chi tiết :

Ba là kim loại hoạt động mạnh nhất trong các kim loại trên

Câu 5 :

Từ những chất có sẵn là Na2O, CaO, MgO, CuO, Fe2O3, K2O và H2O, có thể điều chế được bao nhiêu dung dịch bazơ?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Những oxit bazơ có khả năng tạo thành bazơ là oxit bazơ tan được trong nước

Lời giải chi tiết :

Các oxit bazơ tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

K2O + H2O → 2KOH

Câu 6 :

Cho dãy các chất sau: NaOH, CuCl2, H2SO4, Ba(OH)2, H2O. Số chất tác dụng với Al tạo khí là

  • A
    2
  • B
    3
  • C
    4
  • D
    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học Al tác dụng với axit và dung dịch bazơ tan tạo khí.

Lời giải chi tiết :

NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + 3/2H2↑.

3CuCl2 + 2Al → 3Cu + 2AlCl3.

3H2SO4 + Al → Al2(SO4)3 + 3H2↑.

Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2↑.

H2O không tác dụng với Al vì Al có lớp oxit bền bảo vệ.

Câu 7 :

Để nhận biết 3 dung dịch bị mất nhãn : Na2SO4 , HCl , H2SO4 loãng , người ta dùng :

  • A
    Qùi tím 
  • B
    Qùi tím và dd BaCl2
  • C
    Qùi tím và Fe   
  • D
    dd BaCl2 và dd AgNO3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lấy mẫu thử của 3 dung dịch

Dùng quì tím

+ Na2SO4 không làm quì đổi màu

+ HCl và H2SO4 làm quì hóa đỏ

Dùng BaCl2 nhận biết HCl và H2SO4

+ không có hiện tượng là HCl

+ Xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4

 BaCl2   +   H2SO4  →  BaSO4+ 2HCl

Câu 8 :

Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?

  • A

    NaOH, MgSO4

  • B

    KCl, Na2SO4

  • C

    CaCl2, NaNO3

  • D

    ZnSO4, H2SO4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cặp chất không thể cùng tồn tại trong một dung dịch là cặp chất xảy ra phản ứng với nhau

Lời giải chi tiết :

Cặp chất không thể cùng tồn tại trong một dung dịch là cặp chất xảy ra phản ứng với nhau

=> cặp NaOH và MgSO4 không thể cùng tồn tại trong một dung dịch vì xảy ra phản ứng:

2NaOH + MgSO4  → Mg(OH)2 + Na2SO4

Câu 9 :

Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là:

  • A
    Mg 
  • B
    CaCO3             
  • C
    Cu 
  • D
    Na2SO3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khí nào có phân tử khối nhỏ hơn 29 (g/mol) thì nhẹ hơn không khí

Lời giải chi tiết :

A. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑+ H2O

C. Cu + HCl không phản ứng

D. Na2S + 2HCl → CuCl2 + H2S↑

Trong 3 khí H2, CO2, H2S chỉ có khí H2 nhẹ hơn không khí

Câu 10 :

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học?

  • A

    CaCO3

  • B

    Ca3(PO4)2 

  • C

    Ca(OH)2

  • D

    CaCl2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học là Ca3(PO4)2

Câu 11 :

Cho các oxit: SO2, Na2O, CaO, CuO. Oxit không tác dụng được với nước là

  • A

    SO2 

  • B

    Na2O

  • C

    CuO

  • D

    CaO

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các oxit có khả năng tác dụng với nước

+ oxit bazơ của kim loại kiềm, kiềm thổ (trừ MgO và BeO)

+ một số oxit axit

Lời giải chi tiết :

CuO không tác dụng được với nước

\(S{O_2} + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H_2}S{O_3}\)

\(N{a_2}O + {H_2}O \to 2NaOH\)

\(CaO + {H_2}O \to Ca{(OH)_2}\)

Câu 12 :

Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl

  • A
    Fe        
  • B
    Fe2O3
  • C
    SO2
  • D
    Mg(OH)2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

SO2 là oxit axit nên không phản ứng được với HCl

Câu 13 :

Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác trong đó hàm lượng cacbon chiếm:

  • A
    Trên 2%
  • B
    Từ 0,01 - 2%
  • C
    Từ 2% đến 5%      
  • D
    Trên 5%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác (C, Mn, S, Si,…), trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%.

Lời giải chi tiết :

- Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác (C, Mn, S, Si,…), trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%.

- Vậy phương án B đúng: từ 0,01 - 2%

Câu 14 :

Oxit nào sau đây là oxit bazơ ?

  • A
    CrO3.    
  • B
    Al2O3
  • C
    Cr2O3.
  • D
    MgO.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức phân loại: oxit axit, oxit bazo, oxit trung tính và oxit lưỡng tính

Lời giải chi tiết :

CrO3 là oxit axit; Al2O3 và Cr2O3 là oxit lưỡng tính; MgO là oxit bazo

Câu 15 :

Trong các phân bón hóa học sau: CO(NH2)2; NH4NO3; (NH4)2SO4; (NH4)2HPO4 thì phân bón nào có hàm lượng đạm lớn nhất?

  • A
    CO(NH2)2
  • B
    NH4NO3
  • C
     (NH4)2SO4
  • D
     (NH4)2HPO4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính hàm lượng phần trăm N có trong các loại phân bón hóa học đó.

Hàm lượng N trong phân nào cao nhất thì phân đó giàu đạm nhất.

Lời giải chi tiết :

Câu 16 :

Cho các phương trình hóa học sau:

(1) Cu + Fe(NO3)2 → Fe + Cu(NO3)2.

(2) Al + FeSO4 → Fe + Al2(SO4)3

(3) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

(4) Ba + Na2SO4 + 2H2O → BaSO4 + 2NaOH + H2.

Số phương trình hóa học viết chưa đúng là

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức đã được học về tính chất hóa học của kim loại SGK hóa 9 – trang 49

Từ đó nhận biết được phương trình nào không xảy ra, hoặc viết sai.

Lời giải chi tiết :

(1) sai vì phản ứng không xảy ra vì Cu là kim loại đứng sau Fe trong dãy điện hóa nên không đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối của nó.

(2) sai vì phương trình chưa được cân bằng

2Al + 3FeSO4 → 3Fe + Al2(SO4)3

(3) đúng

(4) đúng

Vậy có 2 phương trình chưa viết đúng

Câu 17 :

Phương trình nào sau đây là sai?

  • A
    Fe(OH)3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Fe3O4 + H2O
  • B
    H2SO4 + 2NaOH→ Na2SO4 + 2H2O
  • C
    H2SO4 + Zn(OH)2 → ZnSO4 + 2H2O
  • D
    NaOH + HCl → NaCl + H2O

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của bazơ tan và không tan.

Lời giải chi tiết :

A. Sai, sửa: 2Fe(OH)3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Fe2O3 + 3H2O

B,C,D đúng

Câu 18 :

Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là:

  • A

    Na2CO3   

  • B

    KCl      

  • C

    NaOH

  • D

    NaNO3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là Na2CO3 vì Na2CO3 tạo kết tủa trắng với Ca(OH)2

Na2CO3 + Ca(OH)2 → CacO3 ↓ + 2NaOH

Câu 19 :

 Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn vì những nguyên nhân nào sau đây?

  • A
    Là kim loại rất cứng                                                           
  • B
    Là kim loại rất mềm
  • C
     Là kim loại có nhiệt độ nóng chảy rất cao                         
  • D
    Là kim loại có khối lượng phân tử lớn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn vì Là kim loại có nhiệt độ nóng chảy rất cao

Câu 20 :

Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat. Hiện tượng xảy ra là

  • A

    sắt bị hòa tan một phần, bạc được giải phóng.

  • B

    bạc được giải phóng nhưng sắt không biến đổi.

  • C

    không có chất nào sinh ra, chỉ có sắt bị hòa tan.

  • D

    không xảy ra hiện tượng gì.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat xảy ra phản ứng:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓

=> Hiện tượng xảy ra là: sắt bị hòa tan một phần, bạc được giải phóng.

Câu 21 :

Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:

  • A
    MgO, Ba(OH)2, CaSO4, HCl. 
  • B
    MgO, CaO, CuO, FeO.
  • C
    SO2, CO2, NaOH, CaSO4
  • D
    CaO, Ba(OH)2, MgSO4, BaO.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố oxi

Lời giải chi tiết :

A. Chỉ có MgO là oxit

B. đúng

C. Chỉ có SO2, CO2 là oxit

D. Chỉ có CaO, BaO là oxit

Câu 22 :

Sục 3,36 (l) \(C{O_2}\)vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được a(g)\(CaC{O_3}\)kết tủa.Giá trị của a là:

  • A
    10 gam.
  • B
    15 gam. 
  • C
    20 gam. 
  • D
    25 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol CO2 theo công thức: nCO2(đktc) = V/22,4

Bước 2: Viết PTHH xảy ra, tính số mol CaCO3 theo số mol của CO2.

Lời giải chi tiết :

\({n_{C{O_2}}}(dktc) = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15(mol)\)

PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2

           0,15                  →      0,15                 (mol)

Theo PTHH ta có: nCaCO3 = nCO2 = 0,15       (mol)

⟹ mCaCO3 = nCaCO3. MCaCO3 = 0,15.100 = 15 (g)

Câu 23 :

Cho 2,44 gam hỗn hợp muối Na2CO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,5M, sau phản ứng thu được 0,448 lít CO2 ở đktc. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5 M cần dùng là:

  • A
    100 ml      
  • B
    40ml   
  • C
    30 ml     
  • D
    25 ml

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đặt x,y lần lượt là số mol của Na2CO3 và  (x,y>0)

Na2CO3  +  H2SO4 →   Na2SO4       +   CO2     +    H2O (1)

x mol           x mol          x mol             x mol

K2CO3  +  H2SO4  →   K2SO4       +   CO2     +    H2O  (2)

y mol          y mol          y mol             y mol

Từ phương trình ta dễ thấy muối cacbonat tác dụng với H2SO4 thì nCO2= nH2O = nH2SO4 = ?

\({V_{{H_2}S{O_4}}} = \dfrac{{{n_{{H_2}S{O_4}}}}}{{{C_M}_{{H_2}S{O_4}}}} = ?\) lít

Lời giải chi tiết :

Đặt x,y lần lượt là số mol của Na2CO3 và  (x,y>0)

Na2CO3  +  H2SO4  →     Na2SO4     +   CO2     +    H2O (1)

x mol           x mol          x mol             x mol

K2CO3  +  H2SO4   →    K2SO4         +   CO2     +    H2O  (2)

y mol         y mol           y mol               y mol

Từ phương trình ta dễ thấy muối cacbonat tác dụng với H2SO4 thì

\({n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}} = {n_{{H_2}S{O_4}}}\)

 mà \({n_{C{O_2}}} = \dfrac{{0,448}}{{22,4}} = 0,02mol\) \( \to {n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,02mol\)

\({V_{{H_2}S{O_4}}} = \dfrac{{0,02}}{{0,5}} = 0,04\)

Câu 24 :

Để nhận biết axit sunfuric và muối sunfat người ta thường dùng

  • A

    BaCl2

  • B

    Ba3(PO4)2

  • C

    BaCO3 

  • D

    BaSO4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Để nhận biết axit sunfuric và muối sunfat, ta dùng dung dịch muối BaCl2, Ba(NO3)2 hoặc Ba(OH)2 vì tạo kết tủa trắng

Câu 25 :

Để trung hòa V ml dung dịch NaOH nồng độ 1,0M cần 200 ml dung dịch H2SO4 nồng độ 1,5M. Giá trị của V là

  • A
    600. 
  • B
    900
  • C
    300
  • D
    200

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol H2SO4 theo công thức: nH2SO4 = VH2SO4 × CM H2SO4

Bước 2: Viết PTHH xảy ra, tính số mol NaOH theo số mol H2SO4

Bước 3: Tính VNaOH = nNaOH : CM NaOH = ?

Lời giải chi tiết :

200 ml = 0,2 (lít) ⟹ nH2SO4 = VH2SO4 × CM H2SO4 = 0,2 × 1,5 = 0,3 (mol)

PTHH: 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

Theo PTHH: nNaOH = 2nH2SO4 = 2.0,3 = 0,6 (mol)

⟹ VNaOH = nNaOH : CM NaOH = 0,6 : 1,0 = 0,6 (lít) = 600 (ml)

⟹ V = 600 ml

Câu 26 :

  • A
    ZnO
  • B
    Zn
  • C
    Zn(OH)2 
  • D
    ZnS

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

C nhiệt phân sinh ra ZnO và H2O => C là Zn(OH)2

B tác dụng với KOH tạo thành Zn(OH)2 + KCl => B là ZnCl2

A tác dụng với HCl => ZnCl2 + H2 => A là Zn

Câu 27 :

Hòa tan 10 gam hỗn hợp muối XCO3 và Y2(CO3)3 bằng dd HCl dư thư được dd A và 0,672 lít khí ở đktc.Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là

  • A
    10,3 gam
  • B
    10,33 gam 
  • C
    30 gam 
  • D
    13 gam

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

=> m Muối = 10,33 gam

Câu 28 :

Cho 1,08 gam kim loại R vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 6,84 gam một muối khan duy nhất. Kim loại R là:

  • A

    Niken

  • B

    Canxi   

  • C

    Nhôm 

  • D

    Sắt

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) 2R + nH2SO4 → R2(SO4)n + nH2

+) ${n_R} = 2.\,\,{n_{{R_2}{{(S{O_4})}_n}}} = > \frac{{1,08}}{R} = 2.\frac{{6,84}}{{2{\text{R}} + 96n}}\,$

Lời giải chi tiết :

Gọi kim loại R có hóa trị n (n = 1, 2, 3, 4)

2R + nH2SO4 → R2(SO4)n + nH2

Ta có: ${n_R} = \frac{{1,08}}{R}\,\,mol;\,\,{n_{{R_2}{{(S{O_4})}_n}}} = \frac{{6,84}}{{2{\text{R}} + 96n}}\,\,mol$ 

Theo phản ứng: ${n_R} = 2.\,\,{n_{{R_2}{{(S{O_4})}_n}}} = > \frac{{1,08}}{R} = 2.\frac{{6,84}}{{2{\text{R}} + 96n}}\,$
=> R = 9n

Ta có bảng sau:

Vậy R là kim loại Al

Câu 29 :

Cho các kim loại sau: Fe, Ag, Hg, Zn. Số kim loại có thể dùng để điều chế Cu bằng phản ứng với dung dịch CuSO4 là?

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chỉ có kim loại đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học mới có thể đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối.

Lời giải chi tiết :

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.

Có 2 kim loại Fe, Zn.

Câu 30 :

Trộn 6,48 gam Al với 16 gam Fe2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn A. Khi cho A tác dụng dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm (được tính theo chất thiếu) là

  • A

    100%                      

  • B

    85%

  • C

    80%

  • D

    75%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Phản ứng nhiệt nhôm: 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe   (1)

+) Xét tỉ lệ: $\frac{{{n_{Al}}}}{2} > \frac{{{n_{F{{\text{e}}_2}{O_3}}}}}{1}$ => hiệu suất phản ứng tính theo Fe2O3

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2   (2)

0,04 mol                      ←                     0,06 mol

+) nAl phản ứng (1) = nAl ban đầu – nAl dư

+) ${{n}_{F{{\text{e}}_{2}}{{O}_{3}}}}$phản ứng = 0,5.nAl phản ứng

Lời giải chi tiết :

${n_{Al}} = \frac{{6,48}}{{27}} = 0,24\,mol;\,\,{n_{F{{\text{e}}_2}{O_3}}} = \frac{{16}}{{160}} = 0,1\,mol;\,\,{n_{{H_2}}} = \frac{{1,344}}{{22,4}} = 0,06\,mol$

Phản ứng nhiệt nhôm: 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe   (1)

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n_{Al}}}}{2} = \frac{{0,24}}{2} > \frac{{{n_{F{{\text{e}}_2}{O_3}}}}}{1} = 0,1$ => hiệu suất phản ứng tính theo Fe2O3

Al dư tác dụng với dung dịch NaOH tạo khí

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2   (2)

0,04 mol                      ←                     0,06 mol

=> nAl phản ứng (1) = nAl ban đầu – nAl dư = 0,24 – 0,04 = 0,2 mol

=> ${{n}_{F{{\text{e}}_{2}}{{O}_{3}}}}$phản ứng = 0,5.nAl phản ứng = 0,1 mol

=> Hiệu suất phản ứng là H = $\frac{{0,1}}{{0,1}}.100\% $ = 100%

Câu 31 :

Để khử hoàn toàn 8 gam Fe2O3 bằng bột nhôm ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí thì khối lượng bột nhôm cần dùng là

  • A

    2,7 gam.         

  • B

    4,05 gam.       

  • C

    5,40 gam.

  • D

    6,75 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

PTHH: Fe2O3 + 2Al $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Al2O3 + 2Fe

$ = > {n_{A{\text{l}}}} = 2.{n_{F{e_2}{O_3}}}$

Lời giải chi tiết :

${{n}_{F{{\text{e}}_{2}}{{O}_{3}}}}=\frac{8}{160}=0,05\,mol$

PTHH: Fe2O3 + 2Al $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Al2O3 + 2Fe

$ = > {n_{A{\text{l}}}} = 2.{n_{F{e_2}{O_3}}} = 0,1\,mol\,\, = > {m_{Al}} = 2,7\,\,gam$

Câu 32 :

Cho 3,6 gam Mg, Al vào dung dịch H2SO4 dư. Sau phản ứng thu được V (l) khí ở đktc. Hỏi V nằm trong khoảng nào?

  • A

    3,36 (l) < \(V\) < 4,48(l)

  • B
    0,448  (l) < \(V\) < 0,336 (l)
  • C
    4,48 (l) < \(V\) < 6,72 (l)
  • D
    2,24  (l) < \(V\) < 3,36 (l)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

* Giả sử hỗn hợp chỉ có Mg

* Giả sử hỗn hợp chỉ có Al

Tính lượng H2 mỗi trường hợp.

Vì hh ban đầu chứa cả Mg và Al nên: lượng H2 do Al tạo ra < lượng H2 thực tế < lượng H2 do Mg tạo ra

Biện luận chất rắn thu được theo tính toán với theo đề bài cho mỗi trường hợp để xem trường hợp nào thỏa mãn.

Lời giải chi tiết :

PTHH: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2             (1)

              2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2     (2)

* Giả sử hỗn hợp chỉ có Mg ⟹ mMg = 36 (g) ⟹ \({n_{Mg}} = \frac{{{m_{Mg}}}}{{{M_{Mg}}}} = \frac{{3,6}}{{24}} = 0,15\,(mol)\)

Theo PTHH (1): nH2 = nMg = 0,15 (mol) ⟹ VH2(đktc) = 0,15.22,4 = 3,36 (lít)

* Giả sử hỗn hợp chỉ có Al \( \Rightarrow {n_{Al}} = \frac{{3,6}}{{27}} = \frac{2}{{15}}(mol)\)

Theo PTHH (2): nH2 = nFe = \({n_{{H_2}}} = \frac{3}{2}{n_{Al}} = \frac{3}{2}.\frac{2}{{15}} = 0,2\,(mol)\)

⟹ VH2(đktc) = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)

Vậy khoảng giá trị của \(V\) là:  3,36 (l) < \(V\)<4,48 (l)

Câu 33 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng oxi vừa đủ thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,2M và KOH 0,2M thu được dung dịch Y và 32,55 gam kết tủa. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y lại thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là:

  • A
    27 gam            
  • B
    24 gam
  • C
    30 gam
  • D
    25,8 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính được nBa(OH)2= nKOH= 0,2 mol; nBaSO3= 0,15 mol

Dung dịch Y + NaOH → Kết tủa →chứng tỏ Y có Ba(HSO3)2

Vậy sau phản ứng có các muối BaSO3, Ba(HSO3)2, KHSO3

(Không thể có K2SO3 hoặc kiềm dư vì chúng đối kháng với Ba(HSO3)2)

Các phương trình hóa học:

2FeS2 + 11/2 O2 → Fe2O3+ 4SO2 (1)

SO2+ Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O (2)

2SO2     + Ba(OH)2 →Ba(HSO3)2 (3)

SO2+ KOH → KHSO3 (4)

→Tổng số mol SO2 → Số mol FeS2

Lời giải chi tiết :

Tính được nBa(OH)2= nKOH= 0,2 mol; nBaSO3= 0,15 mol

Dung dịch Y + NaOH → Kết tủa →chứng tỏ Y có Ba(HSO3)2

Vậy sau phản ứng có các muối BaSO3, Ba(HSO3)2, KHSO3

(Không thể có K2SO3 hoặc kiềm dư vì chúng đối kháng với Ba(HSO3)2)

Các phương trình hóa học:

2FeS2 + 11/2 O2 → Fe2O3+ 4SO2 (1)

SO2+ Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O (2)

0,15    0,15           0,15 mol

2SO2     + Ba(OH)2 →Ba(HSO3)2 (3)

0,1 ←    (0,2-0,15) mol

SO2+ KOH → KHSO3 (4)

0,2     0,2 mol

Tổng số mol SO2 là 0,15 + 0,1+ 0,2= 0,45mol

Theo PT (1): nFeS2= 0,5. nSO2=0,225 mol → mFeS2= 0,225. 120 = 27 gam

Câu 34 :

Hoà tan hoàn toàn 25,2 g một muối cacbonat của kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl 7,3% (D = 1,038 g/ml). Cho toàn bộ khí CO­2 thu được vào 500 ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng đem cô cạn thì thu được 47,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a/ Xác định CTHH của muối cacbonat

  • A

    MgCO3

  • B

    BaCO3

  • C

    Na2CO3

  • D

    CaCO3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đặt công thức  của muối cacbonat là MCO3.

Các PTHH:

MCO3 + 2 HCl →MCl2 + CO2↑ + H2O   (1)

NaOH + CO→ NaHCO3.                    (2)

a                a                a

2NaOH   +   CO2 → Na2CO3 + H2O.          (3)                                              

2b                 b                b

Số mol NaOH: nNaOH = 0,5. 2 = 1 mol

Cho CO2 vào dung dịch NaOH có thể xảy ra các trường hợp sau:

TH1: chỉ xảy ra pư (2). NaOHPƯ hết, COcó thể hết hoặc dư. Mọi tính toán theo NaOH

Theo(3): nNaHCO3 = nNaOH = 1(mol) => mNaHCO3 = 1 . 84 = 84(g) ≠ 47,8(g)=> loại

TH2: xảy ra cả (2) và (3). CO2 và NaOH đều hết. rắn thu được là 2 muối

Gọi a, b lần lượt là số mol CO2 tham gia ở phản ứng  (2)  và (3).

Theo phương trình và bài ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{n_{NaOH}} = a + 2b = 1\\{m_{muoi}} = 84a + 106b = 47,8\end{array} \right.\) => vô nghiệm => loại

TH3: xảy ra (3). CO2 hết, rắn sau pư là NaOH và Na2CO3

Gọi nCO2(3)= x(mol);  nNaOHdư = y(mol)

Theo (3) nNaOHpư = 2nCO2(4)=2x(mol) ; nNa2CO3 =  nCO2(4) = x(mol)

\(\left\{ \begin{array}{l}{n_{NaOH}} = 2x + y = 1\\\sum {m{\,_{ran}}\, = m{\,_{N{a_2}C{O_3}}} + {m_{NaO{H_{\,du}}}} = 106x + 40y = 47,8} \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,3\\y = 0,4\end{array} \right.\)

→ nMCO3 = nCO2(3) = 0,3 (mol)

\({M_{MC{O_3}}} = \frac{{{m_{MC{O_3}}}}}{{{n_{MC{O_3}}}}} = \frac{{25,2}}{{0,3}} = 84 \Rightarrow {m_M} = 84 - 60 = 24\,(Mg)\)

→ Công thức muối: MgCO3

Câu 35 :

Nung hỗn hợp chứa FeCO3 và FexOy cần dùng 1,12 lít O2 (đktc) thu được 16 gam Fe2O3 và khí CO2. Hấp thụ toàn bộ lượng khí CO2 bằng dung dịch Ca(OH)2 thấy khối lượng bình tăng 6,6 gam. Công thức của oxit sắt là

  • A
    FeO.
  • B
    Fe2O3.
  • C
    Fe3O4.
  • D
    Fe3O2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ khối lượng bình tăng tính nCO2.

Từ nCO2 tính nFeCO3, dựa vào phương trình phản ứng kết hợp nO2 và nFe2O3 tìm ra công thức oxit sắt

Lời giải chi tiết :

nFe2O3 = 0,1, nO2 = 0,05 mol

Khối lượng bình tăng là khối lượng CO2 ⟹ mCO2 = 6,6 gam, nCO2 = 0,15 mol

FeCO3 → FeO + CO2.

0,15       0,15   ← 0,15

2FeO + 0,5O2 → Fe2O3. (1)

0,15 →0,0375     0,075

2FexOy + (3x – 2y)/2 O2   → xFe2O3. (2)

            0,025.(3x – 2y)/2x ← 0,1 – 0,075 = 0,025

Từ (2) nO2 = 0,05 – 0,0375 = \(0,0125{\rm{ }} = \frac{{0,025.(3x - 2y)}}{{2x}}\)⟹ \(\frac{x}{y} = \frac{1}{1}\)⟹ FeO

close