Giải đề thi học kì 2 Sinh lớp 7 năm 2020-2021 Sở GD&ĐT TP HuếLàm bàiQuảng cáo
Câu hỏi 1 : (2,5 điểm) So sánh hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính. Sự hoàn chỉnh về hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện như thế nào và có ý nghĩa gì đối với động vật? Phương pháp giải: Dựa vào lí thuyết tiến hóa sinh sản ở động vật. Lời giải chi tiết: Sự hoàn chỉnh hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện ở các mặt sau đây: Sự thụ tinh, đẻ trứng hay đẻ con, sự phát triển phôi có biến thái hay trực tiếp, không nhau thai hoặc có nhau thai. Ngoài ra còn thể hiện ở tập tính chăm sóc trứng, chăm sóc con non. Sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản này đảm bảo cho động vật đạt hiệu quả sinh học cao như: nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh ở động vật non. Câu hỏi 2 : (2,5 điểm) Trình bày và giải thích những đặc điểm về cấu tạo và tập tính của động vật thích nghi với môi trường đới lạnh. Phương pháp giải: Lý thuyết đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh. Lời giải chi tiết: Những đặc điểm về cấu tạo và tập tính của động vật thích nghi với môi trường đới lạnh: - Bộ lông bao phủ cơ thể rậm, dày để giữ nhiệt cho cơ thể, hạn chế thoát nhiệt cơ thể ra môi trường. - Lớp mỡ dưới da rất dày để giữ nhiệt cho cơ thể và dự trữ năng lượng chống rét. - Tập tính ngủ suốt mùa đông để tiết kiệm năng lượng. - Tập tính di cư tránh rét để hạn chế tác động của nhiệt độ lạnh lên cơ thể. - Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ là thời điểm nhiệt độ môi trường cao nhất trong ngày để tiết kiệm năng lượng. Câu hỏi 3 : (2,0 điểm) Trình bày ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học. Phương pháp giải: Lý thuyết về biện pháp đấu tranh sinh học. Lời giải chi tiết: - Ưu điểm của các biện pháp đấu tranh sinh học là: + Hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại. + Không gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm. + Hạn chế các ảnh hường xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người. + Giá thành rẻ hơn so với sử dụng các loại thuốc hóa học. - Hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học là: + Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen khí hậu địa phương nên phát triển kém. + Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. + Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. + Một loài thiên địch vừa có thể có ích vừa có thể có hại. Câu hỏi 4 : (3,0 điểm) Ở vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế có loài Sao La, là loài động vật quý hiếm được ghi tên vào danh sách đỏ Việt Nam, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị giảm số lượng. a) Em hiểu thế nào là động vật quý hiếm? b) Nếu em là người quản lý tại vườn Quốc gia Bạch Mã, em hãy đề xuất các biện pháp để bảo vệ động vật quý hiếm đó. Phương pháp giải: Lý thuyết về động vật quý hiếm. Lời giải chi tiết: a) Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu, … và là những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây đang có số lượng giảm sút. b) Một số biện pháp để bảo vệ Sao La: - Tổ chức các triển lãm với nhiều thông tin về đời sống, tập tính của Sao La và các mối đe dọa đến chúng để mọi người được nâng cao hiểu biết về động vật quý hiếm. - Có các biện pháp bảo vệ rừng, môi trường, khu vực sống của Sao La; ngăn cấm, phạt các hình thức săn bắt động vật quý hiếm, tàn phá rừng. - Tiến hành các nghiên cứu về nhu cầu sinh thái của Sao La làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp bảo tồn Sao La. - Báo cáo định kỳ cho cơ quan Nhà nước liên quan về diễn biến tài nguyên rừng, các hoạt động quản lí bảo vệ rừng và việc bảo tồn Sao la trong khu vực bảo tồn Sao La.
Quảng cáo
|