50 câu hỏi lý thuyết về nhôm và hợp chất của nhôm có lời giải

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Nhôm được thụ động hóa trong dung dịch :

  • A NaOH loãng nguội     
  • B HNO3 đặc nguội
  • C HCl đặc nguội     
  • D H2SO4 loãng nguội

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Để sản xuất nhôm từ quặng boxit người ta sử dụng phương pháp  :

  • A Nhiệt luyện   
  • B Thủy luyện        
  • C Điện phân dung dịch        
  • D Điện phân nóng chảy

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cho sơ đồ phản ứng:  Al2(SO4)3  ->  X  -> Y  -> Al. Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là

  • A NaAlO2 và Al(OH)3   
  • B Al2O3 và Al(OH)3
  • C Al(OH)và Al2O3   
  • D Al(OH)3 và NaAlO2

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)+ 3Na2SO4

2Al(OH)\(\xrightarrow{{t^o}}\) Al2O3 + 3H2O

2Al2O3 \(\xrightarrow{{dpnc}}\) 4Al + 3O2

Đáp án C

Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 + 3Na2SO42Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O2Al2O3   4Al + 3O2

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng. Chất X là:

  • A HCl    
  • B NH3   
  • C NaOH   
  • D KOH

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

A. Không phản ứng

B. 3NH3 + 3H2O + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NH4Cl

C. xảy ra theo thứ tự

3NaOH + AlCl3 →Al(OH)3 + 3NaCl Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2

D. Tương tự C

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Criolit (còn gọi là băng thạch) có công thức phân tử Na3AlF6, được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy để sản xuất nhôm. Criolit không có tác dụng nào sau đây?

  • A Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy 
  • B Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3
  • C Tạo lớp ngăn cách để bảo vệ Al nóng chảy
  • D Bảo vệ điện cực khỏi bị ăn mòn

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cho phản ứng sau: Al + NaOH + H2O -> NaAlO2 + 1,5H2. Phát biểu đúng là :

  • A NaOH là chất oxi hóa  
  • B H2O là chất môi trường   
  • C Al là chất oxi hóa               
  • D H2O là chất oxi hóa

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Cơ chế phản ứng :

(1) Al + H2O -> Al(OH)3 + H2

(2) Al(OH)3 + NaOH -> NaAlO2 + H2O

Đáp án D  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Ở nhiệt độ thường kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch NaOH. Kim loại X là  

  • A Cu                                   
  • B K                                       
  • C Fe                                         
  • D Al

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

X là Al không tan trong nước nhưng tan trong NaOH

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Trộn kim loại X với bột sắt oxit (gọi hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là

  • A Fe
  • B Cu
  • C Ag
  • D Al

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cho các nhận định sau, nhận định nào đúng

(1) Nhôm là chất rắn màu trắng, nhẹ, có ánh kim

(2) Nhôm dẫn điện , dẫn nhiệt kém

(3) Nhôm dễ dát mỏng, kéo sợi

(4) Nhôm dẫn nhiệt tốt nên được dùng làm nồi, xoong nấu ăn

(5) Điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy

  • A (1), (2), (3)
  • B (1), (3), (4), (5) 
  • C (3),(4),(5)  
  • D  (2), (4), (5)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

 * Tính chất vật lí

- Chất rắn, màu trắng, nhẹ, có ánh kim

- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt

- Dễ dát mỏng , kéo sợi

- \({t^0}_{nc} \approx {660^0}C\)

*  Ứng dụng của nhôm

- Hợp kim của nhôm để làm vỏ máy bay, tàu vũ trụ

- Vật liệu xây dựng

- Đồ điện, đồ gia dụng

*  Điều chế nhôm

- Nguyên liệu: quặng boxit

- Phương pháp: điện phân nóng chảy

Lời giải chi tiết:

(1) Nhôm là chất rắn màu trắng, nhẹ, có ánh kim  => đúng

(2) Nhôm dẫn điện , dẫn nhiệt kém => sai

(3) Nhôm dễ dát mỏng, kéo sợi  => đúng

(4) Nhôm dẫn nhiệt tốt nên được dùng làm nồi, xoong nấu ăn => đúng

(5) Điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy => đúng

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Một thuốc thử phân biệt 3 chất rắn Mg, Al, Al2O3 đựng trong các lọ riêng biệt là dung dịch

  • A H2SO4 đặc nguội   
  • B NaOH.  
  • C HCl đặc  
  • D amoniac

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Al, Al2O3 tác dụng được với dung dịch kiềm

Lời giải chi tiết:

- Dùng NaOH

+ Tạo khí => Al

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

+ Tan nhưng không có khí  => Al2O3

Al2O3  + 2NaOH → 2NaAlO2  + H2O

+ Chất rắn không tan  => Mg

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:

  • A FeO, MgO, CuO.   
  • B PbO, K2O, SnO. 
  • C  Fe3O4, SnO, BaO.         
  • D  FeO, CuO, Cr2O3

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Al chỉ khử được oxit của kim loại đứng sau Al

Lời giải chi tiết:

Al chỉ khử được oxit của kim loại đứng sau Al

A. FeO, MgO, CuO.               => loại vì có MgO      

B. PbO, K2O, SnO.     => loại vì có K2O

C. Fe3O4, SnO, BaO. => loại vì có BaO

D. FeO, CuO, Cr2O3 => nhận

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Để thu được Fe tinh khiết từ hỗn hợp của Fe và Al, có thể dùng lượng dư dung dịch

  • A HCl     
  • B MgCl2
  • C FeSO4
  • D HNO3 đặc, nguội

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Đáp án C

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

  • A Al(OH)3.
  • B Al2(SO4)3
  • C KNO3
  • D CuCl2.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Al(OH)3 là hi đroxit lưỡng tính nên vừa tác dụng với dd axit vừa tác dụng với dd bazo

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp

  • A điện phân nóng chảy AlCl3.   
  • B điện phân nóng chảy Al2O3.
  • C dùng CO khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.   
  • D dùng Mg khử Al3+ trong dung dịch.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

\(2A{l_2}{O_3}\xrightarrow{{đpnc}}4Al + 3{O_2} \uparrow \) 

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Criolit dùng trong khi điện phân nóng chảy Al2O3 có công thức là

  • A NaAlO2.      
  • B K3AlF6
  • C  Na3AlF6.  
  • D AlF3.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Cho dung dịch muối AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH. \(T = \frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{{n_{A{l^{3 + }}}}}}\)

T nằm trong khoảng nào thì thu được khối lượng kết tủa lớn nhất.

  • A T=3 
  • B T≤3
  • C  3<T<4 
  • D T=4

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Chỉ xảy ra phản ứng

Al 3+  + 3OH-  →Al(OH)3 

Lời giải chi tiết:

Để thu được kết tủa lớn nhất thì AlCl3 phản ứng vừa đủ với NaOH  (AlCl3 có thể dư) , chưa có xảy ra phản ứng hòa tan kết tủa

Al 3+  + 3OH-  →Al(OH)3 

=> \(T = \frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{{n_{A{l^{3 + }}}}}} \leqslant 3\)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Để hòa tan hết 1 mol Al cần tối thiểu bao nhiêu mol NaOH?

  • A 2 mol. 
  • B 1,5 mol. 
  • C 1 mol. 
  • D 3 mol.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng. Chất X là

  • A NH3
  • B CO2
  • C NaOH. 
  • D HCl.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Ghi nhớ: Al(OH)3 không tan trong dd NH3

Lời giải chi tiết:

Al(OH)3 không tan trong dd NH3

3NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây?

  • A NaOH.
  • B BaCl2.
  • C HCl.
  • D Ba(OH)2.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại Al

+ Tác dụng với axit

+ Tác dụng với dd bazo

+ Tác dụng với dd muối của kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa

+ Khử được 1 số oxit bazo đứng sau Al trong dãy điện hóa

Lời giải chi tiết:

Al tác dụng được với dd NaOH, HCl và Ba(OH)2 còn KHÔNG tác dụng được với BaCl2

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ?

  • A NaHCO3         
  • B Zn(OH)2          
  • C Al2O3
  • D AlCl3

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Một chất vừa phản ứng được với dd axit, vừa phản ứng được với dung dịch bazơ thì được gọi là có tính chất lưỡng tính

Lời giải chi tiết:

NaHCO3, Zn(OH)2 và Al2O3 vừa tác dụng được với axit và dd bazơ => có tính chất lưỡng tính

AlCl3 chỉ tác dụng được với dd bazo, không tác dụng được với dd axit

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt?

  • A Nhôm và sắt đều bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.
  • B Nhôm có tính khử mạnh hơn sắt.
  • C Nhôm dẫn điện tốt hơn sắt.
  • D Nhôm và sắt đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ về số mol

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của Al để chọn ra phát biểu không đúng.

Lời giải chi tiết:

A, B, C đúng

D sai vì

2Al + 6HCl →2AlCl3+ 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2+ H2

→ Nhôm và sắt phản ứng với HCl theo tỉ lệ mol khác nhau.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không  thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?

  • A Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng       
  • B Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng
  • C Al tác dụng với CuO nung nóng         
  • D Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng của nhôm với oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

Lời giải chi tiết:

Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng của nhôm với oxit kim loại ở nhiệt độ cao:

8Al + 3Fe3O4 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 4Al2O3+ 9Fe

2Al + 3CuO \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Al2O3+ 3Cu

2Al + Fe2O3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Al2O3+ 2Fe

Vậy phản ứng Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Chọn phát biểu không đúng?

  • A Nhôm oxit và nhôm hiđroxit là những chất lưỡng tính
  • B Hợp chất K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O được gọi là phèn chua
  • C Các hợp chất của nhôm đều có tính chất lưỡng tính
  • D Nhôm có thể khử các oxit kim loại yếu hơn ở nhiệt độ cao

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

C sai vì có một số hợp chất của Al không là chất lưỡng tính như:

Al, AlCl3, Al2(SO4)3, Al(NO3)3, ...

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Nhôm bền trong không khí và nước                     

(2) Nguyên liệu chính sản xuất nhôm là quặng boxit

(3) Trong tự nhiên, kim loại nhôm chỉ tồn tại ở dạng đơn chất          

(4) Nhôm bị thụ động hóa bởi dung dịch HCl đặc nguội

(5) Hỗn hợp Al và Fe2O3 tạo thành hỗn hợp tecmit dùng để hàn đường ray

Số phát biểu đúng là: 

  • A 2
  • B 3
  • C 4
  • D 5

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

(1) Đúng vì bề mặt nhôm có lớp màng oxit rất bền bảo vệ nên nhôm bền trong không khí và nước

(2) Đúng vì thành phần chính của quặng boxit là Al2O3

(3) Sai vì trong tự nhiên nhôm tồn tại ở dạng hợp chất.

(4) Sai vì Al vẫn có khả năng phản ứng với HCl đặc nguội. HS ghi nhớ: Al bị thụ động hóa bởi dung dịch H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội.

(5) Đúng

Vậy có 3 phát biểu đúng.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là

  • A Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.  
  • B K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. 
  • C (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.  
  • D Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Công thức hoá học của phèn chua là  K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O viết gọn là KAl(SO4)2. 12 H2O

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Dãy gồm tất cả các chất tác dụng được với Al2O3 là:

  • A kim loại Ba, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch Cu(NO3)2
  • B dung dịch HNO3, dung dịch Ca(OH)2, dung dịch NH3
  • C khí CO, dung dịch H2SO4, dung dịch Na2CO3
  • D dung dịch NaHSO4, dung dịch KOH, dung dịch HBr

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của Al2O3.

Lời giải chi tiết:

Dãy gồm tất cả các chất tác dụng được với Al2O3 là: dung dịch NaHSO4, dung dịch KOH, dung dịch HBr

Al2O3+ 6NaHSO4 → Al2(SO4)3+ 3Na2SO4+ 3H2O

Al2O3  +  6HBr   → 2AlBr3 + 3 H2O

Al2O3+2KOH→2KAlO2 +H2O

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Dung dịch AlCl3 không tác dụng với:

  • A dung dịch NH3.  
  • B Dung dịch KOH.  
  • C Dung dịch AgNO3.  
  • D Dung dịch HNO3.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

AlCl3 được tao bởi axit mạnh (HCl) và bazo yếu (Al(OH)3) có tính axit.

Lời giải chi tiết:

AlCl3 có tính axit nên không tác dụng với dung dịch axit HNO3.

Dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3, KOH, AgNO3

AlCl3 + 3KOH → Al(OH)3↓+ 3KCl

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

AlCl3 + 3 AgNO3 → AgCl ↓ + Al(NO3)3

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Nhôm hiđroxit Al(ỌH)3 không bị hòa tan trong dung dịch nào sau đây?

  • A dung dịch HNO3         
  • B dung dịch Ca(OH)2
  • C dung dịch NH3            
  • D dung dịch H2SO4 đặc nguội

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của Al(OH)3.

Lời giải chi tiết:

Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính nên không tan được trong bazơ yếu là NH3.

Al(ỌH)3  + 3 HNO3 → Al(NO3)3 + 3H2O

2Al(ỌH)3  + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + 4H2O

2Al(ỌH)3  + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Kim loại Al hầu như không bị oxi hóa khi cho vào dung dịch nào sau đây?

  • A H2SO4 (đặc, nguội). 
  • B HCl (loãng).
  • C HNO3 (đặc, nóng). 
  • D KOH (loãng).

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của Al, chú ý quan trọng về axit đặc nào đó không pư với Al

Lời giải chi tiết:

Kim loại Al bị thụ động (tức không pư, không bị oxh) trong H2SO4 (đặc, nguội)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Kim loại có thể được điều chế từ quặng boxit là kim loại nào.

  • A Fe   
  • B Al   
  • C Cu  
  • D Cr

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về phương pháp điều chế nhôm

Lời giải chi tiết:

Quặng boxit có thành phần chính là Al2O3 có thể điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy:

 2Al + 3O2 \(\buildrel {dpnc} \over\longrightarrow \) Al2O3 

Đáp án B  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

  • A Al2(SO4)3.    
  • B Al(OH)3.      
  • C  KNO3.     
  • D CuCl2.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Tính chất hóa học các chất vô cơ

Lời giải chi tiết:

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Dung dịch Al2(SO4)3 có thể tác dụng với:

  • A NaOH       
  • B KNO3         
  • C NaCl    
  • D NaBr

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Tính chất hóa học hợp chất của Al

Lời giải chi tiết:

Trong 4 đáp án thì NaOH có thể phản ứng được với Al2(SO4)3

6NaOH + Al2(SO4)3 → 3Na2SO4 + 2Al(OH)3

Đáp án A 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Phản ứng hóa học xảy ra khi cho nhôm tác dụng với chất nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm:

  • A O2      
  • B Fe2O3       
  • C  Fe3O4      
  • D Cr2O3

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Định nghĩa phản ứng nhiệt nhôm: Phản ứng của nhôm với oxit của các kim loại đứng sau nhôm ở nhiệt độ cao được gọi là phản ứng nhiệt nhôm

Lời giải chi tiết:

Vậy các chất có thể có phản ứng nhiệt nhôm là Fe2O3, Fe3O4 , Cr2O3

Còn lại Oxi.

Đáp án A 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Al2O3, Al(OH)3 bền trong:

  • A Dung dịch HCl.      
  • B Dung dịch Ca(OH)2.
  • C H2O.  
  • D Dung dịch Ba(OH)2.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Al2O3 và Al(OH)3 đều không phản ứng được với H2O

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Ở trạng thái cơ bản, số electron hóa trị của Al (Z = 13) là:

  • A 2
  • B 1
  • C 4
  • D 3

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Định nghĩa số e hóa trị: Là tổng số e lớp ngoài cùng hoặc tổng số e lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng (nếu như phân lớp này chưa bão hòa).

Lời giải chi tiết:

Câu hình e của Al: 1s22s22p63s23p1

=> Ở trạng thái cơ bản, số electron hóa trị của Al là 3

Đáp án D 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Hợp chất M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O sẽ có tên gọi là phèn chua khi M là

  • A Na. 
  • B NH4+
  • C K.
  • D Li.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phèn chua có công thức hóa học là: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Kim loại thể hiện số oxi hóa +3 duy nhất trong các hợp chất là

  • A Cr
  • B Al
  • C Fe
  • D Cu

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong các hợp chất:

+ Al chỉ có số oxi hóa duy nhất là +3.

+ Fe, Cr có số oxi hóa +2, +3.

+ Cu có số oxi hóa: +1 (ví dụ Cu2O), +2

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, vừa phản ứng được với dung dịch KOH?

  • A AlCl3                        
  • B Ba(OH)2               
  • C Al2O3                 
  • D BaCl2

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chất vừa phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, vừa phản ứng được với dung dịch KOH là Al2O3

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại X là

  • A Fe.                            
  • B Al.                   
  • C Cu.                        
  • D Ag.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ở nhiệt độ thường Al không tan trong nước nhưng tan được trong dung dịch kiềm:

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2

Chú ý: Một số kim loại tan được trong dung dịch kiềm: Al, Zn

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al(OH)3?

  • A NaNO3.
  • B KCl.
  • C MgCl2.
  • D NaOH.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về hợp chất của nhôm.

Lời giải chi tiết:

NaOH có thể hòa tan được Al(OH)3 theo PTHH: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 41 :

Kim loại nào dưới đây bị thụ động với dung dịch HNO3 đặc, nguội?

  • A Mg.
  • B Cu.
  • C Ag.
  • D Al.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Một số KL bị thụ động với HNO3 đặc, nguội thường gặp là: Al, Fe, Cr.

Lời giải chi tiết:

Al bị thụ động với dung dịch HNO3 đặc nguội

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 42 :

Ở những vùng vừa có lũ, nước rất đục, không dùng trong sinh hoạt được, người ta dùng phèn chua làm trong nước. Công thức của phèn chua là

  • A K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.        
  • B (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. 
  • C K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O.
  • D Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về hợp chất của nhôm.

Lời giải chi tiết:

Công thức của phèn chua là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hoặc KAl(SO4)2.12H2O.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 43 :

Cho Al phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, sản phẩm thu được gồm muối Al2(SO4)3

  • A S.                                      
  • B H2O.                                  
  • C H2S.                                  
  • D H2.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lại bài axit sunfuric.

Lời giải chi tiết:

PTHH: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 44 :

Cấu hình electron của cation R3+ có phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử R là

  • A N.
  • B Mg.
  • C Al.
  • D S.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Ta có: R → R3+ + 3e

Từ cấu hình electron của R3+ suy ra cấu hình e của R và tên nguyên tử R.

Lời giải chi tiết:

Ta có: R → R3+ + 3e

Cấu hình electron của R3+ là 1s22s22p6, suy ra cấu hình e của R là 1s22s22p63s23p1

⟹ Z = 13 ⟹ R là Al.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 45 :

Hồng ngọc (Ruby), là một loại đá quý thuộc về loại khoáng chất corundum. Chỉ có những corundum màu đỏ mới được gọi là hồng ngọc, các loại corundum khác được gọi là Sa-phia. Thành phần chính của sa-phia, hồng ngọc là

  • A C (cacbon).
  • B Fe2O3.
  • C Al2O3.
  • D Cr2O3.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lý thuyết về các hợp chất của nhôm.

Lời giải chi tiết:

- Hồng ngọc là tinh thể Al2O3 có một số ion Al3+ được thay thế bằng ion Cr3+.

- Sa-phia là tinh thể Al2O3 có lẫn tạp chất Fe2+, Fe3+, Ti4+.

Vậy thành phần chính của hồng ngọc và sa-phia là Al2O3.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 46 :

Cho các chất: Al, AlCl3, Al2O3, Al(OH)3. Số chất có tính lưỡng tính là

  • A 1.
  • B 2.
  • C 4.
  • D 3.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về nhôm và hợp chất của nhôm.

Lời giải chi tiết:

Các chất có tính lưỡng tính là Al2O3, Al(OH)3 (có 2 chất).

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 47 :

Criolit dùng khi điện phân nóng chảy Al2O3 có công thức là

  • A Na3AlF6.
  • B NaAlO2.
  • C AlF3.
  • D K3AlF6.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Criolit dùng khi điện phân nóng chảy Al2O3 có công thức là Na3AlF6.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 48 :

Phản ứng của dung dịch Al2(SO4)3 với lượng dư chất nào sau đây thu được kết tủa sau khi phản ứng kết thúc?

  • A NaCl.                                                                    
  • B NH3.
  • C NaOH.
  • D H2SO4.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Viết PTHH xác định

Lời giải chi tiết:

A loại vì NaCl không phản ứng với Al2(SO4)3

B thỏa mãn vì 6NH3 dư + Al2(SO4)3 + 3H2O → 3(NH4)2SO4 + 2Al(OH)3 ↓ (kết tủa Al(OH)3 không tan trong NH3)

C loại vì 6NaOH + Al2(SO4)3→ 2Al(OH)3 + 3Na2SO4; Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

D loại vì H2SO4 không phản ứng với Al2(SO4)3

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 49 :

Hợp chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch axit, vừa phản ứng được với dung dịch kiềm?

  • A MgO.
  • B Al2O3.
  • C AlCl3.
  • D Al2(SO4)3.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết bài hợp chất của nhôm

Lời giải chi tiết:

Nhôm oxit (Al2O3) vừa phản ứng với dung dịch axit và dung dịch kiềm:

Al2O3 + 6H+ → Al3+ + 3H2O

Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 50 :

Kim loại Al không tan được trong dung dịch

  • A H2SO4 loãng. 
  • B FeCl2.
  • C H2SO4 đặc, nguội. 
  • D NaOH.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Tính chất hóa học của Al

Lời giải chi tiết:

Kim loại Al bị thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội nên không tan được trong dung dịch này.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close