20 bài tập nhôm và hợp chất của nhôm tác dụng với dung dịch kiềm có lời giải

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M để hòa tan hết tối đa m gam Al2O3. Giá trị của m là

  • A 15,3.     
  • B 5,1. 
  • C 20,4.    
  • D 10,2.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Viết PTHH; tính toán theo PTHH

Lời giải chi tiết:

2NaOH      +     Al2O3 →      2NaAlO2  +     H2O

0,2                   0,1

=> m Al2O3 = 0,1. 102 = 10,2 g

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cho 500 ml dung dịch NaOH 1M vào 150 ml dung dịch AlCl3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A 11,7.    
  • B 3,9.    
  • C 7,8. 
  • D 15,6. 

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Bài toán muối nhôm tác dụng với dd kiềm

Các phản ứng xảy ra:

            Al3+ + 3OH- →  Al(OH)3 (1)

            Al(OH)3 + OH- →  [Al(OH)4]- (2)

Từ (1) và (2) ta rút ra kết luận:        

+ Nếu b/a ≤ 3 thì kết tủa chưa bị hoà tan và

                  nAl(OH)3= b/3

+ Nếu 3 < b/a < 4 thì kết tủa bị hoà tan 1 phần

            Al3+ + 3OH-  →   Al(OH)3 (1)

mol        a    3a                 a

            Al(OH)3 + OH- →  [Al(OH)4]- (2)

Mol        b-3a        b-3a

                  nAl(OH)3= 4a-b

+ Nếu b/a ≥ 4 thì kết tủa bị hoà tan hoàn toàn

Lời giải chi tiết:

nOH = 0,5 ; nAl3+ = 0,15 mol

=> nAl(OH)3 = 4nAl3+ - nOH = 0,1 mol

=> mkết tủa = 7,8g

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch chứa 2,5a mol NaOH thu được dung dịch X. Kết luận nào sau đây đúng:

  • A Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ 
  • B Thêm 2a mol HCl vào dung dịch X thu được a/3 mol kết tủa                                    
  • C Dung dịch X không phản ứng với dung dịch CuSO4                                       
  • D Sục khí CO2 vào dung dịch X thu được a mol kết tủa

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

            2Al+2OH-+2H2O→2AlO2-+3H2

Bđ:      a       2,5a

Pư:       a          a                      a

Sau:     0          1,5a                 a

Dung dịch X gồm: 1,5a mol OH-; a mol AlO2-

A. Sai, dung dịch X chứa OH- dư làm quỳ tím chuyển xanh

B. Sai, thêm 2a mol vào dung dịch X chỉ thu được 0,5 mol kết tủa

C. Sai, Cu2+ phản ứng được với OH-

D. Đúng

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Al và Na có tỉ lệ mol 1:2 vào nước dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Giá trị của m là

  • A 5,84. 
  • B 6,15.  
  • C 7,30. 
  • D 3,65.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Gọi nAl = x (mol) => nNa = 2x (mol)

nH2 = 4,48 :22,4 = 0,2 (mol)

Na+ H2O → NaOH + 0,5H2↑ 

2x                                  →x             (mol)

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2

x                                               → 1,5x          (mol)

Vì Na : Al có tỉ lệ 1: 2 nên cả Na và Al cùng phản ứng hết

=> nH2 = x + 1,5x = 0,2

=> x = ? (mol) => m = ?

Lời giải chi tiết:

Gọi nAl = x (mol) => nNa = 2x (mol)

nH2 = 4,48 :22,4 = 0,2 (mol)

Na+ H2O → NaOH + 0,5H2↑ 

2x                                  →x             (mol)

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2

x                                               → 1,5x          (mol)

Vì Na : Al có tỉ lệ 1: 2 nên cả Na và Al cùng phản ứng hết

=> nH2 = x + 1,5x = 0,2

=> x = 0,08 (mol)

=> m = 0,08.27 + 2.0,08.23 = 5,84 (g)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Cho 150 ml dung dịch KOH 2M vào 45 ml dung dịch AlCl3 2M .

Khối lượng kết tủa thu được là

  • A 4,68   
  • B 8,64   
  • C 6,48
  • D 7,65

Đáp án: A

Phương pháp giải:

\(3 < T = \frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{{n_{A{l^{3 + }}}}}} = \frac{{0,3}}{{0,09}} = 3,33 < 4\)

n = 4nAl3+ - nOH-

=> m

Lời giải chi tiết:

\(\begin{gathered}
3 < T = \frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{{n_{A{l^{3 + }}}}}} = \frac{{0,3}}{{0,09}} = 3,33 < 4 \hfill \\
\hfill \\
\end{gathered} \)

\({n_ \downarrow } = 4{n_{A{l^{3 + }}}} - {n_{O{H^ - }}}\) =4.0,09- 0,3= 0,06

=> m = 78.0,06= 4,68 gam

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cho V lít dung dịch NaOH 0,4M tác dụng với 170 ml dung dịch  Al2(SO4)3 1M. Kết thúc phản ứng, thu được 23,4 gam kết tủa. Tìm giá trị lớn nhất của V?

  • A  2,56 lít
  • B 2,65 lít 
  • C 5,62 lít     
  • D 4,48 lít

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lượng NaOH là max →kết tủa sinh ra bị hòa tan một phần.

=> n↓còn lại = 4nAl3+ - nOH→ nOH= 4nAl3+ - n↓

Lời giải chi tiết:

0,34 mol; n↓ = 0,3 mol.

Lượng NaOH là max →kết tủa sinh ra bị hòa tan một phần.

n↓còn lại = 4nAl3+ - nOH→ nOH= 4nAl3+ - n↓ = 4.0,34 – 0,3 = 1,06 mol.

=>  VddNaOH = 2,65 lít.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Cho 23,475 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại K và Ba tác dụng với dung dịch AlCl3 dư, thu được 9,75 gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng của kim loại K trong X?

  • A 12,46% 
  • B 14,26%
  • C 16,24% 
  • D 14,62%

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lượng Al3+ dư nên OH- phản ứng chuyển hết vào kết tủa

Al3+ + 3OH- →Al(OH)3

           0,375        0,125

nK = x; nBa = y →x + 2y = 0,375            (1)

                         39x + 137y = 23,475     (2)

=>x,y

Lời giải chi tiết:

n↓ = \(\frac{{9,75}}{{78}}\) = 0,125 mol .

Lượng Al3+ dư nên OH- phản ứng chuyển hết vào kết tủa.

Al3+ + 3OH- →Al(OH)3

           0,375        0,125

nK = x; nBa = y →x + 2y = 0,375            (1)

                         39x + 137y = 23,475     (2)

=> x = 0,075; y = 0,15.

=>  %mK = 12,46%.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Hòa tan hết m gam Al bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí H2(đktc). Giá trị của m là

  • A 2,7.      
  • B 5,4.      
  • C 8,1.      
  • D 6,75.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

PT: Al + NaOH + H2O → NaAlO2  + 3/2 H2.

Số mol H2 = 0,3 mol → số mol Al = 0,2 mol → mAl = 5,4 gam.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cho 200 ml dung dịch KOH 1M và NaOH 0,75M vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. giá trị của m là

  • A 3,9
  • B 11,7
  • C 7,8
  • D 5,85

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xác định tỉ lệ số mol OH- so với Al3+ để xem kết tủa đã bị tan chưa và giải.

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Cho m gam hỗn hợp A gồm Na và Al vào nước thu được dung dịch X, 5,376 lít H2(đktc) và 3,51 gam chất rắn không tan. Nếu oxi hóa m gam A cần bao nhiêu lít Cl2(đktc)?

  • A 9,968 lít 
  • B 8,624 lít           
  • C 9,520 lít
  • D 9,744 lít

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xác định chất không tan là Al sau đó kết hợp BTNT và BTE để giải.

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí H2 đktc. Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là

  • A  2,7 gam                                
  • B 16,2 gam                    
  • C 5,4 gam                                
  • D  10,4 gam

Đáp án: C

Phương pháp giải:

2NaOH + 2Al + H2O→ NaAlO2 + 3H2

Lời giải chi tiết:

 

Hướng dẫn giải :

2NaOH + 2Al + H2O→ NaAlO2 + 3H2

nH2= 0,3 mol → nAl = 0,2 mol →mAl  =5,4 g

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Cho 31,2g hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư  thu được 13,44 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp là

  • A 34,6%.    
  • B 20,5%.      
  • C 65,4%.      
  • D 79,5%.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Tính chất hóa học của Al và hợp chất của nhôm

Lời giải chi tiết:

nH2 = 13,44: 22,4 = 0,6 mol

- Các phản ứng:          

            Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

            Al + NaOH → NaAlO2 + 1,5H2

Mol      0,4                   \leftarrow              0,6

=> %mAl = 0,4.27 / 31,2 = 34,6%

=> %mAl2O3 = 100 % - %mAl = 100% - 34,6% = 65,4%

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cho 200 ml dung dịch AlCl31,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là        

  • A 2,4     
  • B  2.    
  • C 1,8.          
  • D 1,2.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Bài toán Al3+ + OH-

Nếu nAl(OH)3 <  nAl3+. Tính nOH-.

Đặt nAl3+ = a và nAl(OH)3 = b (b < a) thì có 2 khả năng:

+ Khả năng 1: Nếu nAl3+ dư chỉ xảy ra 1 phản ứng:

  Al3+ + 3OH- →  Al(OH)3 (1)

Mol              3b             b

                  nOH- min = 3b

       + Khả năng thứ 2: Nếu nAl3+ hết  xảy ra 2 phản ứng:

  Al3+ + 3OH- →  Al(OH)3 (1)

Mol  a         3a              a

   Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]- (2)

Mol     a - b        a - b

                      nOH- max = 4a - b

Lời giải chi tiết:

nAl3+ = 0,2.1,5 = 0,3 mol ; nAl(OH)3 = 15,6: 78 = 0,2 mol

Ta thấy: nAl(OH)3 < nAl3+. Vậy nếu muốn dung NaOH phản ứng với lượng tối đa thì nghĩa là xảy ra phản ứng hòa tan kết tủa

=> nOH max = 4nAl3+ - nAl(OH)3 = 4.0,3 – 0,2 = 1 mol

=> Vdd NaOH = 1: 0,5 = 2lit

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Hòa tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong dung dịch NaOH giải phóng 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp là

  • A 11,93 gam.  
  • B  10,20 gam.        
  • C 15,30 gam.      
  • D 13,95 gam.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Tính toán theo phương trình phản ứng

Lời giải chi tiết:

nH2 = 3,36: 22,4 = 0,15 mol

            Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2

Mol      0,1                   \leftarrow                         0,15

=> mAl2O3 = 18 – mAl  =18 – 0,1.27 = 15,3g

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Hòa tan m gam Al bằng dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí H2(đktc). Giá trị của m là

  • A 4,05. 
  • B 2,025. 
  • C 2,7. 
  • D 8,1.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Tính toán theo PTHH: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2

Lời giải chi tiết:

nH2(đktc) = 3,36 : 22,4 = 0,15 (mol)

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2

0,1                          ←                   0,15    (mol)

=> mAl = 0,1.27 = 2,7 (lít)

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Hòa tan hoàn toàn 4,05 gam Al trong lượng vừa đủ dung dịch KOH thu được V lít khí H2. Giá trị của V là

  • A 3,36. 
  • B 5,04. 
  • C 10,08. 
  • D 6,72.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Viết và tính theo PTHH.

Lời giải chi tiết:

nAl = 4,05 : 27 = 0,15 mol

PTHH: 2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

            0,15                  →                          0,225 (mol)

=> V = 0,225.22,4 = 5,04 lít

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Lần lượt tiến hành 2 thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho từ từ dd NH3 đến dư vào dd Al(NO3)3.

- Thí nghiệm 2: Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd Al(NO3)3.

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A Thí nghiệm 1 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa giữ nguyên không tan. Thí nghiệm 2 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa tan.
  • B Thí nghiệm 1 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa tan. Thí nghiệm 2 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa giữ nguyên không tan.
  • C Cả 2 thí nghiệm đều xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa giữ nguyên không tan.
  • D Cả 2 thí nghiệm đều xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa tan.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của Al(OH)3 và muối nhôm để nêu hiện tượng xảy ra.

Lời giải chi tiết:

Thí nghiệm 1:

Al(NO3)3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4NO3

Al(OH)3 không tan trong dung dịch NH3 dư.

Thí nghiệm 2:

Al(NO3)3 + 3NaOH→ Al(OH)3↓ + 3NaNO3

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Vậy hiện tượng của 2 thí nghiệm là:

- Thí nghiệm 1 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa giữ nguyên không tan.

- Thí nghiệm 2 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa tan.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Để hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al cần dùng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là

  • A 400. 
  • B 200. 
  • C 300. 
  • D 600.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Đổi số mol Al theo công thức: nAl = mAl/MAl = ?

Viết PTHH xảy ra, tính số mol NaOH theo số mol Al.

Lời giải chi tiết:

nAl = mAl/MAl = 5,4/27 = 0,2 (mol)

PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 (mol)  0,2  → 0,2

Theo PTHH: nMaOH = nAl = 0,2 (mol)

→ VNaOH = nNaOH : CM NaOH = 0,2 : 0,5 = 0,4 (lít) = 400 ml

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Hòa tan hết m gam nhôm vào dung dịch NaOH 1M, thu được 6,72 lít khí (đktc). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là

  • A 150 ml. 
  • B 200 ml. 
  • C 300 ml. 
  • D 100 ml.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Đổi số mol H2 (đktc) = VH2/22,4 = ?

Tính toán mol NaOH theo mol H2 dựa vào PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Lời giải chi tiết:

nH2(đktc) = VH2/22,4 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)

PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

(mol)               0,2                                       ←  0,3

Theo PTHH: nNaOH = 2/3 nH2 =2/3×0,3 =0,2 (mol)

→ VNaOH = nNaOH : C­M = 0,2 : 1 = 0,2 (lít) = 200 (ml)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Hòa tan hoàn toàn 4,05 gam Al bằng dung dịch NaOH dư thu được V lít H2( đo ở đktc). Giá trị của V là:

  • A 5,60. 
  • B 2,24. 
  • C 4,48. 
  • D 5,04.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Đổi số mol Al, viết PTHH xảy ra, tính mol H2 theo số mol Al. Từ đó tính được VH2 = nH2×22,4 = ?

Lời giải chi tiết:

nAl = mAl : MAl = 4,05 : 27 = 0,15 (mol)

PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Theo PTHH: nH2 = 3/2 nAl = 3/2 ×0,15 = 0,225 (mol)

⟹ VH2(đktc) = nH2×22,4 = 0,225×22,4 = 5,04 (lít)

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close