40 câu hỏi lý thuyết mức độ nhận biết về sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hóa học có lời giải

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Trong một chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố ?

  • A tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
  • B giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
  • C giảm theo chiều tăng của tính phi kim
  • D B và C đều đúng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử ?

  • A F, O, C, Be, Mg
  • B F, Be, C, Mg, O.
  • C Be, F, O, C, Mg
  • D Mg, Be, C, O, F.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong một chu kì , khi điện tích hạt nhân tăng thì lực hút giữa hạt nhân và các electron cũng tăng, nên Bán kính nguyên tử (R) giảm dần, nhận thấy F, O, Be cùng thuộc chu kì 2=> bán kính nguyên tử Be > C > O > F (1)Trong nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng, nên bán kính nguyên tử (R) tăng dần, nhận thấy Be và Mg cùng thuộc nhóm IIA=> bán kính nguyên tử Be < Mg (2)Từ (1) và (2) => bán kính nguyên tử F < O < C < Be < Mg=> Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì ?

  • A phi kim mạnh nhất là flo
  • B kim loại mạnh nhất là liti.
  • C phi kim mạnh nhất là iot
  • D kim loại yếu nhất là xesi.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong 1 chu kì khi đi từ trái sang phải : Z+ tăng dần nhưng số lớp e không đổi  lực hút giữa hạt nhân với e ngoài cùng tăng  bán kính giảm  khả năng nhường e giảm( Tính KL yếu dần)  khả năng nhận thêm e tăng dần => tính PK mạnh dần. => Trong mỗi chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính KL của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính PK mạnh dần.Trong một nhóm A : Trong 1 nhóm A khi đi từ trên xuống : Z+ tăng dần và số lớp e cũng tăng  bán kính nguyên tử tăng và chiếm ưu thế hơn  khả năng nhường e tăng  tính kim loại tăng và khả năng nhận e giảm => tính PK giảm.=> Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính KL của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính PK giảm dần.=> Flo là phi kim mạnh nhấtĐáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Trong một chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, số oxi hóa cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong oxit biến đổi như thế nào?

  • A Tăng dần
  • B Giảm dần
  • C Tăng dần sau đó giảm dần
  • D Giảm dần sau đó tăng dần.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong cùng 1 chu kì, hóa trị cao nhất của một nguyên tố đối với oxi tăng từ 1 đến 7. Hóa trị của các phi kim với hiđro giảm từ 4 đến 1=> Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có ?

  • A số lớp electron như nhau.
  • B cùng số electron d.
  • C số electron như nhau.
  • D số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Trong số các tính chất và đại lượng vật lý sau:

(1) bán kính              (2) tổng số electron              (3) tính kim loại

(4) tính phi kim         (5) độ âm điện                     (6) nguyên tử khối

Các tính chất và đại lượng biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử là:

  • A (1), (2), (5)  
  • B (3), (4), (6)    
  • C (2), (3), (4)
  • D (1), (3), (4), (5)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các tính chất và đại lượng vật lí biến thiên tuẩn hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử là: (1) bán kính, (3) tính kim loại, (4) tính phi kim, (5) độ âm điện.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Trong dãy các nguyên tố thuộc chu kì 3, khi đi từ Na đến Cl

  • A độ âm điện giảm dần
  • B  tính khử giảm dần
  • C  bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần
  • D tính bazơ của các hiđroxit tương ứng tăng dần

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

A sai độ âm điện tăng dần

B đúng

C sai bán kính nguyên tử giảm dần

D sai vì tính bazơ giảm dần

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Trong bảng hệ thống tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Phát biểu đúng là:

 

  • A Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần
  • B Tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần

     

  • C Tính kim loại tăng dần, tính phi kim cũng tăng dần
  • D  Tính kim loại giảm dần, tính phi kim cũng giảm dần

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong bảng hệ thống tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cho dãy các bazơ sau: NaOH, KOH, Al(OH)3, Ca(OH)2 thứ tự sắp xếp theo tính bazơ giảm dần là:

 

  • A NaOH> KOH> Ca(OH)2> Al(OH)3
  • B KOH> NaOH> Al(OH)3> Ca(OH)2

     

  • C KOH> NaOH> Ca(OH)2> Al(OH)3
  • D  NaOH> KOH> Al(OH)3> Ca(OH)2

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thứ tự sắp xếp theo tính bazơ giảm dần là KOH> NaOH> Ca(OH)2> Al(OH)3

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Xét các nguyên tố: Cl, Al, Na, P, F. Thứ tự tăng dần của bán kính nguyên tử nào sau đây đúng ?

                                     

  • A Cl < F < P < Al < Na   
  • B F < Cl < P < Al < Na

                                                   

  • C  Na < Al < P < Cl < F  
  • D Cl < P < Al < Na < F

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Xét các nguyên tố: Cl, Al, Na, P  thuộc  cùng 1 chu kì 3 nên theo chiều tăng ĐTHN thì bán kính giảm dần nên

Cl < P < Al< Na

Vì Cl và F cùng thuộc phân lớp nên theo chiều tăng ĐTHN bán kính tăng dần nên F < Cl

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì:

  • A tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.  
  • B tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần
  • C độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.     
  • D tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong một phân nhóm chính (trừ nhóm VIIIA) theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì: tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần, độ âm điện giảm dần, năng lượng ion hóa thứ nhất giảm dần, bán kính tăng dần

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử ?

  • A F, Li, Na, C, N
  • B Na, Li, C, N, F
  • C Li, F, N, Na, C
  • D N, F, Li, C, Na.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dễ thấy Na và Li cùng nhóm IA => độ âm điện Li > Na (1)Li, C, N, F cùng chu kì => độ âm điện Li < C < N < F (2)Từ (1) và (2) => Na < Li < C < N< F=> Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Nguyên tố nào sau đây có độ âm điện nhỏ nhất?

  • A Al      
  • B F
  • C Br         
  • D Na

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Trong các khẳng định sau, khẳng định không đúng là:

  • A  Trong một nhóm khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần
  • B  Trong một chu kì khi đi từ trái sang phải tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần

     

  • C Các nguyên tố nhóm IA, IIA, IIIA (trừ hiđro và bo) có tính kim loại. Các nguyên tố nhóm VA, VIA, VIIA có tính phi kim (trừ antimo, bitmut và poloni)
  • D Số thứ tự ô nguyên tố bằng số khối A của nguyên tử bằng tổng số hạt proton và nơtron.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

A đúng

B đúng

C đúng

D sai vì STT chỉ bằng proton

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Trong một chu kì của bảng hệ thống tuần hoàn, khi Z tăng dần thì điều khẳng định nào sau đây là sai:

  • A Bán kính nguyên tử giảm dần 
  • B Tính phi kim tăng dần
  • C Năng lượng ion hóa tăng         
  • D Độ âm điện giảm dần

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D                     

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Trong một chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, số oxi hóa cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong oxit biến đổi như thế nào?

  • A Giảm dần                 
  • B Giảm dần sau đó tăng dần
  • C Tăng dần sau đó giảm dần          
  • D Tăng dần

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong một chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, số oxi hóa cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong oxit tăng dần từ 1 đến 8.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới thì điều khẳng định đúng là:

  • A Bán kính nguyên tử giảm dần
  • B Độ âm điện tăng dần
  • C Bán kính nguyên tử tăng dần    
  • D Tính kim loại giảm dần

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Trong một nhóm A, đi từ trên xuống dưới thì:

+ Bán kính nguyên tử tăng dần do số lớp e tăng.

+ Tính kim loại tăng dần do số lớp e tăng => dễ nhường e

+ Độ âm điện giảm

Lời giải chi tiết:

Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới thì bán kính nguyên tử tăng dần.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Trong cùng một nhóm A, theo chiều điện tích hạt nhân tăng thì bán kính nguyên tử

  • A không đổi      
  • B tăng dần
  • C giảm dần        
  • D biến đổi không có qui luật

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Do trong cùng một nhóm A, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần số lớp e tăng nên bán kính tăng dần

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Trong các hidroxit dưới đây, hidroxit nào có tính lưỡng tính?

  • A NaOH
  • B KOH
  • C LiOH
  • D Al(OH)3

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Ghi nhớ một số hidroxit có tính lưỡng tính thường gặp như: Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2, Cr(OH)3, Pb(OH)2, ...

Lời giải chi tiết:

Al(OH)3 là một hidroxit lưỡng tính.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn thì:

  • A Phi kim mạnh nhất là iot                  
  • B   Kim loại mạnh nhất là Li
  • C Phi kim mạnh nhất là F                         
  • D Kim loại yếu nhất là Cs

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có:

  • A số electron như nhau
  • B số lớp electron như nhau
  • C số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau
  • D cùng số electron s hay p

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vì các electron lớp ngoài cùng là các electron quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố. Do đócác nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có: số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.

Lời giải chi tiết:

Vì các electron lớp ngoài cùng là các electron quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố.

Do vậy, các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có: số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì:

  • A bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm
  • B bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng
  • C bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng
  • D bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào quy luật sự biến đổi tuần hoàn bán kính nguyên tử và độ âm điện trong một chu kì.

Lời giải chi tiết:

Trong một chu kì, tuy nguyên tử các nguyên tố có cùng số lớp electron, nhưng khi điện tích hạt nhân tăng, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng cũng tăng theo, do đó bán kính nguyên tử nói chung giảm dần.

Trong 1 chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tố thường tăng dần.

Các nguyên tố từ Li đến F thuộc chu kì 2 nên theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử giảm dần và độ âm điện tăng dần.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là 1s22s22p63s1, 1s22s22p63s2, 1s22s22p63s23p1. Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là:

  • A X, Y, Z.  
  • B Z, X, Y.  
  • C Z, Y, X.  
  • D Y, Z, X.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào quy luật sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim trong một chu kì.

Lời giải chi tiết:

Nhận thấy các nguyên tố X, Y, Z đều thuộc chu kì 3, có điện tích hạt nhân tăng dần.

Trong cùng một chu kì, đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì tính kim loại giảm. Do đó tính khử X > Y > Z.

Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là: Z < Y < X

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Chọn câu đúng:

  • A

    Trong chu kì theo chiều giảm dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần.

  • B

    Trong một nhóm, tính kim loại giảm dần theo chiều tăng của độ âm điện.

  • C

    Trong một nhóm, bán kính nguyên tử giảm dần tính kim loại tăng dần.

  • D

    Trong một chu kỳ, tính phi kim tăng dần theo chiều giảm của độ âm điện.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về sự sắp xếp của các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn.

Lời giải chi tiết:

A. Sai, trong chu kì theo chiều giảm dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần.

B. Đúng

C. Sai, trong một nhóm, bán kính nguyên tử giảm dần tính kim loại giảm dần.

D. Sai, trong một chu kỳ, tính phi kim tăng dần theo chiều tăng của độ âm điện

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Các nguyên tố: 9F, 8O, 15P, 7N. Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự sau:

  • A N < O < F < P. 
  • B F < O < N < P. 
  • C F < O < P < N. 
  • D P < F < O < N.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Trong một chu kì, đi từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần.

Trong một nhóm đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần.

Lời giải chi tiết:

Trong một chu kì, bán kính: N > O > F

Trong một nhóm, bán kính: N < P

Vậy bán kính của các nguyên tử tăng dần theo thứ tự: F < O < N < P.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Cho các nguyên tố 4Be, 11Na, 12Mg, 19K. Chiều giảm dần tính bazo của các hydroxit là:

  • A Be(OH)2 > Mg(OH)2 > NaOH > KOH.
  • B

    Mg(OH)2 > Be(OH)2 > NaOH > KOH.

  • C KOH > NaOH > Be(OH)2 > Mg(OH)2
  • D

    KOH > NaOH > Mg(OH)2 > Be(OH)2

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Trong 1 chu kì, đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần điện tích tính bazo của các hidroxit giảm dần

Trong 1 nhóm, đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần điện tích tính bazo của các hidroxit tăng dần

Lời giải chi tiết:

Trong cùng nhóm IA:  KOH > NaOH

Trong một chu kì: NaOH > Mg(OH)2 

Trong cùng nhóm IIA: Mg(OH)2 > Be(OH)2

Vậy chiều giảm dần tính bazo của các hydroxit là: KOH > NaOH > Mg(OH)2 > Be(OH)2

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Phát biểu nào sau đây đúng nhất? Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân :

  • A Các hiđroxit có tính bazơ mạnh dần, tính axit yếu dần.
  • B Tính bazơ và tính axit của các hiđroxit tương ứng mạnh dần.
  • C Tính bazơ và tính axit của các hiđroxit tương ứng yếu dần.
  • D Các hiđroxit có tính bazơ yếu dần và tính axit mạnh dần.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào quy luật biến đổi tính axit, bazo của các hidroxit trong 1 chu kì.

Lời giải chi tiết:

Trong cùng 1 chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các hiđroxit có tính bazơ yếu dần và tính axit mạnh dần.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì:

  • A phi kim mạnh nhất là iot
  • B kim loại mạnh nhất là liti
  • C phi kim mạnh nhất là flo
  • D kim loại yếu nhất là xesi

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào quy luật sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim trong một chu kì và trong 1 nhóm A.

Từ đó tìm được kim loại mạnh nhất và phi kim mạnh nhất.

Lời giải chi tiết:

Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì: Phi kim mạnh nhất là flo. Kim loại mạnh nhất là xesi.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Cho các nguyên tố sau: Na, K, Al, Mg. Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần theo thứ tự.

  • A Na > K > Al > Mg. 
  • B

    K > Na > Al > Mg.

  • C K > Na > Mg > Al.     
  • D

    Na > K > Mg > Al.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Trong 1 nhóm đi từ trên xuống dưới tính kim loại tăng dần

Trong 1 nhóm đi từ trái sang phải tính kim loại giảm dần

Lời giải chi tiết:

Na và K thuộc cùng nhóm IA. Na thuộc chu kì 3, K thuộc chu kì 4 => tính kim loại K > Na

Na, Mg và Al thuộc chu kì 2, Na thuộc IA, Mg thuộc IIA, Al thuộc IIIA => tính kim loại Na > Mg > Al

Do vậy tính kim loại giảm theo thứ tự: K > Na > Mg > Al

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s22s22p63s1; 1s22s22p63s2; 1s22s22p63s23p1. Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là

  • A Z, Y, X.
  • B X, Y, Z.
  • C Y, Z, X.
  • D Z, X, Y.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Từ cấu hình electron của các nguyên tố suy ra vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

- Dựa vào vị trí và sự biến đổi tính kim loại để sắp xếp.

Sự biến đổi tính kim loại:

+ Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính kim loại giảm dần.

+ Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính kim loại tăng dần. 

Lời giải chi tiết:

X có cấu hình electron là 1s22s22p63s1 ⇒ X thuộc chu kì 3, nhóm IA

Y có cấu hình electron là 1s22s22p63s2 ⇒ Y thuộc chu kì 3, nhóm IIA

Z có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1 ⇒ Z thuộc chu kì 3, nhóm IIIA

⇒ X, Y, Z đều thuộc chu kì 3

Mà Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính kim loại (tính khử) giảm dần.

Vậy sự sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử là: Z < Y < X.

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì

  • A tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.
  • B tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.
  • C độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
  • D tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (từ trên xuống dưới)

+ Độ âm điện giảm dần

+ Tính kim loại tăng

+ Tính phi kim giảm

+ Bán kính nguyên tử tăng dần.

Lời giải chi tiết:

Trong cùng một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần, tính phi kim giảm dần

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Trong một chu kì, đi từ trái sang phải, hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất khí với hiđro:

  • A tăng lần lượt từ 1 đến 8.
  • B tăng lần lượt từ 1 đến 4.
  • C tăng lần lượt từ 1 đến 7.         
  • D giảm lần lượt từ 4 đến 1.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong một chu kì, đi từ trái sang phải, hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất khí với hiđro giảm lần lượt từ 4 đến 1.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Sắp xếp các chất sau theo trật tự tính bazo giảm dần là

  • A Al(OH)3, Mg(OH)2; NaOH. 
  • B

    NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3

  • C Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH. 
  • D

    NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất biến đổi tuần hoàn trong một nhóm và một chu kì

Lời giải chi tiết:

Trong một chu kì, đi từ trái sang phải tính bazo tương ứng của các nguyên tố giảm dần

=> thứ tự tính bazo giảm dần: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Trong cùng một nhóm A, theo chiều điện tích hạt nhân tăng thì bán kính nguyên tử 

  • A không đổi
  • B tăng dần
  • C giảm dần
  • D biến đổi không có qui luật

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Do trong cùng một nhóm A, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần số lớp e tăng nên bán kính tăng dần

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì:

  • A Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng. 
  • B

    Tính kim loại giảm, tính phi kim không thay đổi.

  • C Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm. 
  • D

    Tính phi kim tăng, tính kim loại không thay đổi.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào quy luật biến đổi tuần hoàn của các nguyên tố nhóm A

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Tính chất nào sau đây biến đổi tuần hoàn?

  • A số lớp electron  
  • B số electron lớp ngoài cùng   
  • C khối lượng nguyên tử  
  • D điện tích hạt nhân

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào định luật tuần hoàn để tìm tính chất biến đổi tuần hoàn.

Lời giải chi tiết:

Số electron lớp ngoài cùng biến đổi tuần hoàn.

Còn số lớp electron, khối lượng nguyên tử và điện tích hạt nhân không biến đổi tuần hoàn.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Trong một chu kì khi đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của nguyên tố đối với oxi:

  • A Giảm dần         
  • B Tăng dần
  • C Không đổi       
  • D Tăng giảm không theo quy luật

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O5. Nguyên tố R là:

  • A Mg     
  • B C        
  • C
  • D Cl

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O=> R thuộc nhóm  V A : gồm N , P , As 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong bảng hệ thống tuần hoàn hóa học là:

  • A O     
  • B F          
  • C
  • D H

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Những nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là : F > O > Cl 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Chọn câu đúng nhất: Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho

  • A khả năng nhường electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.
  • B khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.
  • C khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó.
  • D khả năng tạo thành liên kết hoá học.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút e của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.

Lời giải chi tiết:

Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close