Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 - Lịch sử 10Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 10 Quảng cáo
Đề bài Câu 1 (TH): Nội dung nào phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc? A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. B. Hỗ trợ vua Lê nắm quyền trở lại trên cả nước. C. Thống nhất hoàn toàn đất nước. D. Đánh bại ba lần xâm lược của quân Mông - Nguyễn, Xiêm và Thanh. Câu 2 (NB): Thay đổi lớn nhất trong cải cách hành chính đưới thời Minh Mạng là gì? A. Chia cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và Trực doanh. B. Chứa cả nước thành 31 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. C. Chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. D. Cha cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và phủ Thừa Thiên. Câu 3 (TH): Nguyên nhân cơ bản khiến nhà Lê đánh mất vai trò tích cực của mình trong tiến trình xây dựng đất nước là gì? A. Do Mạc Đăng Dung cướp ngôi, lập ra nhà Mạc. B. Do vua quan ăn chơi sa đọa, nội bộ triều đình tranh giành quyền lực. C. Do cuộc khởi nghĩa của nông dân chống đối nhà Lê diễn ra khắp nơi. D. Do nhà Lê thần phục nhà Minh của Trung Quốc. Câu 4 (NB): Ý nào không phản ánh đúng chính sách đối ngoại của triều Nguyễn? A. Thực hiện chính sách “đóng cửa” với các nước phương Tây. B. Bắt Lào và Chân Lạp thần phục. C. Chủ trương thiết lập quan hệ bang giao với Mĩ. D. Phục tùng nhà Thanh. Câu 5 (TH): Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta thế kỉ X-XV là A. có hệ thống sông ngòi thuận lợi cho tưới tiêu. B. điều kiện khí hậu thuận lợi. C. đất đai màu mỡ, diện tích lớn. D. nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế. Câu 6 (NB): Thông qua Hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ gắn với thời kỳ nào của cách mạng tư sản Pháp 1789? A. Thời kì phái Gi-rông-đanh cầm quyền. B. Thời kì phái Gia-cô-banh cầm quyền. C. Thời kỳ quân chủ lập hiến. D. Thời kì phong kiến chuyên chế. Câu 7 (VDC):Cùng với sự phát triển mạnh như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, theo em, để có thể phát triển bền vững, tất cả các quốc gia trên thế giới cần quan tâm giải quyết vấn đề gì? A. bùng nổ dân số. B. ô nhiễm môi trường. C. khủng bố. D. chênh lệch giàu nghèo. Câu 8 (NB): Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là A. Hoàng Việt luật lệ. B. Quốc triều hình luật. C. Hình thư. D. Hình luật. Câu 9 (TH): Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét nhất trong việc A. kháng chiến chống ngoại xâm. B. xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng. C. giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. D. xây dựng nền kinh tế tự chủ. Câu 10 (VD): Chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian. Đó là đặc điểm của văn hóa thời A. Đinh, Tiền Lê. B. Lý, Trần. C. Lý, Trần, Lê. D. Lê sơ. Câu 11 (NB): Năm 1861, ở Mĩ diễn ra sự kiện lịch sử gi? A. Lin-côn trùng cử Tổng thống. B. nội chiến bắt đầu. C. Lin-côn kí sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư. D. Lin-côn kí sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ. Câu 12 (NB): Chính sách nào của nhà Mạc khiến nhà Mạc không được nhân dân tin tưởng và ủng hộ? A. Thân phục các nước Phương Nam. B. Cắt đất thần phục nhà Minh của Trung Quốc. C. Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”. D. Gây chiến tranh với Lào và Chân Lạp. Câu 13 (TH): Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, quân dân Đại Việt phải đụng đầu với các kẻ thù hung hãn nào? A. Nhà Tống, Mông - Nguyên. B. Nhà Tống, Mông - Nguyên và nhà Minh. C. Nhà Tống, Mông - Nguyên và nhà Thanh. D. Nhà Minh và nhà Thanh. Câu 14 (NB): Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất của nước ta trong các thế kỷ XVI-XVIII là A. Hội An (Quảng Nam). B. Kinh Kì (Kẻ Chợ). C. Phố Hiến (Hưng Yên). D. Thanh Hà (Phú Xuân - Huế). Câu 15 (TH): Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI - XV được xây dựng theo thể chế A. Quân chủ chuyên chế. B. Dân chủ đại nghị. C. Dân chủ chủ nô. D. Quân chủ lập hiến. Câu 16 (NB): Nội chiến ở Anh diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. Từ năm 1640 -1688. B. Từ năm 1640 -1648. C. Từ năm 1642 -1653. D. Từ năm 1642 -1648. Câu 17 (NB): Nội dung nào không phải là hệ quả cuộc cách mạng công nghiệp? A. Giai cấp vô sản tăng cường bóc lột giai cấp tư sản. B. Nhiều trung tâm công nghiệp mới ra đời. C. Hình thành 2 giai cấp tư sản công nghiệp-vô sản công nghiệp. D. Tăng năng suất lao động. Câu 18 (NB): Ruộng đất công làng xã thời Lê được phân chia theo chế độ A. đồn điền. B. lộc điền. C. quân điền. D. điền trang. Câu 19 (TH): Hai câu ca dao sau nói lên điều gì? “Con ơi, mẹ bảo câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. A. Hiện tượng tham nhũng sách nhiễu nhân dân rất phổ biến. B. Nạn cướp giật dưới thời nhà Nguyễn. C. Nỗi khổ của người dân dưới thời nhà Nguyễn. D. Sự phẫn nộ của nhân dân dưới thời nhà Nguyễn. Câu 20 (VD): Câu ca sau chứng tỏ điều gì? “Đình Bảng bán âm, bán khay Phủ Lưu họp chợ mỗi ngày một đông”. A. sự phát triển của thủ công nghiệp. B. sự xuất hiện của nhiều nghề thủ công mới. C. người dân họp chợ buôn bán hàng hóa. D. sự giao lưu buôn bán trong nước ngày càng phát triển. Câu 21 (NB): Thời Quang Trung, thứ chữ viết nào được đề cao? A. Chữ Hán. B. Chữ Quốc ngữ. C. Chữ Phạn. D. Chữ Nôm. Câu 22 (VDC): “Chiến thắng nào có ý nghĩa quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn? A. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. B. Chiến thắng Thăng Long. C. Chiến thắng Hà Hồi. D. Chiến thắng Ngọc Hồi. Câu 23 (TH): Sắp xếp theo thứ tự thời gian tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV: A. Lê, Trần, Ngô Đình, Tiền Lê, Hồ, Lê sơ. B. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Trần, Hồ, Lí, Lê sơ. C. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ. D. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lê, Trần. Câu 24 (TH): Nền văn hóa nào dưới đây không thuộc thời kỳ đá mới? A. Văn hóa Bắc Sơn. B. Văn hóa Sơn Vi. C. Văn hóa Hòa Bình. D. Văn hóa Phùng Nguyên. Câu 25 (NB): Các tầng lớp chính trong xã hội quốc gia Văn Lang - Âu Lạc là A. vua, tăng lữ, nông dân tự canh. B. vua, quan lại, tăng lữ. C. vua, địa chủ và nông nô. D. vua, quý tộc, dân tự do, nô tì. Câu 26 (NB): Cách ngày nay 30 - 40 vạn năm, trên đất nước Việt Nam đã tìm thấy dấu tích của A. Người tình khôn. B. Vượn người. C. Người tối cổ. D. Người hiện đại. Câu 27 (NB): Sự kiện lịch sử nào chứng tỏ Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ A. Thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 4-7-1776. B. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga. C. Mĩ thông qua Hiến pháp năm 1787. D. Ký kết Hòa ước Véc-xai ở Pháp tháng 9-1783. Câu 28 (NB): Dưới thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa từ thời nào? A. Thời Hán, Đường. B. Thời Nhà Hán. C. Thời Tống, Đường. D. Thời nhà Triệu. Câu 29 (TH): Chính sách quân điền đưới thời Nguyễn không đạt hiệu quả là do A. nông nghiệp quá lạc hậu. B. người nông dân không quan tâm đến ruộng đất. C. tình trạng chấp chiếm ruộng đất của giai cấp thống trị. D. diện tích ruộng công ở làng xã quá nhiều. Câu 30 (VDC): Thành tựu kiến trúc nổi tiếng dưới triều Nguyễn hiện nay được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới là A. thành Hà Nội. B. quần thể cung điện, lăng tẩm ở Huế. C. hệ thống lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế. D. phố cổ Hội An (Quảng Nam). Câu 31 (NB): Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là A. sơ khai, đơn giản nhưng đây là tổ chức nhà nước của một quốc gia. B. đã hoàn chỉnh, do Vua Hùng đứng đầu. C. khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng. D. nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á. Câu 32 (NB): Khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do – Bình đẳng Bác ái” thuộc văn kiện nào? A. Tuyên ngôn Độc lập. B. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. C. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ. D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. Câu 33 (TH): Hãy sắp xếp các dữ kiện lịch sử sau theo trình tự thời gian về cuộc Nội chiến ở Mĩ: 1. Sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ được ban hành. 2. Quân đội liên bang tấn công thủ phủ Hiệp bang và giành thắng lợi, kết thúc cuộc nội chiến. 3. Nội chiến bùng nổ. 4. Lincôn trúng cử Tổng thống Mĩ. A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 1, 4. C. 4, 3, 1, 2. D. 1, 4, 2, 3. Câu 34 (VD): Điểm chung thể hiện mặt tiến bộ giữa Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam năm 1945 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp là gì? A. Quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội. C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản. D. Đề cao quyền công dân và quyền con người. Câu 35 (NB): Trong các thế kỷ XVI - XVIII, tôn giáo mới được truyền bá vào nước ta A. Đạo giáo. B. Nho giáo. C. Thiên chúa giáo. D. Phật giáo. Câu 36 (NB): Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đánh dấu sự chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa nước ta bước vào thời kì độc lập lâu dài? A. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ năm 907. B. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938. C. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ năm 905. D. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô năm 939. Câu 37 (VD): Biểu hiện cơ bản nhất về sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc là A. sự xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản. B. mâu thuẫn xã hội gay gắt. C. chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thuộc địa. D. sự ra đời các tổ chức độc quyền. Câu 38 (NB): Phong trào Tây Sơn nổ ra vào năm nào? A. Năm 1775. B. Năm 1789. C. Năm 1791. D. Năm 1771. Câu 39 (NB): Thời kì nào Nho giáo, Phật Giáo, Đạo giáo được du nhập vào nước ta A. Thời Trần. B. Thời Lý. C. Thời Bắc thuộc. D. Thời Văn Lang - Âu Lạc. Câu 40 (NB): Chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra từ A. năm 1627 đến năm 1672. B. năm 1945 đến năm 1592. C. năm 1545 đến năm 1627. D. năm 1672 đến năm 1592. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 116, suy luận. Cách giải: Phong trào Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Chọn: A Câu 2. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 126. Cách giải: Thay đổi lớn nhất trong cải cách hành chính đưới thời Minh Mạng là: Chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Chọn: C Câu 3. Phương pháp: Dựa trên sự suy vong của nhà Lê, suy luận. Cách giải: Nguyên nhân cơ bản khiến nhà Lê đánh mất vai trò tích cực của mình trong tiến trình xây dựng đất nước là: Do Vua quan ăn chơi sa đọa, nội bộ triều đình tranh giành quyền lực. Chọn: B Câu 4. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 127. Cách giải: Chính sách đối ngoại của triều Nguyễn: Thực hiện chính sách “đóng cửa” với các nước phương Tây; Phục tùng nhà Thanh; bắt Lào và Chân Lạp thần phục. Chọn: C Câu 5. Phương pháp: Dựa trên sự phát triển nông nghiệp, suy luận. Cách giải: Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta thế kỉ X-XV là nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế. Chọn: D Câu 6. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 154 – 155. Cách giải: Thông qua Hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ gắn với thời kỳ quân chủ lập hiến của cách mạng tư sản Pháp 1789. Chọn: C Câu 7. Phương pháp: Đánh giá nguyên nhân phát triển, liên hệ. Cách giải: Cùng với sự phát triển mạnh như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, theo em, để có thể phát triển bền vững, tất cả các quốc gia trên thế giới cần quan tâm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Chọn: B Câu 8. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 89. Cách giải: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là Hình thư được ban hành năm 1042 thời vua Lý Thái Tông. Chọn: C Câu 9. Phương pháp: Dựa trên biểu hiện của truyền thống yêu nước, suy luận. Cách giải: Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét nhất trong việc kháng chiến chống ngoại xâm. Chọn: A Câu 10. Phương pháp: Phân tích bối cảnh phát triển của thời kì đó Cách giải: Chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian. Đó là đặc điểm của văn hóa thời Lý, Trần, Lê. Trong các thời kì này, các tôn giáo như Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo có điều kiện phát triển. Ví dụ: Phật giáo phát triển rất thịnh đạt thời Lý - Trần, Nho giáo phát triển mạnh vào thời Lê, Đạo giáo hòa lẫn vào các tín ngưỡng dân gian. Bên cạnh sự tiếp nhận, nhân dân ta có sự tiếp biến văn hóa, khiến cho các tôn giáo được du nhập vào nước ta phát triển nhưng mang theo bản sắc riêng của dân tộc. Hơn nữa, văn hóa dân gian và cung đình cũng phát triển, tạo nên bản sắc văn hóa riêng, không dễ gì bị hòa lẫn. Chọn: C Câu 11. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 169. Cách giải: Năm 1861, ở Mĩ diễn ra cuộc nội chiến giữa Chính phủ Liên bang và tiểu bang phía Nam. Chọn: B Câu 12. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 107. Cách giải: Việc nhà Mạc thực hiện chính sách cắt đất thần phục nhà Minh của Trung Quốc khiến nhà Mạc không được nhân dân tin tưởng và ủng hộ. Chọn: B Câu 13. Phương pháp: Dựa trên cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X – XV, suy luận. Cách giải: Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, quân dân Đại Việt phải đụng đầu với các kẻ thù hung hãn: Nhà Tống (thế kỉ X), Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) và nhà Minh (thế kỉ XV). Chọn: B Câu 14. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 111. Cách giải: Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất của nước ta trong các thế kỷ XVI-XVIII là Kinh Kì (Kẻ Chợ). Chọn: B Câu 15. Phương pháp: Dựa trên quá trình xây dựng nhà nước, suy luận. Cách giải: Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI - XV được xây dựng theo thể chế Quân chủ chuyên chế. Chọn: A Câu 16. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 145. Cách giải: Nội chiến ở Anh diễn ra từ năm 1642 -1648. Chọn: D Câu 17. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 162. Cách giải: Hệ quả cuộc cách mạng công nghiệp: Nâng cao năng xuất lao động; Nhiều trung tâm công nghiệp mới ra đời; Hình thành 2 giai cấp tư sản công nghiệp-vô sản công nghiệp. Chọn: A Câu 18. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 92. Cách giải: Ruộng đất công làng xã thời Lê được phân chia theo chế độ quân điền. Chọn: C Câu 19. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 130, suy luận. Cách giải: Hai câu ca dao trên nói về hiện tượng tham nhũng sách nhiễu nhân dân rất phổ biến dưới thời nhà Nguyễn. Chọn: A Câu 20. Phương pháp: Phân tích nội dung câu ca dao, chứng minh. Cách giải: Hai câu ca trên chứng tỏ sự giao lưu buôn bán trong nước ngày càng phát triển. Chọn: D Câu 21. Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 122. Cách giải: Thời Quang Trung, chữ Nôm được đề cao. Chọn: D Câu 22. Phương pháp: Đánh giá ý nghĩa của các chiến thắng lớn, nhận xét. Cách giải: Chiến thắng có ý nghĩa quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn là chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Với chiến thắng này, quân ta đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Thanh. Chọn: A Câu 23. Phương pháp: Sắp xếp. Cách giải: Ngô (939 – 944), Đinh (968 – 980), Tiền Lê (980 – 1009), Lý (1009 – 1225), Trần (1125 – 1400), Hồ (1400 – 1407), Lê sơ (1428 – 1527). Chọn: C Câu 24. Phương pháp: Dựa vào kiến thức các nền văn hóa thời đá mới, suy luận. Cách giải: - Các nền văn hóa Bắc Sơn, Sơn Vi, Hòa Bình đều thuộc nền văn hóa thời kì đồ đá, còn văn hóa Phùng Nguyên thuộc nền văn hóa thời kì đồ đồng. Chọn: D Câu 25. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 76. Cách giải: Các tầng lớp chính trong xã hội quốc gia Văn Lang - Âu Lạc là vua, quý tộc, dân tự do, nô tì. Chọn: D Câu 26. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 70. Cách giải: Cách ngày nay 30 - 40 vạn năm, trên đất nước Việt Nam đã tìm thấy dấu tích của Người tối cổ. Chọn: C Câu 27. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 148. Cách giải: Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ là: Ký kết Hòa ước Véc-xai ở Pháp tháng 9-1783. Chọn: D Câu 28. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 81. Cách giải: Dưới thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa từ thời Hán, Đường. Chọn: A Câu 29. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 127, suy luận. Cách giải: Chính sách quân điền đưới thời Nguyễn không đạt hiệu quả là do tình trạng chấp chiếm ruộng đất của giai cấp thống trị. Chọn: C Câu 30. Phương pháp: Liên hệ hiểu biết cá nhân. Cách giải: Thành tựu kiến trúc nổi tiếng dưới triều Nguyễn hiện nay được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới là quần thể cung điện, lăng tẩm ở Huế. Chọn: B Câu 31. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 75. Cách giải: Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là sơ khai, đơn giản nhưng đây là tổ chức nhà nước của một quốc gia. Chọn: A Câu 32. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 154. Cách giải: Khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do – Bình đẳng Bác ái” thuộc Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. Chọn: D Câu 33. Phương pháp: Sắp xếp. Cách giải: 1. Sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ được ban hành (1/1/1863). 2. Quân đội liên bang tấn công thủ phủ Hiệp bang và giành thắng lợi, kết thúc cuộc nội chiến (9/4/1865). 3. Nội chiến bùng nổ (12/4/1861). 4. Lincôn trúng cử Tổng thống Mĩ (1860). Chọn: C Câu 34. Phương pháp: So sánh điểm tiến bộ của hai bản Tuyên ngôn. Cách giải: Điểm chung thể hiện mặt tiến bộ giữa Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam năm 1945 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp là: Đề cao quyền công dân và quyền con người. Chọn: D Câu 35. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 121. Cách giải: Trong các thế kỷ XVI - XVIII, tôn giáo mới được truyền bá vào nước ta là: Thiên chúa giáo. Chọn: C Câu 36. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 86. Cách giải: Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đánh dấu sự chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa nước ta bước vào thời kì độc lập lâu dài. Chọn: B Câu 37. Phương pháp: Phân tích những biểu hiện của chủ nghĩa đế quốc. Cách giải: Biểu hiện cơ bản nhất về sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc là sự ra đời các tổ chức độc quyền. Chọn: D Câu 38. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 116. Cách giải: Phong trào Tây Sơn nổ ra vào năm 1771. Chọn: D Câu 39. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 101. Cách giải: Thời Bắc thuộc, Nho giáo, Phật Giáo, Đạo giáo được du nhập vào nước ta. Chọn: C Câu 40. Phương pháp: sgk Lịch sử 10, trang 108. Cách giải: Chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra từ năm 1627 đến năm 1672. Chọn: A Nguồn: Sưu tầm Loigiaihay.com
Quảng cáo
|