Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 - Lịch sử 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 10

Quảng cáo

Đề bài

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Đâu là phát biểu đúng khi nói về ý nghĩa trọng đại của cuộc CMTS Anh?

A. CMTS Anh đã mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ chiếm nô sang chế độ phong kiến.

B. CMTS Anh đã mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.

C. CMTS Anh đã mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ chiếm nô sang chế độ tư bản.

D. CMTS Anh đã mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ tư bản sang chế độ phong kiến.

Câu 2. Đặc điểm kinh tế 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đến giữa thế kỉ XVIII là gì?

A. Miền Nam phát triển nền kinh tế công nghiệp, miền Bắc phát triển nền kinh tế thương nghiệp.

B. Cả hai miền Nam - Bắc phát triển nền kinh tế công thương nghiệp.

C. Miền Nam phát triển nền kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển nền kinh tế công thương nghiệp.

D. Cả hai miềnNam – Bắc đều phát triển nền kinh tế đồn điền dựa vào sự bóc lột đối với nô lệ da đen.

Câu 3. Đại hội nào tuyên bố thành lập Hợp chủng quốc Mĩ?

A. Đại hội đại biểu Phi-la-đen-phi-a lần thứ nhất.

B. Đại hội đại biểu Phi-la-đen-phi-a lần thứ hai.

C. Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn độc lập.

D. Đại hội đại biệu Phi-la-đen-phi-a lần thứ ba.

Câu 4. Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là:

A. Tầng lớp có nguồn gốc quý tộc, phong kiến cấu kết với tăng lữ.

B. Tầng lớp có quyền chính trị gắn với phong kiến quý tộc và kinh tế gắn với tư sản.

C. Tầng lớp gần gũi với nhân dân, có nguồn gốc quý tộc.

D. Tầng lớp đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ với nhân dân.

Câu 5. Cuộc nội chiến giữa Quốc hội Anh và nhà vua diễn ra

A. Từ năm 1642 - 1648.

B. Từ năm 1640 - 1648.

C. Từ năm 1642 - 1649.

D. Từ năm 1640 - 1688.

Câu 6. Xác định năm 1649 cách mạng tư sản Anh đạt tới đỉnh cao từ khi nào?

A. Vua Sac - lơ bị xử tử, nền cộng hòa được thiết lập.

B. Hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc của mình là lật đổ giai cấp tư sản.

C. Ngay sau khi nội chiến kết thúc chế độ độc tài được thiết lập.

D. Sau cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến.

Câu 7. Xác định vị trí mười ba thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

A. Ven bờ Đại Tây Dương.

B. Ven bờ Thái Bình Dương.

C. Ven bờ Ấn Độ Dương.

D. Ven bờ Bắc Băng Dương.

Câu 8. Khái quát điểm nổi bật tình hình xã hội nước Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là gì?

A. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, tư sản và nông dân.

B. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, tăng lữ và nông dân.

C. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, phong kiến và nông dân.

D. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ 3.

Câu 9. Các nhà tư tưởng tiêu biểu của trào lưu Triết học ánh sáng Pháp là:

A. Mông-tex-ki-ơ, Ô-oen và Phu-ri-ê.

B. Ô-oen, Phu-ri-ê và Xanh-xi-mông.

C. Mông-tex-ki-ơ, Vôn-te và Rút-xô.

D. Xanh-xi-mông, Rút-xô và Vôn-te.

Câu 10. Nội dung tư tưởng của trào lưu triết học ánh sáng Pháp là:

A. Lên án chế độ phong kiến, đưa ra lí thuyết xây dựng Nhà nước tư bản chủ nghĩa.

B. Lên án chế độ tư bản,đưa ra lí thuyết xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

C. Lên án chế độ phong kiến, nhà thờ Ki – tô, đưa ra lí thuyết xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

D. Lên án chế độ phng kiến, đưa ra í thuyết xây dựng Nhà nước quân chủ lập hiến.

Câu 11. Xác định tình hình chính trị nước Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là

A. quân chủ lập hiến.

B. phong kiến phân tán.

C. quân chủ chuyên chế.

D. tiền phong kiến.

Câu 12. Điểm giống nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Pháp là gì?

A. Nguyên nhân trực tiếp đều xoay quanh vấn đề tài chính.

B. Xã hội đều phân chia thành đẳng cấp.

C. Đều có sự xâm nhập kinh tế tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp.

D. Đều do quý tộc mới lãnh đạo.

Câu 13. Phái Gi-rông-đanh nắm quyền cách mạng kể từ

A. Sau ngày 14 – 07 – 1789.  

B. Sau ngày 10 – 08 – 1792.

C. Sau ngày 21 – 01 – 1793.

D. Sau ngày 02 – 06 – 1793.

Câu 14. Chính sách của phái Lập hiến trong cách mạng tư sản Pháp được xem là tiến bộ nhất vì

A. thông qua bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.

B. đánh bại liên quân phong kiến Áo – Phổ.

C. đã xử tử vua Lu-i XVI.

D. ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới từ 21 tuổi.

Câu 15. Đâu là chính sách đầu tiên của phái Giacôbanh nhằm giải quyết đòi hỏi cơ bản của quần chúng nhân dân?

A. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

B. Xử tử vua Lu-i XVI, thiết lập nền cộng hòa.

C. Ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho công dân tích cực.

D. Thắng thù trong, giặc ngoài.

Câu 16. Ngày 02 – 06 – 1793 đánh dấu sự kiện:

A. Vua Lu-i XVI bị xử tử.

B. Cách mạng Pháp đạt ở đỉnh cao.

C. Phái Gia-cô-banh lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

D. Hiến pháp mới thông qua, tuyên bố Pháp là nước cộng hòa.

Câu 17. Vì sao Rô-bex-pi-e và phái Gia-cô-banh bị lực lượng tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính?

A. Sau khi cách mạng đạt ở đỉnh cao, đã tiến hành nhiều biện pháp phản động.

B. Giai cấp tư sản không muốn cách mạng phát triển.

C. Rô-bex-pi-e đã thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Pháp.

D. Phái Giacôbanh có nhiều chính sách kìm hãm kinh tế công thương nghiệp.

Câu 18. Tại sao ngày 14 - 07 được coi là ngày quốc khánh của nước Pháp?

A. Đó là ngày phái Gia - cô - banh lên nắm chính quyền.

B. Đó là ngày cách mạng bùng nổ, quần chúng tấn công ngục Ba-xti.

C. Đó là ngày Đại hội thông qua bản tuyên ngôn độc lập.

D. Đó là ngày Đại tư sản tài chính cầm quyền.

Câu 19. Xác định mốc thời gian cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu:

A. Từ giữa thế kỉ XVII

B. Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII

C. Từ đầu thế kỉ XVII

D. Từ những năm 70 của thế kỉ XVIII

Câu 20. Tên gọi máy Gien-ni xuất phát từ đâu?

A. Tên một nhà khoa học Gien-ni.

B. Tên người vợ của Giêm Ha-gri-vơ.

C. Tên cậu con trai Gien-ni.

D. Tên cô con gái Gien-ni.

Câu 21. Đến giữa thế kỉ XIX, trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức là gì?

A. Sự bốc lột tàn bạo của giai cấp tư sản.

B. Sự thống trị của đế quốc Áo.

C. Bị chia cắt thành nhiều vương quốc.

D. Giai cấp thống trị không đầu tư phát triển sản xuất.

Câu 22. Nêu lực lượng lãnh đạo quá trình thống nhất nước Đức

A. Giai cấp tư sản. 

B. Giai cấp vô sản.

C. Công nhân và quý tộc phong kiến.

D. Tư sản và quý tộc phân phiệt Phổ.

Câu 23. Giải thích ''Gioong - ke'' trong xã hội nước Đức là khái niệm dùng để chỉ ai?

A. Tầng lớp tư sản mới xuất hiện.

B. Tầng lớp quý tộc phong kiến.

C. Tầng lớp lãnh đạo chúa phong kiến. 

D. Tầng lớp quý tộc tư sản hóa.

Câu 24. Quá trình thống nhất nước Đức thông qua ba cuộc chiến tranh lớn, đó là:

A. Phổ - Đan Mạch, Phổ - Áo, Phổ - Pháp.

B. Phổ - Hunggari, Phổ - Áo, Phổ - Pháp.

C. Phổ - Đan Mạch, Phổ - Áo, Phổ - Hunggari.

D. Phổ - Đan Mạch, Phổ - Hunggari, Phổ - Pháp.

Câu 25. Máy dệt may chạy bằng sức nước của Ét - mơn Các - rai đem lại hệ quả gì?

A. Năng suất của người thợ dệt tăng gấp 40 lần so với dệt tay.

B. Nhiều nhà máy dệt được xây dựng ở ven sông nước chảy xiết.

C. Lao động bằng tay dần được thay thế bằng máy móc.

D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.

Câu 26. Sự kiện nào không nằm trong nội dung cách mạng công nghiệp ở Anh?

A. Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước .

B. Xi phen xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.

C. Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.

D. Ngành hàng không ra đời.

Câu 27. Ý nào dưới đây không nằm trong cuộc nội chiến ở Mĩ?

A. Lin - côn trúng cử tổng thống.

B. Sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ được ban hành.

C. Bix - mac được sự ủng hộ của giai cấp tư sản. 

D. Nô lệ tham gia quân đội.

Câu 28. Xác định đoạn đường sắt đầu tiên của nước Anh được nối

A. Từ Luân Đôn đến Man-chet-xtơ.

B. Từ Luân Đôn đến Li-vơ-pun.

C. Từ Luân Đôn đến Boc-min-ham.

D. Từ Man-chet-xtơ đến Li-vơ-pun.

PHẦN II: TỰ LUẬN                                                

Nêu nguyên nhân chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Xác định sự kiện trực tiếp bùng nổ cách mạng.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

B

C

C

B

A

A

A

D

C

A

C

A

B

A

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

A

C

B

B

B

D

C

D

D

A

A

D

C

D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 145.

Cách giải:

Cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa trọng đại đối với nước Anh, mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.

Chọn: B

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 147, suy luận.

Cách giải:

Kinh tế 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đến giữa thế kỉ XVIII có đặc điểm:

- Miền Nam: phát triển kinh tế đồn điền, các chủ đồn điền bóc lột sức lao động của nô lệ da đen để sản xuất lương thực, bông, mía, thuốc lá, ….

- Miền Bắc: phát triển nền kinh tế công thương nghiệp, các công trường thủ công sản xuất rượu, dệt đay, làm đồ thủy tinh, ….

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 148.

Cách giải:

Ngày 4-7-1776, Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát khỏi chính quốc, thành lập một quốc gia độc lập – Hợp chúng quốc Mĩ.

Chọn: C

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 144, suy luận.

Cách giải:

Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là tầng lớp có quyền lợi chính trị gắn với phong kiến quý tộc và kinh tế gắn với tư sản. Bởi tầng lớp này đã chuyển lối kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.

Chọn: B

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 145.

Cách giải:

Từ năm 1642 đến năm 1648, đã xảy ra cuộc nội chiến giữa Quốc hội được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, với nhà vua có sự hỗ trợ của quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh.

Chọn: A

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 145.

Cách giải:

Đầu năm 1649, Sác-lơ I bị xử tử, Anh trở thành nước Cộng hòa -> cách mạng đạt tới đỉnh cao.

Chọn: A

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 146.

Cách giải:

Đến nửa đầu thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa dọc theo bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mĩ.

Chọn: A

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 152.

Cách giải:

Từ cuối thế kỉ XVIII, xã hội nước Pháp chia thành ba đẳng cấp: quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ 3 (nông dân, tư sản, bình dân thành thị).

Chọn: D

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 152.

Cách giải:

Tiểu biểu cho trào lưu Triết học ánh sáng ở Pháp là: Mông-tex-ki-ơ, Vôn-te và Rút-xô.

Chọn: C

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 152.

Cách giải:

Trào lưu Triết học ánh sáng đã:

- Kịch liệt phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo.

- Đưa ra những lý thuyết xây dựng nhà nước mới – nhà nước tư bản chủ nghĩa.

Chọn: A

Câu 11.

Phương pháp: sgk trang 152.

Cách giải:

Đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế.

Chọn: C

Câu 12.

Phương pháp: So sánh đặc điểm của hai cuộc cách mạng tư sản, nhận xét.

Cách giải:

Điểm giống nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Pháp nguyên nhân trực tiếp đều xoay quanh vấn đề tài chính:

- Cách mạng tự sản Anh: do Quốc hội muốn tăng thuế, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của tư sản và quý tộc mới => Nội chiến bùng nổ.

- Cách mạng tư sản Pháp: chế độ phong kiến Pháp không có khả năng thanh toán các khoản vay nợ tư sản, thậm chí muốn vay thêm (Năm 1789 lên tới 5 tỉ livrơ) nên nhà vua phải thu nhiều thuế. => Duyên cớ để cách mạng tư sản Pháp bùng nổ.

Chọn: A

Câu 13.

Phương pháp: sgk trang 155-156.

Cách giải:

Từ sau ngày 10-8-1792, chính quyền chuyển sang tay tư sản công thương, được gọi là phái Girôngđanh.

Chọn: B

Câu 14.

Phương pháp: sgk trang 154, suy luận.

Cách giải:

Chính sách tiến bộ nhất của phái Lập hiến trong cách mạng tư sản Pháp là thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiệu: “Tự do - Bình đẳng - Bái ái”. Nội dung của tuyên ngôn thấm nhuần tư tưởng của các nhà Triết học ánh sáng Pháp thế kỉ XVIII, đồng thời phản ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân Pháp.

Chọn: A

Câu 15.

Phương pháp: sgk trang 156, suy luận.

Cách giải:

Để đưa đất nước thoát khỏi cơn hiểm nghèo, việc đầu tiên mà những người Giacôbanh quan tâm là phải giải quyết vấn đề ruộng đất - đòi hỏi cơ bản của quần chúng nông dân; qua đó, động viên họ tham gia cách mạng chống thù trong, giặc ngoài.

Chọn: A

Câu 16.

Phương pháp: sgk trang 156.

Cách giải:

Ngày 2-6-1793, nhiều đại biểu phái Girôngđanh bị bắt, chính quyền chuyển sang tay phát Gia-cô-banh.

Chọn: C

Câu 17.

Phương pháp: sgk trang 157, suy luận.

Cách giải:

Khi cách mạng tư sản Pháp đang đạt đến đỉnh cao thì mâu thuẫn trong nội bộ phái Giacôbanh đã diễn ra và trở nên gay gắt do giai cấp tư sản không muốn cách mạng phát triển bởi sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của giai cấp này.

=> Ngày 27-7-1794, trong phiên họp của Quốc hội, lực lượng tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính -> Chính quyền rơi vào tay thế lực phản động.

Chọn: B

Câu 18.

Phương pháp: sgk trang 153.

Cách giải:

Ngày 14-7-1789, quần chúng nhân dân đã tự vũ trang, tấn công các trụ sở, các cơ quan quan trọng của thành phố và chiến ngục Ba-xti -> cách mạng bùng nổ ở nước Pháp.

=> Với lí do này ngày 14-7 được coi là ngày quốc khánh của nước Pháp.

Chọn: B

Câu 19.

Phương pháp: sgk trang 159.

Cách giải:

Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỉ XIX.

Chọn: B

Câu 20.

Phương pháp: sgk trang 159.

Cách giải:

Năm 1764, người thợ dệt Giêm Ha-gri-vơ đã sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt tên cho máy – “máy Gien-ni”.

Chọn: D

Câu 21.

Phương pháp: sgk trang 163.

Cách giải:

Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức là đất nước vẫn trong tình trạng chia xẻ thành nhiều vương quốc, trong đó Áo và Phổ là hai vương quốc lớn nhất.

Chọn: C

Câu 22.

Phương pháp: sgk trang 163-164.

Cách giải:

Lực lượng lãnh đạo quá trình thống nhất nước Đức là quý tộc quân phiệt Phổ và giai cấp tư sản.

Chọn: D

Câu 23.

Phương pháp: sgk trang 163.

Cách giải:

Khái niệm ''Gioong - ke'' trong xã hội Đức là khái niệm dùng để chỉ tầng lớp quý tộc tư sản hóa.

Chọn: D

Câu 24.

Phương pháp: sgk trang 164.

Cách giải:

Bộ phận quý tộc quân phiệt Phổ, đại diện là Bix-mác có sự ủng hộ của giai cấp tư sản đã dùng vũ lực thống nhất đất nước bằng ba cuộc chiến tranh. Năm 1864, Bix-mác tấn công Đan Mạch, chống Áo (1866), chống Pháp (1870- 1871).

Chọn: A

Câu 25.

Phương pháp: sgk trang 160.

Cách giải:

Năm 1785, kĩ sư Ét-mơn Các-rai đã sáng tạo máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất lên gấp 40 lần so với dệt tay.

Chọn: A

Câu 26.

Phương pháp: sgk trang 172, suy luận.

Cách giải:

Ngành hàng không ra đời là thành tựu của cách mạng công nghiệp ở Mĩ. Tháng 12-1903, với chuyến bay thử của hai anh em người Mĩ (trên chuyến bay do họ chế tạo nhờ sức mạnh của một động cơ chạy bằng xăng) -> ngành hàng không ra đời.

Chọn: D

Câu 27.

Phương pháp: sgk trang 167-168, suy luận.

Cách giải:

Bix-mac được sự ủng hộ của giai cấp tư sản thuộc nội dung của cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức.

Chọn: C

Câu 28.

Phương pháp: sgk trang 161.

Cách giải:

Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xtơ với cảng Li-vơ-pun và đến giữa thế kỉ XIX đã có 1000 km đường sắt.

Chọn: D

PHẦN II: TỰ LUẬN

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

* Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh:

- Đầu thế kỷ XVIII, người Anh lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.

- Kinh tế: phát triển nhanh theo hướng TBCN, thị trường và ngôn ngữ cũng dần được thống nhất.

- Chính phủ Anh tìm cách ngăn cản sự phát triển của Bắc Mỹ bằng chế độ thuế khóa nặng nề và các điều luật vô lý khác.

=> Mâu thuẩn gay gắt giữa toàn thể nhân dân Bắc Mỹ với thực dân anh, dẫn đến bùng nổ chiến tranh.

* Sự kiện trực tiếp bùng nổ cách mạng:sự kiện chè Box-tơn (cuối năm 1773). 

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close