Đề số 8 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 6

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 6

Quảng cáo

Đề bài

1.TRẮC NGHIỆM (3 điếm)

Câu 1: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp.

A

B

1. Võ Quảng

a. Đêm nay Bác không ngủ

2. Tạ Duy Anh

b. Dế Mèn phiêu lưu kí

3. Minh Huệ

c. Vượt thác

4. Tô Hoài

d. Bức tranh của em gái tôi

5. Đoàn Giỏi

e. Sông nước Cà Mau

Câu 2:  Nhận xét nào sau đây đúng với đoạn trích ‘‘Sông nước Cà Mau”?

A. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng cực nam Nam Bộ.

B. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng đồng bằng Trung Bộ.

C. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng đồng bằng Nam Bộ.

D. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng rừng miền Tây Nam Bộ.

Câu 3: Vị trí của người miêu tả trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau” là ở đâu?

A. Trên con thuyền trôi theo các kênh rạch.

B. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch.

C. Từ trên cao nhìn bao quát toàn cảnh.

D. Ngồi một nơi và tưởng tượng ra.

Câu 4: Ai là nhân vật chính trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”?

A. Người em gái

B. Người em gái và người anh trai

C. Người anh trai

D. Bé Quỳnh

Câu 5: Tại sao đứng trước bức tranh được giải của em gái, người anh muốn nói với mẹ: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”?

A.Vì bức tranh được vẽ với tấm lòng trong sáng của em gái.

B.Vì người anh cảm thấy xấu hổ về bản thân.

C.Vì người anh cảm nhận được tình cảm của em và thấy mình không đẹp được như bức tranh.

D. Vì người anh hối hận về những gì mình đã dành cho em và thấy không xứng đáng.

Câu 6: Nhận xét nào nêu đúng sự đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của đoạn trích “Vượt thác”?

A.Làm rõ cảnh thiên nhiên trải dọc theo hai bờ sông.

B.Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông.

C.  Làm nổi bật hình ảnh của con người trong tư thế lao động.

D.  Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động con người.

Câu 7: An-phông-xơ Đô-đê là nhà văn của nước nào?

A. Đức                           B. Anh

C. Mĩ                             D. Pháp

Câu 8: Trong “Buổi học cuối cùng”, lòng yêu nước của thầy Ha-men được biểu hiện:

A. Yêu mến, tự hào về vùng quê An-dát của mình.

B. Căm thù sôi sục kẻ thù đã xâm lược quê hương.

C.   Kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, chiến đấu chống kẻ thù.

D.   Yêu tha thiết tiếng nói của dân tộc.

Câu 9: Truyện “Buổi học cuối cùng” kể về:

A.Tâm trạng của cậu bé Phrăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng.

B. Buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha-men tại một trường làng ở vùng    An-dát.

C. Tinh thần học tập tiếng Pháp của học sinh và dân làng vùng An-dát.

D. Tinh thần yêu nước của dân làng vùng An-dát.

Câu 10:Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ dùng phương thức biếu đạt:

A.Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả

2. TỰ LUẬN (7 điểm)

 Câu 1 (2 điểm)

Nhân vật thầy Ha-men trong “Buổi học cuối cùng” được tác giả miêu tả như thế nào? Cách miêu tả như vậy của tác giả đâ gây ấn tượng gì cho người đọc?

Câu 2 (5 điểm)

Phân tích vẻ đẹp của lời thơ trong đoạn thơ sau:

 “Anh vội vàng nằng nặc

- Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! Mời Bác ngủ!"

      (Đêm nay Bác không ngủ)

Lời giải chi tiết

1.TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1. 1 - c; 2 - d; 3 - a; 4 - b; 5 - e.

2

3

4

5

6

D

A

B

D

D

7

8

9

10

 

D

D

B

D

 

2. TỰ  LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Gợi ý :Thầy Ha-men được miêu tả ở nhiều phương diện:

-  Trang phục: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen, mũ bằng lụa đen thêu...

- Thái độ đối với học sinh: không giận dữ, thật dịu dàng...

-  Lời nói về việc học tiếng Pháp: “....tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới   phải giữ lấy nó và đừng bao giờ quên lãng nó...”.

-  Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: Thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn dằn mạnh hết sức, cố viết thật to: “Nước Pháp muôn năm!”.

*  Các chi tiết miêu tả về thầy Ha-men đã gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc về một người thầy yêu nghề, có lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

 Câu 2 (5 điểm)

-   Lời thơ như lời nói diễn tả một cách tự nhiên cảm xúc chân thành, tha thiết của tác giả đối với Bác.

-  Tác giả dùng hình thức đảo trật tự ngôn từ, lặp lại các cụm từ (Mời Bác ngủ Bác ơi!) nhằm diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn lo cho sức khỏe của Bác, diễn tả tình cảm lo lắng chân thành của người đội viên đối với Bác.

 

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close