Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6 Quảng cáo
Đề bài 1.TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng với tác dụng của câu trần thuật đơn? A. Dùng để miêu tả cảnh hoặc tả người. B. Dùng để bộc lộ cảm xúc. C. Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự việc, sự vật hay nêu một ý kiến. D. Dùng để đặt nhan đề cho một tác phẩm văn học. Câu 2: Câu nào không phải là câu trần thuật đơn? A. Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. B. Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn. C. Tre còn là nguồn vui nhất của tuổi thơ. D. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Câu 3: Có mấy kiểu hoán dụ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 4: Câu thơ “Cây lá hả hê” dùng kiểu nhân hóa nào? A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật. B. Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. C. Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người. D. Không dùng kiểu nào. Câu 5: Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép nhân hóa? A. Sông mở nước ôm tôi vào dạ. B. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè. C. Tôi giơ tay ôm nước vào lòng. D. Quê hương tôi có con sông xanh biếc. Câu 6: Chủ ngữ của câu: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù” là: A.Gậy tre, chông tre B. Gậy tre C. Chông tre D. Sắt, thép Câu 7: Nếu viết “Để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển dòng” thì câu văn mắc lỗi gì? A. Thiếu chủ ngữ lẫn vị ngữ B. Thiếu chủ ngữ C. Thiếu vị ngữ D. Thiếu trạng ngữ Câu 8. Câu nào sau đây có dùng phó từ? A.Bác vẫn ngồi đinh ninh. B.Vẻ mặt Bác trầm ngâm. C. Bác thương đoàn dân công. D. Bác là Hồ Chí Minh. 2. TỰ LUẬN (6 điểm) a. Câu sau đây mắc lỗi gì? Viết lại cho đúng. Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể. b.Viết một đoạn văn miêu tả một loài chim quen thuộc ở vùng quê em, có sử dụng phép so sánh và nhân hóa. Lời giải chi tiết
2.TỰ LUẬN (6 điểm) a. Lỗi của câu: Thiếu vị ngữ. Viết lại câu đúng: Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể đều có nội dung giáo huấn sâu sắc. b. Yêu cầu: - Nội dung: + Mở đoạn: (1-2 câu) Giới thiệu khái quát loại chim quen thuộc ở vùng quê em (Ví dụ: Chim yến, chim sẻ, chim ri...) + Thân đoạn (3-4 câu): Tả đặc điểm loài chim, tình cảm của người viết. + Kết đoạn: Ấn tượng suy nghĩ của bản thân về loài chim. - Hình thức: + Dùng phương thức biểu đạt chính là miêu tả. + Có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa. + Đoạn văn có cấu trúc chặt chẽ, diễn đạt tốt, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu.
Nguồn: Sưu tầm Loigiaihay.com
Quảng cáo
|