Đề số 16 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Ngữ văn 6Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 16 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Ngữ văn 6 Quảng cáo
Đề bài Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. (Mỗi câu đúng được 1,0 điểm) 1.Phép so sánh có các kiểu so sánh cơ bản nào ? A.So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng B. So sánh ngang bằng và so sánh hơn C. So sánh ngang bằng và so sánh kém D. So sánh hơn và so sánh kém 2.Mục đích của phép so sánh là gì ? A. Để thấy được vẻ giống và khác nhau của sự vật, hiện tượng B. Để làm tăng tính gợi hình, gợi cảm khi diễn đạt C. Đối chiếu sự vật này với sự vật khác D. Để đối chiếu các nét tương đồng và khác biệt 3.So sánh liên tưởng nào sau đây không phù hợp để tả mặt trăng đêm rằm ? A. Mặt trăng to tròn như một chiếc vung xoong B. Vầng trâng giống hệt như một quả bóng vàng C. Ông trăng tròn to như một quả trứng gà D. Ông trăng tròn giống như một chiếc bát khổng lồ 4.Dòng nào dưới đây nêu cách hiểu không đúng về phép nhân hoá ? A. Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ vốn được dùng đế gọi hoặc tả con người B. Làm cho thế giới loài vật cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi hơn với con người C. Biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người D. Thể hiện rõ những điểm khác biệt nổi bật, tăng giá trị biểu cảm 5.Đoạn thơ sau sử dụng kiểu nhân hoá nào ? Mầm non mắt lim dim Cố nhìn qua kè lá Thấy mây bay hối há Thấy lất phất mưa phùn... (Võ Quảng, Mầm non) A. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chí hoạt động, tính chất của vật C. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người D. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật và xưng hô với vật như với con người 6.Dòng nào dưới đây không sử dụng phép nhân hoá ? A. Cú nói có, vọ nói không B. Chim ri là dì sáo sậu C. Trâu ơi, ta bảo trâu này D. Chó treo, mèo đậy 7.Dòng nào dưới đây nêu cách hiểu đúng về phép ẩn dụ ? A. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng B. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật C. Dùng những từ vốn chí hoạt động, tính chất của người để chí hoạt động, tính chất của vật D. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bàng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng 8.Những câu thơ sau sử dụng kiểu ẩn dụ nào ? Đã nghe rét mướt luồn trong gió Đã vắng người sang những chuyến dò (Xuân Diệu, Đây mùa thu mới) A. Ẩn dụ hình thức B. Ẩndụ cách thức C. Ẩn dụ phẩm chất D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 9. Hình ảnh mặt trời trong câu nào sau đây được dùng theo lối ẩn dụ ? A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Huy Cận) B.Mặt trời đổ lửa như thiêu đốt. C. Từ ấy trong tôi bìúĩg nắng hạ / Mặt trời chân lí chói qua tim (Tố Hữu) D. Mặt trời đã ngủ yên, xin mặt trời hãy ngủ yên. (Trịnh Công Sơn) 10. Dòng nào dưới đây nêu không đúng về tác dụng của phép ẩn dụ trong câu tục ngữ Ăn quà nhớ kẻ trồng cây? A. Có sức gợi hình gợi cảm : “ăn quá” muốn nói tới sự hưởng thụ thành quả lao động, “kẻ trồng cây” muốn nói tới người gây dựng, tạo ra thành quả B. Khuyên răn con người khi hưởng thụ những thành quả nào đó phái biết trân trọng công lao những người đã làm ra nó C. Cách diễn đạt ngắn gọn, súc tích, thâm thuý nói được rất nhiều bằng số lượng từ ngữ rất ít D. Sử dụng hình ảnh vừa tiêu biếu vừa gần gũi, làm nổi bật tính chất của một sự việc, hiện tượng rất đáng quan tâm Lời giải chi tiết
Nguồn: Sưu tầm Loigiaihay.com
Quảng cáo
|