Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 10 - Đề số 4 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 10 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Người tối cổ đã có phát minh lớn nào?

A. Biết giữ lửa trong tự nhiên                 B. Biết taọ ra lửa

C. Biết chế tạo nhạc cụ                           D. Biết chế tạo trang sức

Câu 2. Vì sao các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới là một cuộc cách mạng?

A. Con người đã biết sử dụng đá mới để làm công cụ.

B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.

C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.

D. Con người đã biết sử dụng kim loại.

Câu 3. Thành tựu quan trọng nhất của Người  nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là

A. lưới đánh cá.         B. làm đồ gốm.         C. cung tên.           D. đá mài sắc, gọn.

Câu 4. Kết quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí là

A. khai khẩn được đất hoang.             B. đưa năng suất lao động tăng lên.

C. sản xuất đủ nuôi sống xã hội.        D. tạo ra sản phẩm thừa thường xuyên làm biến đổi xã hội.

Câu 5. Hệ quả nào sau đây không phải do sự xuất hiện sản phẩm dư thừa tạo ra?

A. Xuất hiện tư hữu.                        B. Xuất hiện giai cấp.

C. Xuất hiện phân hóa giàu nghèo.       D. Xuất hiện thương mại, trao đổi hàng hóa.

Câu 6.  Ngành sản xuất nào phát triển sớm nhất và giữ vị trí  quan trọng nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Nông nghiệp        B. Công nghiệp             C. Thương nghiệp      D. Giao thông vận tải

Câu 7. Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông có quan hệ gắn bó với nhau trong tổ chức công xã?

 A. Trồng lúa nước  B. Trị thủy           C. Chăn nuôi           D. Làm nghề thủ công

Câu 8. Nhà nước cổ đại phương Đông là

A. Nhà nước độc tài chuyên chế

B. Nhà nước chiếm hữu nô lệ

C. Nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại

D. Nhà nước dân chủ chủ nô

Câu 9:  Đâu không phải là hệ quả của cuộc phát kiến địa lí?

 

A. Khẳng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới, những vùng đất mới.

B. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.

C. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

D. Thúc đẩy kinh tế, văn hóa ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ phát triển.

Câu 10: Hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí là

A. chứng minh những lí giải về Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng  của giáo hội Kitô là thiếu cơ sở khoa học.

B. thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.

C. làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

D. tạo nên sự giao lưu giữa các nền văn hóa trên thế giới.

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1: Khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì? Những việc làm đó có tác động như thế nào đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu?

Câu 2: Hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa?

 

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM

1B

2C

3C

4D

5D

6A

7B

8C

9D

10C

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 5

Cách giải:

Phát minh quan trọng nhất của người tối cổ là biết tạo ra lửa, nhờ có lửa mà con người được sưởi ấm, đuổi thú dữ, nấu chín thức ăn tạo ra sự cải thiện trong đời sống của con người.

Chọn: B

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 7

Cách giải:

Các nhà khảo cổ coi thời đại đá mới là một cuộc cách mạng vì con người đã biết khai thác những gì cần thiết cho mình từ thiên nhiên chứ không chỉ thu lượm những gì có trong thiên nhiên.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 7

Cách giải:

Cung tên là một thành tựu lớn trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí, với cung tên con người mới săn bắn có hiệu quả và an toàn.

Chọn: C

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 40, suy luận

Cách giải:

Nhờ vào các công cụ trong thời đại kim khí mà năng suất lao đông nâng cao tạo ra nhiều của cải dư thừa dẫn đến sự biến đổi và phân hóa giàu nghèo.

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 42, suy luận.

Cách giải:

Sự phát triển sản xuất ở phương Đông làm xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo, chế độ tư hữu nhưng quan hệ trao đổi thương mại la các quốc gia cổ đại phương Tây
Chọn: B


Câu 6.

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

Điều kiện tự nhiên là khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều với nhiều con sông lớn tạo nên các đồng bằng màu mỡ thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp.

Chọn: C

Câu 7.

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của các quốc gia cổ đại nên nhân dân rất chú trọng đến việc trị thủy cần huy động nhiều người do đó liên kết mọi người lại với nhau.

Chọn: B

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 25

Cách giải:

Nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông là nhà nước quân chủ chuyên chế với vua nắm quyền cao nhất.

Chọn: B

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 51, suy luận

Cách giải:

Không phát triển kinh tế, văn hóa

Chọn: D

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 51.

Cách giải:

Hệ quả tiêu cực của cuộc phát kiến địa lí là buôn bán nô lệ da đen trở nên phổ biến.

Chọn: C

 II. TỰ LUẬN

Câu 1. Khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì? Những việc làm đó có tác động như thế nào đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu

Phương pháp: sgk lớp 10 trang 56, phân tích

Cách giải:

Những việc làm của người Giec-man khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma:

- Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới của ngườ Giec-man: Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Đông Gốt, Tây Gốt...

- Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.

- Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng đất của nông dân

Tác động đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu:

- Hình thành 2 giai cấp cơ bản của chế độ phong kiến là lãnh chúa phong kiến và nông nô.

- Nông nô phụ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến.

Câu 2. Hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa?

Phương pháp: sgk lớp 10 trang 56, phân tích

Cách giải:

 Lãnh địa là phần đất riêng của lãnh chúa phong kiến. Trong lãnh địa có lâu đài, có dinh thự, nhà thờ... có hào sâu, có tường rào bao bọc xung quanh tạo thành những pháo đài kiên cố.

Cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa:

-  Lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, tòa án, luật pháp riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng.

-  Trong các lãnh địa, các lãnh chúa sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa. Thời bình, họ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa hặc tổ chức những buổi tiệc tùng, hội hè trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ. Họ sống sung sướng trên sự bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.

Quảng cáo

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close