Đề kiểm tra 45 phút phần 2 sử 10 - Đề số 8 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 45 phút phần 2 sử 10 - Đề số 8 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1. Nét nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là gì? A. Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc. B. Phát triển nền văn minh Đại Việt. C. Xây dựng, phát triển một nền kinh tế tự chủ. D. Giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc: đoàn kết, thương dân, … Câu 2. Lòng yêu nước của nhân dân ta có cơ sở hạt nhân là A. chung nguồn gốc tổ tiên là Âu Cơ và Lạc Long Quân. B. các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của Văn Lang - Âu Lạc. C. sự đoàn kết của người Tây Âu và Lạc Việt để xây dựng nên nhà nước Âu Lạc. D. mối quan hệ kinh tế - chính trị của quốc gia Văn Lang và những yếu tố văn hóa chung. Câu 3. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc có đặc điểm cơ bản là gì? A. Văn minh lúa nước. B. Văn minh nông nghiệp. C. Văn minh thủ công nghiệp. D. Văn minh thương nghiệp. Câu 4. Phong trào nông dân Tây Sơn đóng vai trò như thế nào đối với sự nghiệp thống nhất đất nước? A. Đánh thắng quân Thanh, đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước. B. Lật đổ các tập đoàn phong kiến, bước đầu thống nhất đất nước. C. Giải phóng vùng đất Đàng Trong, bước đầu hoàn thành thống nhất đất nước. D. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Câu 5. Lòng yêu nước được bắt nguồn từ đâu? A. Tình cảm yêu nước. B. Tình cảm mang tính dân tộc. C. Tình cảm mang tính địa phương. D. Tình cảm mang tính quốc gia Câu 6. Thế kỉ nào trong lịch sử Việt Nam được mệnh danh là “thế kỉ nông dân khởi nghĩa”? A. Thế kỉ XVI. B. Thế kỉ XVII. C. Thế kỉ XIX. D. Thế kỉ XVIII. Câu 7. Nội dung nào là hiện tượng đặc biệt về tư tưởng - tôn giáo ở Đại Việt trong thế kỉ XI- XIII? A. Phật giáo - đạo giáo hòa vào các tín ngưỡng dân gian. B. Nho giáo được độc tôn. C. Tam giáo đồng nguyên. D. Phật giáo trở thành tôn giáo của nhân dân. Câu 8: Đặc điểm cơ bản của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là A. Văn minh lúa nước. B. Văn minh nông nghiệp. C. Văn minh thủ công nghiệp. D. Văn minh thương nghiệp. Câu 9: Quốc hiệu Đại Cồ Việt xuất hiện lần đầu tiên dưới triều đại nào? A. Nhà Đinh. B. Nhà Tiền Lê. C. Nhà Lý. D. Nhà Ngô. Câu 10: Biểu hiện khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII là A. khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra. B. sự hình thành các thế lực phong kiến cát cứ. C. cuộc xâm lược của các thế lực phong kiến phương Bắc. D. sự thay đổi liên tiếp các triều đại. II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1: (3 điểm) Hãy điền nội dung thích hợp vào bảng dưới đây cho phù hợp với sự kiện diễn ra trong lịch sử dân tộc?
Câu 2: (3 điểm) Nêu những nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến?
Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 139. Cách giải: Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là nét đặc trung nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam Chọn: A Câu 2. Phương pháp: sgk trang 137. Cách giải: Những mối quan hệ sơ khai về kinh tế - chính trị của quốc gia Văn Lang (sự gắn bó của những cư dân nông nghiệp trong cộng đồng làng xã) cùng những yếu tố văn hóa chính là hạt nhân, cơ sở của lòng yêu nước. Chọn: D Câu 3. Phương pháp: sgk trang 133. Cách giải: Đặc điểm cơ bản của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, gắn bó với nhau trong cộng đồng làng xã. Chọn: A Câu 4. Phương pháp: suy luận. Cách giải: Phong trào nông dân Tây Sơn đã lật đổ được các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Chọn: B Câu 5. Phương pháp: sgk trang 137, suy luận. Cách giải: Trước khi nhà nước ra đời, dân tộc Việt cổ sinh sống, gắn bó với nhau trong cộng đồng làng chạ. Họ hầu như chỉ quan tâm đến làng chạ mình mà không có ý niệm nhiều với các cộng đồng xung quanh (ngoại trừ mục đích xâm lược). Do đó, lòng yêu nước có nguồn gốc từ những tình cảm mang tính địa phương trong các làng chạ. Chọn: C Câu 6. Phương pháp: sgk trang 135, suy luận. Cách giải: Từ thế kỉ XVIII, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp địa chủ, trong lúc chính quyền ở các hai miền đều thiếu quan tâm đến đời sống của nông dân. Điều này đã khiến cho đời sống người nông dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt, khởi nghĩa nông dân nổ ra trên khắp cả nước với quy mô và tần suất lớn => thế kỉ XVIII được mệnh danh là “thế kỉ nông dân khởi nghĩa”. Chọn: D Câu 7. Phương pháp: Nhận xét, đánh giá. Cách giải: Đại Việt thế kỉ XI - XIII, mặc dù Phật giáo là quốc giáo nhưng Nho giáo và Đạo giáo không bị bài xích. 3 tôn giáo này cùng với tín ngưỡng bản địa chung sống hòa bình, tạo nên hiện tượng tam giáo đồng nguyên. Chọn: C Câu 8: Phương pháp: Dựa vào tính chất nền kinh tế của Văn Lang- Âu Lạc để trả lời. Cách giải: Đặc điểm cơ bản của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, gắn bó với nhau trong cộng đồng làng xã. Chọn: A Câu 9: Phương pháp: Dựa vào những thành tựu của nhà Đinh trong công cuộc xây dựng đất nước để trả lời Cách giải: Chọn: A Câu 10: Phương pháp: Dựa vào tình hình chính trị Đại Việt thế kỉ XVI- XVIII để trả lời Cách giải: Trong thế kỉ XVI-XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở Đại Việt lâm vào tình trạng khủng hoảng với biểu hiện là sự phát triển của các thế lực phong kiến cát cứ: chiến tranh Nam- Bắc triều, chiến tranh Trịnh- Nguyễn dẫn tới sự chia đôi đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài Chọn: B II. TỰ LUẬN Câu 1: Phương pháp: thống kê dựa trên các kiến thức đã học. Cách giải:
Câu 2: Phương pháp: sgk trang 139, 140. Cách giải: Nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến: - Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. - Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhân dân Việt Nam đã đoàn kết nhất trí đồng lòng vượt qua gian khổ, hy sinh, phát huy tài năng, trí tuệ, chiến đấu dũng cảm giành thắng lợi cuối cùng. - Cũng trong chiến đấu chống ngoại xâm lòng yêu nước trở nên trong sáng chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết. - Đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|