Đề kiểm tra 45 phút phần 2 sử 10 - Đề số 3 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 45 phút phần 2 sử 10 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1. Bộ luật nào được ban hành dưới thời Lê sơ? A. Hình luật. B. Quốc triều Hình luật. C. Luật Lê Thánh Tông. D. Hoàng triều Luật lệ. Câu 2. Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ sơ khai hình thành dưới các triều đại nào? A. Ngô, Đinh. B. Hồ, Lê Sơ. C. Lý, Trần. D. Đinh, Tiền Lê. Câu 3. Cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông không mang ý nghĩa nào sau đây? A. Góp phần kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. B. Nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức cao độ và hoàn thiện. C. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ. D. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa. Câu 4. Vua Lê Hiến Tông (1497 – 1504) đã viết: “Nhân tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh. Khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có”. Câu nói này thể hiện điều gì? A. Chính sách coi trọng nhân tài, loại bỏ hoàn toàn hình thức tiến cử. B. Chính sách coi trọng nhân tài, đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê. C. Kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và bảo cử. D. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước. Câu 5. “Phép quân điền”– chính sách phân chia ruộng đất công ở các làng xã được thực hiện dưới triều đại nào? A. Nhà Lý. B. Nhà Tiền Lê. C. Nhà Trần. D. Nhà Lê sơ. Câu 6. Đâu là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV? A. Sự hoàn thiện của các phường, hội và chợ làng. B. Các đô thị lớn đang phát triển ngày càng hưng thịnh. C. Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp. D. Chính sách tích cực của các nhà nước phong kiến. Câu 7. Sự phát triển của thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây? A. Sự phát triển của nông nghiệp. B. Sự phổ biến của hệ thống tàu thuyền hiện đại. C. Sự phát triển của thủ công nghiệp. D. Sự thống nhất về tiền tệ, đo lường. Câu 8. Nội dung nào không phải điều kiện để nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc trong các thế kỉ X – XV? A. Đất nước độc lập, thống nhất. B. Nhà nước quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất. C. Lãnh thổ trải rộng từ Bắc vào Nam. D. Nhân dân ra sức khai phá mở rộng ruộng đồng, phát triển sản xuất. Câu 9. Cho câu thơ sau: “…nhất trận hỏa công Tặc binh đại phá, huyết hồng mãn giang”. Điền vào chỗ trống tên chiến thắng mà quân dân nhà Trần đạt được trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. A. Hàm Tử. B. Chương Dương. C. Bạch Đằng. D. Vạn Kiếp. Câu 10. Quân Mông - Nguyên cùng thời gian tiến hành xâm lược Đại Việt còn dong thuyền tấn công quốc gia nào? A. Chiêm Thành. B. Phù Nam. C. Chân Lạp. D. Champa. II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) Chính sách đoàn kết với các dân tộc ít người được thể hiện như thế nào trong hoạt động đối nội của các triều đại phong kiến Việt Nam thế kỉ XI - XV? Câu 2: (4 điểm) So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược trong lịch sử dân tộc? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 89. Cách giải: - Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành Hình thư (bộ luật đầu tiên). - Thời Trần: Hình luật. - Thời Lê biên soạn một bộ luật đầy đủ gọi là Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức). Chọn: B Câu 2. Phương pháp: sgk trang 88. Cách giải: Nhà Đinh và nhà Tiền Lê đã xây dựng nên một nhà nước quân chủ sơ khai gồm 3 ban: Văn ban, Võ ban và Tăng gia, chia nước thành 10 đạo, tổ chức quân đội theo hướng chính quy. Chọn: D Câu 3. Phương pháp: sgk trang 88, suy luận. Cách giải: Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa: - Góp phần kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. - Tăng cường quyền lực của nhà vua, chứng tỏ nhà nước quân chủ chuyên chế dưới thời Vua Lê Thánh Tông đạt mức cao độ và hoàn thiện. - Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa. => Đáp án C: Quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ được thúc đẩy thông qua những chính sách cụ thể của nhà nước, tuy nhiên dưới triều Lê công cuộc khai hoang và mở rộng lãnh thổ chưa được đẩy mạnh như thế kỉ XVII – XVIII (còn gọi là quá trình “Nam tiến”). Chọn: C Câu 4. Phương pháp: sgk trang 88, suy luận. Cách giải: Câu nói trên thể hiện chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê. - Vì hiền tài có vai trò quan trọng đối với đất nước, đất nước không có người tài thì không thể nào thịnh trị được. - Đến thời Lê, chế độ tuyển chọn quan lại thông qua khoa cử đã trở thành hình thức chủ yếu, thể hiện sự tiến bộ mới so với các triều đại trước, mở rộng khả năng làm quan và cống hiến công sức cho đất nước đến nhiều bộ phận nhân dân, không chỉ có quý tộc và con em của quan lại. Chọn: B Câu 5. Phương pháp: sgk trang 92. Cách giải: Thời Lê sơ, nhà nước cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại, đặt phép quân điền để phân chia ruộng đất công ở làng xã. Chọn: D Câu 6. Phương pháp: sgk trang 94. Cách giải: Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp trong hoàn cảnh đất nước độc lập, thống nhất và ngày càng mở rộng đã đẩy nhanh sự phát triển của thương nghiệp. Chọn: C Câu 7. Phương pháp: sgk trang 94, suy luận. Cách giải: Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp (từ thế kỉ X đến XV) bao gồm: - Nông nghiệp thủ công phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển. - Do thống nhất tiền tệ, đo lường. Tàu thuyền của nước ta thời kì này vẫn còn thô sơ, chỉ mới đóng được thuyền chiến có lầu phục vụ cho nhu cầu quân sự, chưa thể phổ biến tàu thuyền hiện đại trong hoạt động ngoại thương, ngay cả đến thế kỉ XIX cũng chưa thể đạt được điều này. Chọn: B Câu 8. Phương pháp: suy luận. Cách giải: - Thế kỷ X - XV là thời kỳ của triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ. - Đây là giai đoạn đầu của thế kỷ phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kỳ đất nước thống nhất. - Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm phát triển kinh tế, đặc biệt là trong nông nghiệp. - Khi đất nước độc lập, thống nhất cũng làm cho nhân dân phấn khởi ra sức khai phá ruộng đông, mở rộng ruộng đồng để phát triển sản xuất. Thời kì này quá trình “Nam tiến” chưa hoàn thành, nó được đẩy mạnh từ thế kỉ XVI, XVII => Chính vì thế không thể nói lãnh thổ Việt Nam từ thế kỉ X đến XV kéo dài từ Bắc vào Nam. Chọn: C Câu 9. Phương pháp: sgk trang 98. Cách giải: “Bạch Đằng nhất trận hỏa công Tặc binh đại phá, huyết hồng mãn giang”. Chiến thắng Bạch Đằng đánh dấu kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhân dân ta dưới thời Trần. Chọn: C Câu 10. Phương pháp: sgk trang 98. Cách giải: Cùng thời gian diễn ra chiến tranh xâm lược Đại Việt, năm 1282 quân Mông – Nguyên dong thuyền đánh vào Cham-pa. Quân Cham-pa rút khỏi kinh thành và sau đó dưới sự lãnh đạo của thái tử Ha-gi-gít, tập trung lực lượng đánh lui quân xâm lược. Chọn: D II. TỰ LUẬN Câu 1: Phương pháp: Xem lại sự phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI - XV, suy luận. Cách giải: Thực hiện chính sách nhằm đoàn kết dân tộc và xây dựng nhà nước quân chủ vững mạnh của các triều đại Lý, Trần và Lê sơ, như: - Luôn coi trọng vấn đề an ninh của đất nước. - Quan tâm đến đời sống nhân dân: đắp đê chống lụt, quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. - Chính sách "nhu viễn" đối với các vùng dân tộc ít người. Câu 2: Phương pháp: Phân tích, so sánh. Cách giải: * Hai cuộc kháng chiến chống Tống trong lịch sử dân tộc là : Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) và Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077). * Giống nhau: Đều chung kẻ thù là quân Tống và đều giành thắng lợi. * Khác nhau: - Về nguyên nhân: + Thời Tiền Lê: Nhà Tống thấy Đại Việt suy yếu nên tổ chức chiến tranh hòng xâm lược. + Thời Lý: Nhà Tống tổ chức xâm lược để dùng chiến thắng bên ngoài. Tạo uy danh trong nước, giải quyết khó khăn trong nước. - Về lãnh đạo: + Thời Tiền Lê: Lê Hoàn + Thời Lý: Lý Thường Kiệt - Về nghệ thuật quân sự: + Thời Tiền Lê: Lập phòng tuyến và đóng cọc trên sông Bạch Đằng, tiến hành nhử giặc vào trận địa đã mai phục sẵn. Nhờ tài cầm quân của Lê Hoàn quân ta đại thắng. Giết được chủ tướng Hầu Nhân Bảo. + Thời Lý: Chủ động tiến công để phòng vệ, lập phòng tuyến để mai phục và chiến đấu với giặc. Phát huy thế mạnh của chiến tranh phục kích. Phối hợp nhuần nhuyễn giữa các đạo quân. Chớp thời cơ giắc suy yếu và hoang mang đánh đòn quyết định. Chủ động kết thúc chiến tranh trong hòa bình. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|