Đề kiểm tra 45 phút phần 2 sử 10 - Đề số 1 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 45 phút phần 2 sử 10 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở những tỉnh nào dấu tích của Người tối cổ và những công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Việt Nam? A. Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước. B. Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn. C. Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng. D. Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Nam, Hải Dương. Câu 2. Ở Hòa Bình, Bắc Sơn và nhiều địa phương khác trên đất nước ta đã tìm thấy nhiều dấu tích của A. văn hóa đá cũ. B. văn hóa đá mới. C. văn hóa sơ kì đồ đồng. D. văn hóa sơ kì đá mới. Câu 3. Những nền văn hóa tiêu biểu nào mở đầu thời đại kim khí và nông nghiệp trồng lúa trên đất nước ta? A. Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Phùng Nguyên. B. Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai. C. Sơn Vi – Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai. D. Sơn Vi – Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Đồng Nai. Câu 4. Nội dung nào sau đây không thuộc đặc điểm của Người tối cổ ở Việt Nam? A. Sống thành từng bầy. B. Săn bắt thú rừng để sống. C. Hái lượm hoa quả để sống. D. Biết trồng lúa và đánh bắt cá. Câu 5. Cuộc sống của cư dân văn hóa Hòa Bình với cư dân văn hóa Sơn Vi có điểm khác là A. sống trong các thị tộc, bộ lạc. B. sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước. C. lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính. D. đã có một nền nông nghiệp sơ khai. Câu 6. Khoảng thời gian bắt sử dụng đồ sắt của cư dân trong xã hội nguyên thủy Việt Nam có điểm gì tương đồng với nhiều nước khác trên thế giới cùng thời kì này? A. Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 3000 năm. B. Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 7000 năm. C. Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 5500 năm. D. Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 6000 năm. Câu 7. Nội dung nào sau đây là hoạt động kinh tế phổ biến của cư dân Phù Nam? A. Sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, khai thác hải sản. B. Nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển. C. Thủ công nghiệp, buôn bán, ngoại thương đường biển. D. Thủ công nghiệp, khai thác hải sản, ngoại thương đường biển. Câu 8. Trong xã hội của quốc gia cổ Phù Nam có các tầng lớp chính nào? A. Quý tộc, địa chủ, nông dân. B. Quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô tì. C. Quý tộc, bình dân, nô lệ. D. Thủ lĩnh quân sự, quý tộc tăng lữ, bình dân, nô tì. Câu 9. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ cư dân Cham – pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình? A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa. B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa tảng người chết. C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ. D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh. Câu 10. Văn hóa nước ta dưới thời kì Bắc thuộc (Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X) có đặc điểm gì nổi bật? A. Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta. B. Tiếp nhận tinh hoa văn hóa Hán và “Việt hóa” cho nó phù hợp với thực tiễn. C. Nhân dân ta tiếp thu tất cả yếu tố của văn hóa Trung Quốc. D. Bảo tồn phong tục tập quán truyền thống của dân tộc. II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1: (3 điểm) Những cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang là gì? Câu 2: (3 điểm) Mục đích của chính quyền đô hộ khi thực hiện chính sách độc quyền về muối và sắt là gì? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 70. Cách giải: Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích của Người tối cổ cách đây 30 – 40 vạn năm và công cụ đá ghè đẽo thô sơ của người tối cổ ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước. Chọn: A Câu 2. Phương pháp: sgk trang 71. Cách giải: Ở Hòa Bình, Bắc Sơn và nhiều địa phương khác trên đất nước ta đã tìm thấy dấu tích của văn hóa sơ kì đá mới, cách ngày nay khoảng 6000 – 12000 năm. Chọn: D Câu 3. Phương pháp: sgk trang 72, 73, suy luận. Cách giải: Những nền văn hóa tiêu biểu mở đầu thời đại kim khí và nông nghiệp trên đất nước ta bao gồm: - Cư dân Phùng Nguyên (mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam), cư dân Hoa Lộc - Thanh Hóa, sông Cả - Nghệ An. + Trồng lúa nước, sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc mẫu hệ. + Công cụ bằng đá, làm đồ gốm bằng bàn xoay, dùng tre, gỗ, xương để làm đồ dùng, biết xe chỉ, dệt vải, chăn nuôi. + Di chỉ: cục đồng, dây đồng, xỉ đồng, dùi đồng. - Cư dân văn hóa Sa Huỳnh – Nam Trung Bộ biết thuật luyện kim, nông nghiệp trồng lúa, cây trồng khác, chế tác và sử dụng đồ sắt, làm gốm, dệt vải, đồ trang sức; thiêu xác chết. - Cư dân văn hóa Đồng Nai: làm nghề nông trồng lúa nước, khai thác lâm sản, săn bắt, làm nghề thủ công, công cụ đá, đồng, thủy tinh. Chọn: B Câu 4. Phương pháp: sgk trang 71, loại trừ. Cách giải: Người tối cổ sống thành từng bầy. Họ săn bắn thú rừng và hái lượm hoa quả để sống. Người tối cổ chưa biết trồng lúa, nền nông nghiệp sơ khai ở Việt Nam được hình thành từ văn Hòa Bình, Bắc Sơn tương ứng với thời kì sơ kì đá mới cách đây 6000 – 12000 năm. Chọn: D Câu 5. Phương pháp: So sánh, nhận xét. Cách giải: - Đáp án A, B, C: là điểm giống nhau của cư dân văn hóa Sơn Vi và cư dân văn hóa Hòa Bình. - Đáp án D: + Cư dân văn hóa Sơn Vi: lấy săn bắt, hái lượm là nguồn sống chính. + Cư dân văn hòa Hòa Bình, Bắc Sơn: lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính nhưng đã biết trồng các loại rau, củ, cây ăn quả, … Đây là biểu hiện của nền nông nghiệp sơ khai của cư dân văn hóa Hòa Bình. Chọn: D Câu 6. Phương pháp: Liên hệ. Cách giải: - Cách đây khoảng 3000 – 4000 năm, cư dân văn hóa Sa Huỳnh đã bắt đầu biết chế tác và sử đụng đồ sắt. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ sắt ở Việt Nam giai đoạn này chưa thực sự phổ biến trên toàn quốc. - Trên thế giới, khoảng 3000 năm trước đây, cư dân ở Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồ sắt. Chọn: A Câu 7. Phương pháp: sgk trang 77. Cách giải: Về kinh tế, cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán. Ngoại thương đường biển rất phát triển. Chọn: B Câu 8. Phương pháp: sgk trang 79. Cách giải: Xã hội Phù Nam có sự phân hóa giàu nghèo thành các tầng lớp: quý tộc, bình dân và nô lệ. Chọn: C Câu 9. Phương pháp: sgk trang 78, suy luận. Cách giải: Quá trình hình thành và phát triển của chữ viết Cham-pa: - Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng vào Cham-pa từ những thời kỳ đầu, dẫn tới các thành tựu về luật pháp, chính trị xã hội đều có mặt ở Cham-pa, được các vua chúa Chăm áp dụng và ưa thích. Chữ bắc Phạn (Sanskrit) đã được người Chăm tiếp thu từ những thế kỷ đầu công nguyên, các chữ viết trên bia Võ Cạnh ở thế kỷ 3 với cách viết rất gần với kiểu viết của các bia ký vùng Amaravati ở Nam Ấn Độ. - Tuy nhiên chữ viết của Cham-pa trong hơn 10 thế kỷ tồn tại của mình cũng liên tục thay đổi tương ứng với những thời kỳ ảnh hưởng từ các vùng khác nhau ở Ấn Độ. + Từ thế kỷ VI đến thế kỷ VIII, chữ Phạn ở Cham-pa có dạng tự vuông của vùng bắc Ấn. + Thế kỉ IX trở đi, chữ Phạn ở Cham-pa lại có dạng tự tròn của vùng nam Ấn, có thể nhận định Chăm Pa là quốc gia đầu tiên có chữ viết sớm nhất Đông Nam Á. Xuất phát từ dạng tự của chữ Phạn, người Chăm đã bỏ các phụ ghi âm vốn không có trong tiếng Chăm và một số ký hiệu mới được bổ sung thành một dạng chữ Phạn-Champa, theo các nhà nghiên cứu tiếng Chăm có 65 ký hiệu và 24 chân ngữ bắt nguồn từ hệ thống chữ thảo (Akhar Thrah) của Ấn Độ. => Dựa trên chữ Phạn ở người Ấn Độ, cư dân Cham-pa đã có sự cải biến và sáng tạo thành chữ viết riêng của mình. Chọn: C Câu 10. Phương pháp: sgk trang 82. Cách giải: Thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hóa” những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Hoa thời Hán, Đường như ngôn ngữ, văn tự. Đây là đặc điểm nổi bật của nền văn hóa nước ta thời kì Bắc thuộc. Chọn: B II. TỰ LUẬN Câu 1: Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 74, 75. Cách giải: Những cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời nhà nước Văn Lang là: * Cơ sở kinh tế: - Công cụ đồng phổ biến và bắt đầu có công cụ sắt. - Nông nghiệp dùng cày với sức kéo khá phát triển, kết hợp săn bắn, chăn nuôi, đánh cá, đúc đồng, làm gốm. - Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công. * Cơ sở xã hội: - Sự chuyển chuyển biến kinh tế kéo theo sự chuyển biến về xã hội: Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt, công xã thị tộc tan rã thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ. ⟹ Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra yêu cầu mới là trị thủy, quản lí xã hội, chống ngoại xâm. Nhà nước Văn Lang ra đời đã đáp ứng những yêu cầu đó. Câu 2: Phương pháp: suy luận. Lời giải chi tiết Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách độc quyền về muối và sắt: - Vì muối và sắt là hai thứ thiết yếu trong cuộc sống: + Thiếu muối dẫn đến thiếu iot mất cân bằng trong cơ thể, gây kém phát triển và ốm yếu => không thể nổi dậy chiến đấu, làm suy thoái giống nòi của dân tộc ta. + Sắt là công cụ lao động và cũng là công cụ chiến đấu. Thiếu công cụ sắt thì năng suất thấp, đồng thời không thể có vũ khí nổi dậy khởi nghĩa, đấu tranh. => Chính quyền đô hộ phương Bắc muốn duy trì tình trạng sản xuất lạc hậu và ngăn ngừa các cuộc nổi dậy vũ trang của nhân dân ta nhằm bóc lột, nô dịch, thống trị được lâu dài, tiến tới đồng hóa dân tộc ta. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|