Câu 2 trang 14 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Xét tính chẵn – lẻ của hàm số sau :

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Xét tính chẵn – lẻ của hàm số sau:

a. \(y = -2\sin x\)

b. \(y = 3\sin x – 2\)

c. \(y=\sin x – \cos x\)

d. \(y = \sin x\cos^2 x+ \tan x\)

LG a

\(y = -2\sin x\)

Phương pháp giải:

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định trên \(D\).

+) Nếu \(x \in D \Rightarrow  - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) =  - f\left( x \right)\) thì hàm số là hàm số lẻ.

+) Nếu \(x \in D \Rightarrow  - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) = f\left( x \right)\) thì hàm số là hàm số chẵn.

Lời giải chi tiết:

\(f(x) = -2\sin x\)

Tập xác định \(D =\mathbb R\), ta có:

\(f(-x) = -2\sin (-x)\)\( =  - 2\left( { - \sin x} \right) = 2\sin x\)\( = -f(x), ∀x \in\mathbb R\)

Vậy \(y = -2\sin x\) là hàm số lẻ.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025

LG b

\(y = 3\sin x – 2\)

Phương pháp giải:

Lấy ví dụ kiểm tra, thay \(x = \frac{\pi }{2}, - x =  - \frac{\pi }{2}\) kiểm tra giá trị của hàm số tại các điểm này và so sánh.

Lời giải chi tiết:

\(f(x) = 3\sin x – 2\)

Ta có: \(f\left( {{\pi \over 2}} \right)  = 3\sin \frac{\pi }{2} - 2= 1;\)

\(f\left( { - {\pi \over 2}} \right) = 3\sin (-\frac{\pi }{2}) - 2= - 5\)

\(f\left( { - {\pi \over 2}} \right) \ne - f\left( { - {\pi \over 2}} \right)\) và \(f\left( { - {\pi \over 2}} \right) \ne f\left( {{\pi \over 2}} \right)\) nên hàm số \(y = 3\sin x – 2\) không phải là hàm số chẵn cũng không phải là hàm số lẻ.

LG c

\(y=\sin x – \cos x\)

Lời giải chi tiết:

\(f(x) = \sin x – \cos x\)

Ta có:  \(f\left( {{\pi \over 4}} \right) = 0;f\left( { - {\pi \over 4}} \right) = - \sqrt 2 \)

\(f\left( { - {\pi \over 4}} \right) \ne - f\left( {{\pi \over 4}} \right)\) và \(f\left( { - {\pi \over 4}} \right) \ne f\left( {{\pi \over 4}} \right)\) nên \(y = \sin x – \cos x\) không phải là hàm số lẻ cũng không phải là hàm số chẵn.

LG d

\(y = \sin x\cos^2 x+ \tan x\)

Lời giải chi tiết:

\(f\left( x \right) = \sin x{\cos ^2}x + \tan x\)

Tập xác định \(D = \mathbb R \backslash  \left\{{\pi \over 2} + k\pi ,k \in \mathbb Z \right\}\)

\(∀x \in D\) ta có \(– x \in D\) và  

\(\eqalign{
& f\left( { - x} \right) \cr&= \sin \left( { - x} \right){\cos ^2}\left( { - x} \right) + \tan \left( { - x} \right) \cr 
& = - \sin x{\cos ^2}x - \tan x\cr& =  - \left( {\sin x{{\cos }^2}x + \tan x} \right) = - f\left( x \right) \cr} \)

Do đó hàm số đã cho là hàm số lẻ.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close