Bài 1.62 trang 22 SBT Giải tích 12 Nâng caoGiải bài 1.62 trang 22 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao. Cho hai hàm số... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Cho hai hàm số: \(f(x) = - {1 \over 4}{x^2} + x + {1 \over 4}\) và \(g(x) = \sqrt {{x^2} - x + 1} \) LG a Chứng minh rằng đồ thị (P) của hàm số f và đồ thị (C) của hàm số g tiếp xúc với nhau tại điểm A có hoành độ x = 1. Lời giải chi tiết: Ta có: \(\begin{array}{l}f'\left( x \right) = - \frac{1}{2}x + 1\\g'\left( x \right) = \frac{{2x - 1}}{{2\sqrt {{x^2} - x + 1} }}\end{array}\) (P) và (C ) tiếp xúc nhau \( \Leftrightarrow \) hệ \(\left\{ \begin{array}{l}f\left( x \right) = g\left( x \right)\\f'\left( x \right) = g'\left( x \right)\end{array} \right.\) có nghiệm Xét hệ: \(\left\{ \begin{array}{l}f\left( x \right) = g\left( x \right)\\f'\left( x \right) = g'\left( x \right)\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - \frac{1}{4}{x^2} + x + \frac{1}{4} = \sqrt {{x^2} - x + 1} \\ - \frac{1}{2}x + 1 = \frac{{2x - 1}}{{2\sqrt {{x^2} - x + 1} }}\end{array} \right.\) Thay \(x = 1\) vào hệ trên ta thấy thỏa mãn. Do đó hệ có nghiệm \(x = 1\). Vậy (P) và (C ) tiếp xúc nhau tại điểm có hoành độ \(x = 1\). LG b Viết phương trình tiếp tuyến chung (D) của (P) và (C) tại điểm A. Lời giải chi tiết: Tại \(A\left( {1;1} \right)\) có: \(f'\left( 1 \right) = g'\left( 1 \right) = \frac{1}{2}\) nên phương trình tiếp tuyến là: \(y = \frac{1}{2}\left( {x - 1} \right) + 1\) hay \(y = \frac{1}{2}x + \frac{1}{2}\). LG c Chứng minh rằng (P) nằm phía dưới đường thẳng (D) và (C) nằm phía trên (D). Lời giải chi tiết: Đặt \(h(x) = {x \over 2} + {1 \over 2}\) ta có \(g(x) - h(x) = \sqrt {{x^2} - x + 1} - {{x + 1} \over 2}\) - Với \(x + 1 \le 0\) hay \(x \le - 1\) , ta có \(g(x) - h(x) > 0\) - Với \(x + 1 > 0\) hay \(x > - 1\) ta có: \(g(x) - h(x) > 0\) \(\eqalign{& \Leftrightarrow g(x) > h(x) \cr& \Leftrightarrow {g^2}(x) > {h^2}(x) \cr& \Leftrightarrow 4({x^2} - x + 1) > {\left( {x + 1} \right)^2} \cr& \Leftrightarrow 3{\left( {x - 1} \right)^2} > 0 \cr} \) Do đó, \(g(x) - h(x) \ge 0\) với mọi \(x \in R\) và chỉ có đẳng thức khi x = 1 hay (C) luôn nằm phía trên (D). Lại có: \(\begin{array}{l} Nên (P) luôn nằm phía dưới (D). Vậy ta có đpcm. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|