tuyensinh247

Bài 1.58, 1.59, 1.60, 1.61, 1.62, 1.63 trang 16 SBT Đại số 10 Nâng cao

Giải bài 1.58, 1.59, 1.60, 1.61, 1.62, 1.63 trang 16 sách bài tập Đại số 10 Nâng cao

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1.58

Cho tập \(A = \left\{ { - 1;0;1;2} \right\}\). Khi đó ta cũng có :

A. \(A = \left[ { - 1;3} \right) \cap N\)

B. \(A = \left[ { - 1;3} \right) \cap Z\)

C. \(A = \left[ { - 1;3} \right) \cap N^*\)

D. \(A = \left[ { - 1;3} \right) \cap Q\)

Lời giải chi tiết:

Phương án B

\(\begin{array}{l}
\left[ { - 1;3} \right) \cap N = \left\{ {0;1;2} \right\} \ne A\\
\left[ { - 1;3} \right) \cap Z = \left\{ { - 1;0;1;2} \right\} = A\\
\left[ { - 1;3} \right) \cap {N^*} = \left\{ {1;2} \right\} \ne A\\
\left[ { - 1;3} \right) \cap Q \ne A
\end{array}\)

Câu 1.59

Cho đoạn M = [-4 ; 7] và tập \(N = (-∞ ; -2) ∪ (3 ; +∞)\).

Khi đó \(M ∩ N\) là

A. \([-4 ; -2) ∪ (3 ; 7]\)

B. \(\left[ { - 4;2} \right) \cup \left( {3;7} \right)\)

C. \(\left( { - \infty ;2} \right] \cup \left( {3; + \infty } \right)\)

D. \(\left( { - \infty ; - 2} \right) \cup \left[ {3; + \infty } \right)\)

Lời giải chi tiết:

Phương án A

\(\begin{array}{l}
M = \left[ { - 4;7} \right]\\
N = \left( { - \infty ; - 2} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\\
M \cap N = \left[ { - 4; - 2} \right) \cup \left( {3;7} \right]
\end{array}\)

Câu 1.60

Cho hai tập hợp:

\(\eqalign{  & A = \left\{ {x \in R|x + 3 < 4 + 2x} \right\}  \cr  & B = \left\{ {x \in R|5x - 3 < 4x - 1} \right\} \cr} \)

Tất cả các số tự nhiên thuộc cả hai tập A và B là

A. 0 và 1                     B. 1

C. 0                    D. Không có số nào.

Lời giải chi tiết:

Phương án A

\(\begin{array}{l}
x + 3 < 4 + 2x\\
\Leftrightarrow x - 2x < 4 - 3\\
\Leftrightarrow - x < 1\\
\Leftrightarrow x > - 1\\
\Rightarrow A = \left( { - 1; + \infty } \right)\\
5x - 3 < 4x - 1\\
\Leftrightarrow 5x - 4x < - 1 + 3\\
\Leftrightarrow x < 2\\
\Rightarrow B = \left( { - \infty ;2} \right)\\
\Rightarrow A \cap B = \left( { - 1;2} \right)
\end{array}\)

Do đó, các số tự nhiên thuộc A giao B là: 0;1.

Câu 1.61

Cho các nửa khoảng \(A = \left( { - \infty ; - 2} \right];B = \left[ {3; + \infty } \right)\) và khoảng C = (0 ; 4)

Khi đó tập \(\left( {A \cup B} \right) \cap C\) là

A. \(\left\{ {x \in R|3 \le x \le 4} \right\}\)

B. \(\left\{ {x \in R|x \le  - 2} \right.\) hoặc \(\left. {x > 3} \right\}\)

C. \(\left\{ {x \in R|3 \le x < 4} \right\}\)

D. \(\left\{ {x \in R|x <  - 2} \right.\) hoặc \(\left. {x \ge 3} \right\}\)

Lời giải chi tiết:

Phương án C

\(\begin{array}{l}
A \cup B = \left( { - \infty ; - 2} \right] \cup \left[ {3; + \infty } \right)\\
\left( {A \cup B} \right) \cap C = \left[ {3;4} \right)\\
= \left\{ {x \in R|3 \le x < 4} \right\}
\end{array}\)

Câu 1.62

Cho các khoảng A = (-2 ; 2) ; \(B = \left( { - 1; + \infty } \right)\) và \(C = \left( { - \infty ;{1 \over 2}} \right)\). Khi đó \(A \cap B \cap C\) là

A. \(\left\{ {x \in R| - 1 \le x \le {1 \over 2}} \right\}\)

B. \(\left\{ {x \in R| - 2 < x < {1 \over 2}} \right\}\)

C. \(\left\{ {x \in R| - 1 < x \le {1 \over 2}} \right\}\)

D. \(\left\{ {x \in R| - 1 < x < {1 \over 2}} \right\}\)

Lời giải chi tiết:

Phương án D

\(\begin{array}{l}
A \cap B = \left( { - 1;2} \right)\\
A \cap B \cap C = \left( { - 1;\frac{1}{2}} \right)\\
= \left\{ {x \in R| - 1 < x < \frac{1}{2}} \right\}
\end{array}\)

Câu 1.63

Cho số thực \(a < 0\). Điều kiện cần và đủ để hai khoảng \(\left( { - \infty ;9a} \right)\) và \(\left( {{4 \over a}; + \infty } \right)\) có giao khác tập rỗng là

A. \( - {2 \over 3} < a < 0\)

B. \( - {2 \over 3} \le a < 0\)

C. \( - {3 \over 4} < a < 0\)

D. \( - {3 \over 4} \le a < 0\)

Lời giải chi tiết:

Phương án A.

Để hai tập hợp \(\left( { - \infty ;9a} \right)\) và \(\left( {\frac{4}{a}; + \infty } \right)\) giao nhau khác rỗng thì

\(\begin{array}{l}\frac{4}{a} < 9a \Leftrightarrow \frac{4}{a} - 9a < 0\\ \Leftrightarrow \frac{{4 - 9{a^2}}}{a} < 0\end{array}\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 4 - 9{a^2} > 0\,\,\left( {do\,a < 0} \right)\\ \Leftrightarrow {a^2} < \frac{4}{9}\\ \Leftrightarrow  - \frac{2}{3} < a < \frac{2}{3}\end{array}\)

Mà \(a < 0\) nên \( - \frac{2}{3} < a < 0\)

Vậy \( - \frac{2}{3} < a < 0\).

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close