Cảm nhận khi đọc bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch.Quả thật Lý Bạch với tình yêu quê hương đất nước tha thiết, mãnh liệt được nâng cánh bằng những cảm hứng lãng mạn tuyệt vời. Tĩnh dạ tứ đã hâm nóng những mạch cảm xúc trong ta, ta yêu quý trân trọng và hoà cùng những dòng thơ Lý Bạch chính là làm cho giá trị đích thực của thi ca chuyển tải thế giới nội tâm con người sống mãi với thời gian. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1. Mở bài - Giới thiệu khái quát về tác giả Lí Bạch: ông là nhà thơ lãng mạn cổ điển Trung Hoa. - Giới thiệu chung về bài thơ “Tĩnh dạ tứ”: Bài thơ được ông sáng tác trong thời gian sống lênh đênh nơi đất khách quê người, trong đêm trăng sáng, chạnh lòng nhớ cố hương. 2. Thân bài: Cảm nhận về tác phẩm a. Hai câu thơ đầu - Cảnh đêm trăng: + Vầng trăng tròn đầy, đẹp đẽ là đối tượng để nhà thơ vừa ngắm nhìn, thưởng thức, vừa chia sẻ tâm tình. + Không gian: “sàng” – đầu giường, đây là một dụng ý nghệ thuật của tác giả, ánh trăng được cảm nhận rất gần so với vị trí của tác giả. + So sánh: ánh trăng – sương trên mặt đất, gợi nên hình ảnh một đêm trăng rất sáng, ánh trăng bồng bềnh như cõi tiên. + “Rọi”: ánh trăng rọi sáng vào tận đầu giường, tìm đên thi nhân như tri âm, tri kỉ giản dị mà đầy bất ngờ. ⇒ Khung cảnh rất thi vị, lãng mạn, đêm trăng huyền ảo, đẹp như ở chốn bồng lai. - Tâm trạng của nhà thơ: “nghi” – ngỡ + Tâm trạng ngạc nhiên, bất ngờ + Cảm giác vừa say, vừa tỉnh, nửa thực nửa ảo + Sự băn khoăn, trăn trở, chứa đầy ưu tư ⇒ Hai câu thơ đầu vừa tả cảnh vừa tả tình. Đó là một đêm trăng đẹp huyền ảo với tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng của nhà thơ b. Hai câu còn lại - “Vọng”: gồm có hai nét nghĩa: + Nhìn từ xa + Ngóng trông - Ngắm trăng, Lí Bạch mừng như gặp lại cố nhân nhưng vì chua xót cho thân phận cô đơn nơi đất khách quê người của mình nên càng thương nhớ quê hương cách xa ngàn dặm. - Tâm trạng trĩu nặng nỗi sầu, hành động thu gọn trong hai cử chỉ: Ngẩng đầu, cúi đầu… Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ thật thiết tha, sâu nặng. - Ngẩng đầu: xuất hiện như một hành động tất yếu của nhà thơ để kiểm nghiệm ánh trăng đó là thật hay ảo ở hai câu thơ trên. ⇒ Tác giả nhìn ra xa để ngắm vầng trăng với tư thế hướng ngoại. - Cúi đầu: đây không phải là cái cúi đầu để ngắm nhìn ánh trăng hay nhìn sương, mà là cái cúi đầu của nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, nghĩ về quê xa. - Tâm trạng nhà thơ được thể hiện trực tiếp: “tư cố hương” - Nghệ thuật: đối cấu trúc ngữ pháp và đối từ loại ⇒ Tâm trạng nhớ cố hương da diết của tác giả được thể hiện qua cử chỉ, hành động, cảm xúc. Xúc cảm ấy được dồn nén và thể hiện rõ trong câu thơ cuối cùng. 3. Kết bài - Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: + Nội dung: miêu tả đêm trăng đẹp và nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. + Nghệ thuật: ngôn ngữ giản dị mà tinh luyện, đối, kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm. - Cảm nhận của bản thân: bài thơ truyền cho người đọc niềm xúc động chân thành và tình yêu quê hương tha thiết của thi sĩ họ Lí.
Bài mẫu Bài tham khảo số 1 Có ai đi xa mà chẳng nhớ về quê hương làng xóm. Nơi đã gắn bó máu thịt trong tâm hồn mỗi người chúng ta. Với Lý Bạch, thi nhân suốt đời chống kiếm lãng du luôn nặng tình với quê hương. Tình cảm ấy thể hiện da diết mãnh liệt, dâng trào, nó được nâng cánh bằng cảm hứng lãng mạn, bay bổng diệu kỳ qua bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. Đầu giường ánh trăng rọi Ngỡ mặt đất phủ sương Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương Từ xưa đến nay các thi nhân bao giờ cũng mượn cảnh để bày tỏ nỗi niềm tâm sự. Một bức tranh đẹp ập vào mắt ta trước tiên cũng là cảnh và sau đó là tình, tả tâm trạng ẩn chứa bên trong Lý Bạch - “thi tiên” của đời Đường Trung Quốc ngay từ những dòng thơ đầu đã dẫn ta vào một thế giới tràn đầy ảo diệu. Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương Ấn tượng đầu tiên là trăng, trăng ở khắp mọi nơi không chỉ giới tận nơi đầu giường lữ khách. Đêm khuya thanh tĩnh, bốn bề vắng lặng ta nghe những bước trăng nhẹ nhàng len lỏi phủ khắp không gian. Trăng như dòng suối miên man chảy trong đêm sâu. Trăng dịu mát vuốt ve cảnh vật trong cái tĩnh lặng đến khôn cùng. Trong đêm thâu, không gian bốn bề vắng lặng, không một tiếng gió thổi, một tiếng côn trùng kêu, cũng chẳng có một tiếng chuông chùa ngân buông... chỉ có trăng sáng trải khắp không gian. Ánh trăng gợi cảm giác lâng lâng lạ thường, ánh trăng giờ đây là chủ thể. Thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp trong sáng nhất. Cuộc sống trở về những nhịp thâm trầm, trút bỏ cái náo động, xô bồ của ban ngày. Trăng đẹp hiền dịu biết bao, trăng tìm đến với con người. Bác Hồ của chúng ta cũng là một lãnh tụ rất yêu trăng: Trăng vào cửa sổ đòi thơ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau Bác Hồ đành từ chối người bạn tri âm tri kỷ bởi còn bận việc nước. Còn với Lý Bạch người lãng tử trong phút dừng chân nơi quán trọ để trọn lòng mình đến với trăng. Trăng đẹp và thơ mộng quá. Đêm đã sang canh êm đềm thanh tĩnh lúc này chỉ có trăng và nhà thơ. Và rồi không thể hững hờ với vầng trăng đã từng làm bạn từ ngày còn hẹn hò trên núi Nga Mi. Lý Bạch ngẩng đầu ngắm trăng, trăng gặp thi nhân như hai kẻ tri âm tri kỷ, cảm động không nói nên lời. Trong phút đối diện bất ngờ ấy, sự liên tưởng lãng mạn kèm theo sự hoài nghi diệu kỳ. Trăng hay là sương mặt đất? Ánh trăng hắt qua song cửa hay là sương khói mông lung? Trăng thực đấy mà sao mờ mờ, ảo ảo khó nắm bắt đến kỳ lạ. Cái sương khói của ánh trăng làm cho câu thơ ngập trong không khí mơ màng, hư hư thực thực, trăng sáng mà sáng bàng bạc huyền ảo. Trăng ở quanh thi nhân như tầng tầng lớp lớp. Trăng làm cho căn phòng hẹp của thi nhân và mặt đất bao la hoà làm một, và cũng rất tự nhiên: Cửu đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ quê hương) Đêm nay nhìn trăng sáng nơi quê người, nỗi lòng mãnh liệt, tha thiết trong lòng đứa con xa quê trỗi dậy, day dứt khôn nguôi. Ánh trăng thời trai trẻ năm nào trên núi Nga Mi hiện về. Quá khứ, hiện tại, quê nhà, quê người, thành công, thất bại, hy vọng.. đan xen trĩu nặng trong lòng tác giả, ánh trăng đêm nay sáng quá và nó gợi bao kỷ niệm. Ngẩng đầu nhìn trăng là tư thế hướng ngoại, cúi đầu là nhớ về cố hương (hướng nội). Hai tư thế ngẩng đầu, và cúi đầu, hai tâm trạng nhìn và nhớ, hai đối tượng làm trĩu lòng kẻ xa quê. Hai hình ảnh trăng sáng và cố hương đi sóng đôi nhau biểu hiện một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết. Nhớ cố hương là nhớ tới gia đình, người thân, nhớ tới thời thơ ấu với bao mộng tưởng đẹp đẽ. Thế mới biết quê hương là những gì thiêng liêng nhất, một ngôi nhà, một góc phố, một cánh đồng, một dòng sông... Nhà thơ Chế Lan Viên có câu: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn (Tiếng hát con tàu) Tình yêu quê hương đã thành máu, thành hồn. Nó được thể hiện qua những cung bậc của tình cảm. Nỗi nhớ quê hương qua sự khơi gợi của ánh trăng dội về mãnh liệt. Tình yêu quê hương với cả một bức tranh chan chứa ánh trăng làm nền bay cao mãi, xa mãi, ngân vang mãi khúc nhạc lòng của chàng trai trẻ ngày nào trên núi Nga Mi. Câu thơ cuối khép lại nhưng tình nhưng ý còn chưa dứt. Dù chỉ trong hai mươi chữ, nhưng cuối cùng ấn tượng đậm nét trong ta về Lý Bạch là một con người luôn gắn bó với cố hương. Quả thật, Lý Bạch với tình yêu quê hương đất nước tha thiết, mãnh liệt được nâng cánh bằng những cảm hứng lãng mạn tuyệt vời. Tĩnh dạ tứ đã hâm nóng những mạch cảm xúc trong ta, ta yêu quý trân trọng và hoà cùng những dòng thơ Lý Bạch chính là làm cho giá trị đích thực của thi ca chuyển tải thế giới nội tâm con người sống mãi với thời gian. Chính vị thi tiên này đã góp phần làm cho diện mạo thơ Đường thêm phong phú. Loigiaihay.com Xem thêm các bài tham khảo khác tại đây:
Quảng cáo
|