Bài 5 trang 221 SGK Đại số 10 Nâng caoKhi (d) và (P) cắt nhau, gọi A và B là giao điểm, hãy tìm tọa độ trung điểm của đoạn thẳng AB Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
LG a Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị (p) của : y = x2 + x - 6 Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l} - \frac{b}{{2a}} = - \frac{1}{2}\\ - \frac{\Delta }{{4a}} = - \frac{{25}}{4}\end{array}\) Hàm số bậc hai có \(a = 1 > 0\) nên đồng biến trên \(\left( { - \frac{1}{2}; + \infty } \right)\) và nghịch biến trên \(\left( { - \infty ; - \frac{1}{2}} \right)\) Bảng biến thiên: Đồ thị: Đồ thị là Parabol có đỉnh I(-1/2;-25/4) Nhận x=-1/2 làm trục đối xứng Cắt Oy tại (0;6) và cắt Ox tại các điểm (-3;0) và (2;0). LG b Biện luận theo m số giao điểm của (P) và đường thẳng (d): y = 2x + m Lời giải chi tiết: Số giao điểm của parabol (P) với đường thẳng (d) đúng bằng số nghiệm của phương trình: x2 + x- 6 = 2x + m hay x2 – x – 6 – m = 0 (1) Phương trình (1) có biệt thức: Δ = 1 + 4(6 + m) = 4m + 25 Do đó: + Nếu \(m < - {{25} \over 4} \Rightarrow \Delta < 0\) thì phương trình (1) vô nghiệm Do đó, (P) và (d) không có điểm chung + Nếu \(m = - {{25} \over 4} \Rightarrow \Delta =0\) thì phương trình (1) có 1 nghiệm kép duy nhất Do đó, (P) và (d) có 1 điểm chung + Nếu \(m > - {{25} \over 4} \Rightarrow \Delta > 0\) thì phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt. LG c Khi (d) và (P) cắt nhau, gọi A và B là giao điểm, hãy tìm tọa độ trung điểm của đoạn thẳng AB. Lời giải chi tiết: Giả sử (P) và (d) cắt nhau tại hai điểm phân biệt. Khi đó hoành độ của A và B chính là hai nghiệm của phương trình (1), gọi chúng là x1 và x2. Hơn nữa, A và B là hai điểm của đường thẳng (d) nên tọa độ của chúng là: \(A({x_1};\,2{x_1} + m)\,;\) \(B({x_2};\,2{x_2} + m)\,\,\,(m > - {{25} \over 4})\) Vậy trung điểm của đoạn thẳng AB có tọa độ là: \(I({{{x_1} + {x_2}} \over 2};\,{x_1} + {x_2} + m)\) Theo định lý Vi-ét, ta có: x1 + x2 = 1 Tọa độ điểm I là \(({1 \over 2};\,1 + m)\,\,\,\,(m > - {{25} \over 4})\) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|