Bài 4 trang 56 SGK Toán 11 tập 2 – Chân trời sáng tạoCho tứ diện đều (ABCD) cạnh (a). Gọi (K) là trung điểm của (CD). Quảng cáo
Đề bài Cho tứ diện đều \(ABCD\) cạnh \(a\). Gọi \(K\) là trung điểm của \(CD\). Tính góc giữa hai đường thẳng \(AK\) và \(BC\). Phương pháp giải - Xem chi tiết Cách xác định góc giữa hai đường thẳng \(a\) và \(b\): Bước 1: Lấy một điểm \(O\) bất kì. Bước 2: Qua điểm \(O\) dựng đường thẳng \(a'\parallel a\) và đường thẳng \(b'\parallel b\). Bước 3: Tính \(\left( {a,b} \right) = \left( {a',b'} \right)\). Lời giải chi tiết
Gọi \(I\) là trung điểm của \(B{\rm{D}}\). Ta có: \(I\) là trung điểm của \(B{\rm{D}}\) \(K\) là trung điểm của \(CD\) \( \Rightarrow IK\) là đường trung bình của tam giác \(BCD\) \( \Rightarrow IK\parallel BC \Rightarrow \left( {AK,BC} \right) = \left( {AK,IK} \right) = \widehat {AKI}\) \(IK = \frac{1}{2}BC = \frac{a}{2}\) \(AI\) là trung tuyến của tam giác \(AB{\rm{D}}\)\( \Rightarrow AI = \frac{{\sqrt {2\left( {A{B^2} + A{{\rm{D}}^2}} \right) - B{{\rm{D}}^2}} }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\) \(AK\) là trung tuyến của tam giác \(AC{\rm{D}}\)\( \Rightarrow AK = \frac{{\sqrt {2\left( {A{C^2} + A{{\rm{D}}^2}} \right) - C{{\rm{D}}^2}} }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\) Xét tam giác \(AIK\) có: \(\cos \widehat {AKI} = \frac{{A{K^2} + I{K^2} - A{I^2}}}{{2.AK.IK}} = \frac{{\sqrt 3 }}{6} \Rightarrow \widehat {AKI} \approx {73^ \circ }13'\) Vậy \(\left( {AK,BC} \right) \approx {73^ \circ }13'\).
Quảng cáo
|