Bài 3 trang 56 SGK Toán 11 tập 2 – Chân trời sáng tạoCho hình chóp (S.ABC) có (SA = SB = SC = a,widehat {BSA} = widehat {CSA} = {60^ circ },) (widehat {BSC} = {90^ circ }). Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Đề bài Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(SA = SB = SC = a,\widehat {BSA} = \widehat {CSA} = {60^ \circ },\) \(\widehat {BSC} = {90^ \circ }\). Cho \(I\) và \(J\) lần lượt là trung điểm của \(SA\) và \(BC\). Chứng minh rằng \(IJ \bot SA\) và \(IJ \bot BC\). Phương pháp giải - Xem chi tiết Để chứng minh hai đường thẳng vuông góc, ta chứng minh góc giữa chúng bằng \({90^ \circ }\). Lời giải chi tiết
Xét tam giác SAB có: SA = SB = a \(\widehat {BSA} = {60^0}\) ⇒ Tam giác SAB đều. Mà I là trung điểm của SA ⇒ \(IB = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\) Xét tam giác SAC có: SA = SC = a \(\widehat {ASC} = {60^0}\) ⇒ Tam giác SAC đều. Mà I là trung điểm của SA ⇒ \(IC = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\) Ta có BSC là tam giác vuông cân tại S. ⇒ BC=\(\sqrt {S{B^2} + S{C^2}} = a\sqrt 2 \) Xét tam giác ABC: AB = AC = a \(\begin{array}{l}A{B^2} + A{C^2} = {a^2} + {a^2} = 2{a^2}\\B{C^2} = {\left( {a\sqrt 2 } \right)^2} = 2{a^2}\\ \Rightarrow A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\end{array}\) ⇒ Tam giác ABC vuông cân tại A. Mà J là trung điểm đoạn BC ⇒ AJ \( \bot \) BC ⇒ \(AJ = \sqrt {A{B^2} - B{J^2}} = \sqrt {{a^2} - {{\left( {\frac{{a\sqrt 2 }}{2}} \right)}^2}} = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\) Xét tam giác SBC vuông cân tại S: Mà J là trung điểm đoạn BC ⇒ SJ \( \bot \) BC ⇒ \(SJ = \sqrt {S{B^2} - B{J^2}} = \sqrt {{a^2} - {{\left( {\frac{{a\sqrt 2 }}{2}} \right)}^2}} = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\) Xét tam giác JSA: AJ = SJ = \(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}\) ⇒ Tam giác JSA cân tại J. Mà I là trung điểm của SA ⇒ IJ là đường trung tuyến của tam giác JSA. hay IJ ⊥SA. Xét tam giác IBC: IB = IC =\(\frac{{a\sqrt 3 }}{2}\) ⇒ Tam giác IBC cân tại I. Mà J là trung điểm của BC ⇒ IJ là đường trung tuyến của tam giác IBC. hay IJ \( \bot \) BC.
Quảng cáo
|