Bài 33. Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật trang 44, 45, 46, 47 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7

Quan sát hình dưới đây và hoàn thành bảng sau:

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 44 33.1

Quan sát hình dưới đây và hoàn thành bảng sau:

 

Phương pháp giải:

Khi có những kích thích từ môi trường, cơ thể sinh vật sẽ có những phản ứng để điều chỉnh cho phù hợp.


Lời giải chi tiết:

CH tr 45 33.2

Nêu thêm một số ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật. Chỉ rõ tác nhân kích thích và phản ứng của sinh vật.

Phương pháp giải:

Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với kích thích. Ở thực vật, tốc độ phản ứng trả lời kích thích với tốc độ chậm chạp. Ở động vật, tốc độ phản ứng trả lời kích thích với tốc độ nhanh hơn.

Cảm ứng giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.


Lời giải chi tiết:

CH tr 45 33.3

Nếu các sinh vật không có phản ứng đối với các kích thích đến từ môi trường thì điều gì sẽ xảy ra? Từ đó cho biết vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.

Phương pháp giải:

Sinh vật muốn tồn tại và phát triển phải có các phản ứng đối với các kích thích đến từ môi trường


Lời giải chi tiết:

- Nếu sinh vật không có phản ứng đối với kích thích đến từ môi trường thì sinh vật không có sự thích ứng với những thay đổi của môi trường, gây ảnh hưởng đến các hoạt động sống của sinh vật.

- Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật: Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển


CH tr 45 33.4

Đặt tên tập tính của các động vật thể hiện trong hình dưới. Lấy thêm ví dụ về tập tính ở người và động vật.

Phương pháp giải:

Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. 

Tập tính gồm: tập tính bẩm sinh (sinh ra đã có) và tập tính học được (hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua trải nghiệm và rút kinh nghiệm).

Các tập tính thường gặp ở động vật là tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính chăm sóc con non, tập tính di cư…


Lời giải chi tiết:

a: Tập tính di cử ở chim

b: Tập tính xã hội (trâu sống thành bầy đàn)

c: Tập tính kiếm ăn (mèo vờn bắt chuột)

d: Tập tính săn sóc con non

Ở người có một số tập tính như:

Tập tính bẩm sinh ở người: Trẻ sơ sinh sinh ra đã biết khóc; Phụ nữ cơ thể phát triển bình thường thì có thể sinh con để duy trì nòi giống…

Tập tính học được ở người: Người tham gia giao thông thấy đèn đỏ thì dừng lại trước vạch kẻ trắng; Trẻ con gặp người lớn, người già lễ phép chào hỏi; Con người biết kiềm chế cảm xúc, hành vi của mình khi tức giận; …

Ở động vật có một số tập tính như:

Tập tính bẩm sinh ở động vật: Nhện biết chăng tơ; Cá chép đẻ trứng trong nước; Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi ếch cái; Mèo nhìn thấy chuột là rượt đuổi và bắt; Chim làm tổ để bảo vệ trứng; Tu hú đem trứng của mình cho loài chim khác nuôi;…

Tập tính học được ở động vật: Mèo bắt chuột (mèo mẹ dạy mèo con); Chim làm tổ; Tinh tinh biết đứng lên thùng gỗ để lấy chuối nhờ con người huấn luyện; Chim vẹt nói được các từ/cụm từ do con người dạy; …


CH tr 46 33.5

Hoàn thành bảng sau:

Phương pháp giải:

Nhớ lại khái niệm của tập tính và tác dụng của tập tính với động vật


Lời giải chi tiết:

CH tr 46 33.6

Tập tính chăm sóc con non thường gặp ở những loài nào? Tập tính này có ý nghĩa gì đối với loài?

Phương pháp giải:

Nhớ lại khái niệm tập tính


Lời giải chi tiết:

Tập tính chăm sóc con non thường gặp ở nhiều loài chim, thú.

Ý nghĩa của tập tính chăm sóc con non đối với loài: Tập tính chăm sóc con non giúp tăng tỉ lệ sống sót của con non, qua đó, đảm bảo sự tồn tại và phát triển liên tục của loài.


CH tr 47 33.7

Nối mối ý ở cột A với một ý ở cột B cho phù hợp.


Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về tập tính ở động vật


Lời giải chi tiết:

  • Tập tính di cư: Cá hồi vượt đại dương về sông để sinh sản.
  • Tập tính sinh sản: Hươu đực “giao đấu” với nhau để tranh giành con cái.
  • Tập tính kiếm ăn: Hải li đắp đập để bắt cá.
  • Tập tính bảo vệ lãnh thổ: Cầy hương dùng mùi của tuyến thơm để đánh dấu lãnh thổ.
  • Tập tính bầy đàn: Ong, kiến, chim, khỉ,… thường sống thành đàn.

CH tr 47 33.8

Chim cánh cụt hoàng đế sống ở Nam Cực, nơi có thời tiết cực kì lạnh giá với nhiệt độ có thể xuống dưới -60 oC. Khi trời quá lạnh, chim cánh cụt hoàng đế sẽ đứng sát lại gần nhau thành những nhóm lớn lên đến hàng nghìn con, tuy nhiên chúng không hề đứng yên mà liên tục chuyển động xoay tròn theo cách đưa dần những chú chim nằm trong tâm đội hình ra ngoài rìa, và ngược lại, những chú chim lúc đầu ở ngoài sẽ được đẩy sâu vào trong. Theo em, tập tính này là loại tập tính gì và nó có ý nghĩa gì với chim cánh cụt?


Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về tập tính ở động vật


Lời giải chi tiết:

Tập tính trên là tập tính bầy đàn của chim cánh cụt hoàng đế.

Ý nghĩa: Trong tập tính bầy đàn, các cá thể chim cánh cụt hoàng đế sống quần tụ lại cùng nhau để giúp đỡ nhau chống lại điều kiện thời tiết khắc nghiệt (nhiệt độ thấp). Như vậy, tập tính bầy đàn giúp đảm bảo sự sống của các cá thể chim cánh cụt hoàng đế và sự phát triển liên tục của loài.


Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close