Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật trang 37, 38, 39, 40, 41 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7

Quan sát hình dưới, hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người.

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 37 31.1

Quan sát hình dưới, hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 31.1 và mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn.


Lời giải chi tiết:

Thức ăn đi vào trong cơ thể người bằng miệng. Từ miệng, thức ăn được di chuyển đến các cơ quan khác nhau trong ống tiêu hoá, nhờ sự phối hợp giữa các cơ quan trong ống tiêu hoá và tuyến tiêu hóa (tuyến nước bọt, gan, túi mật và tụy) mà thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ vào máu và cung cấp cho các cơ quan. Các chất thải được thải ra khỏi cơ thể qua hậu môn dưới dạng phân.


CH tr 37 31.2

Em có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng những cách nào?


Lời giải chi tiết:

Chúng ta bổ sung nước cho cơ thể qua:

- Uống nước trực tiếp.

- Ăn các loại thực phẩm nhiều nước như dưa hấu, dừa,rau xanh,....


CH tr 38 31.3

Quan sát hình dưới, cho biết nước đào thải ra khỏi cơ thể như thế nào.


Lời giải chi tiết:

Nước đào thải ra khỏi cơ thể qua sự tiết mồ hôi và qua quá trình lọc máu để tạo ra nước tiểu.


CH tr 38 31.4

Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40mL nước/1kg thể trọng mỗi ngày. Dựa vào khuyến nghị này, hãy tính lượng nước cần uống mỗi ngày của bản thân để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.


Lời giải chi tiết:

Em có thể tính lượng nước cần uống của bản thân bằng cách lấy khối lượng của bản thân x 40ml/kg.

Ví dụ: Em nặng 30kg. Như vậy, lượng nước cần uống mỗi ngày của em sẽ được tính theo công thức: 30 x 40 = 1200 (mL/ngày).


CH tr 39 31.5

Quan sát hình dưới, mô tả con đường vận chuyển các chất ở động vật và người.

Phương pháp giải:

Quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người thông qua vòng tuần hoàn phổi (vòng tuần hoàn nhỏ) và vòng tuần hoàn các cơ quan (vòng tuần hoàn lớn).


Lời giải chi tiết:

Quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người thông qua vòng nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.

- Vòng tuần hoàn lớn vận chuyển máu mang chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch đi tới các cơ quan của cơ thể, ở đây diễn ra quá trình trao đổi chất. Chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.

- Vòng tuần hoàn nhỏ vận chuyển máu mang khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi, ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí. Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.


CH tr 39 31.6

Giải thích vì sao chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng.


Phương pháp giải:

Mỗi loại thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng khác nhau cho cơ thể


Lời giải chi tiết:

Ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng vì trong mỗi loại thức ăn có những chất dinh dưỡng khác nhau, do đó phối hợp thức ăn sẽ giúp chúng ta được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con người.


CH tr 39 31.7

Xây dựng thực đơn cho mỗi bữa ăn trong một ngày để đảm bảo chế độ ăn cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Phương pháp giải:

Chế độ dinh dưỡng đủ chất và cân đối cần đảm bảo cân bằng giữa ba nguồn năng lượng (từ carbohydrate, protein, lipid) và vitamin, chất khoáng.


Lời giải chi tiết:

Chế độ dinh dưỡng đủ chất và cân đối cần đảm bảo cân bằng giữa ba nguồn năng lượng (từ carbohydrate, protein, lipid) và vitamin, chất khoáng. Ví dụ thực đơn cho mỗi bữa ăn trong một ngày:

  • Bữa sáng: Bún bò Huế, 1 cốc nước cam.
  • Bữa trưa: Cơm, canh cua rau đay, cà muối, mực nhồi thịt sốt cà chua, xoài tráng miệng.
  • Bữa tối: Cơm, thịt kho củ cải, canh chua cá khoai, rau bí xào tỏi, sữa chua tráng miệng.

CH tr 40 31.8

Hoàn thành bảng sau:

Phương pháp giải:

Biết được tác dụng của các hoạt động trong trao đổi chất dinh dưỡng


Lời giải chi tiết:

CH tr 40 31.9

Vì sao nói quá trình trao đổi và vận chuyển nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi và vận chuyển chất dinh dưỡng ở động vật?


Phương pháp giải:

Quá trình trao đổi và vận chuyển nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi và vận chuyển chất dinh dưỡng ở động vật


Lời giải chi tiết:

Quá trình trao đổi và vận chuyển nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi và vận chuyển chất dinh dưỡng ở động vật vì nước là môi trường và nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng của tế bào và cơ thể; là dung môi vận chuyển các chất dinh dưỡng.


CH tr 40 31.10

Hoàn thành bảng sau:

Phương pháp giải:

Nắm được các quá trình trao đổi chất ở động vật 


Lời giải chi tiết:

CH tr 40 31.11

Vẽ sơ đồ khái quát mô tả con đường trao đổi, vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng ở người.

Phương pháp giải:

Nắm được con đường trao đổi, vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng ở người từ đó vẽ sơ đồ khái quát mối liên hệ của chúng


Lời giải chi tiết:

CH tr 41 31.12

Quá trình trao đổi, vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng ở người có sự tham gia của những cơ quan, hệ cơ quan nào?

Vai trò của mỗi cơ quan, hệ cơ quan đó là gì?

Điều gì sẽ xảy ra khi hoạt động của một trong các hệ cơ quan đó gặp trục trặc?

Em cần làm gì để quá trình trao đổi, vận chuyển nước và các chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi, đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh?


Phương pháp giải:

Hiểu được vai trò của các cơ quan và hệ cơ quan ảnh hưởng tới quá trình trao đổi, vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng ở người


Lời giải chi tiết:

Quá trình trao đổi, vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng ở người có sự tham gia của những cơ quan, hệ cơ quan là: hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, da.

Vai trò của mỗi cơ quan, hệ cơ quan trong quá trình trao đổi, vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng ở người:

  • Hệ tiêu hóa: thu nhận, biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và đào thải các chất thải (phân) từ quá trình tiêu hóa ra khỏi cơ thể.
  • Hệ tuần hoàn: vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng đến các tế bào trong cơ thể đồng thời vận chuyển các chất hòa tan dư thừa đến hệ bài tiết.
  • Hệ bài tiết và da: bài tiết nước và một số chất hòa tan dư thừa ra khỏi cơ thể.

Khi hoạt động của một trong các hệ cơ quan trên gặp trục trặc thì quá trình trao đổi, vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng sẽ bị ngưng trệ dẫn đến cơ thể bị tổn hại, thậm chí là tử vong.

Một số biện pháp để quá trình trao đổi, vận chuyển nước và các chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi, đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh: có chế độ ăn uống hợp lí, cân đối các chất và đa dạng các loại thức ăn; tham gia các hoạt động thể dục thể thao hợp lí; mỗi hoạt động như học tập, thể thao, lao động,… cũng cần một chế độ phù hợp; thực hiện vệ sinh ăn uống và sử dụng nước sạch;…


CH tr 41 31.13

Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố như hoạt động thể lực, độ ẩm không khí, nhiệt độ môi trường, loại thức ăn, … tới nhu cầu sử dụng nước của con người.

Cần làm gì để luôn đảm bảo đủ nước cho cơ thể?


Phương pháp giải:

Biết được nhu cầu sử dụng nước  của con người phụ thuộc sự ảnh hưởng của các yếu tố như hoạt động thể lực, độ ẩm không khí,...


Lời giải chi tiết:

Ảnh hưởng của các yếu tố như hoạt động thể lực, độ ẩm không khí, nhiệt độ môi trường, loại thức ăn,… tới nhu cầu sử dụng nước của con người:

  • Hoạt động thể lực càng nhiều thì mô hôi toát ra càng nhiều nên nhu cầu sử dụng nước cũng tăng lên.
  • Độ ẩm không khí càng thấp thì lượng nước bốc hơi càng nhiều nên nhu cầu sử dụng nước cũng tăng lên.
  • Nhiệt độ môi trường càng cao thì lượng nước bốc hơi và mô hôi toát ra càng nhiều nên nhu cầu sử dụng nước cũng tăng lên.
  • Loại thức ăn càng khô khiến lượng nước cung cấp cho cơ thể thiếu nên nhu cầu sử dụng nước cũng tăng lên.

Biện pháp cần làm để luôn đảm bảo đủ nước cho cơ thể: Uống đủ nước phù hợp với trạng thái sinh lí và trạng thái hoạt động của cơ thể.


Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close