Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật trang 25, 26, 27, 28 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7

Hoàn thành bảng sau:

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 25 28.1

Hoàn thành bảng sau:


Lời giải chi tiết:

CH tr 25 28.2

Trao đổi khí ở sinh vật có liên quan gì tới hô hấp tế bào?


Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về hô hấp tế bào, từ đó tìm mối liên hệ với trao đổi khí ở sinh vật


Lời giải chi tiết:

Quá trình trao đổi khí và hô hấp tế bào có mối quan hệ chặt chẽ:

  • Hô hấp tế bào sử dụng O2 để oxi hóa chất hữu cơ tạo thành CO2, nước và giải phóng năng lượng.
  • Quá trình trao đổi khí giúp cơ thể lấy O2 dùng cho hô hấp tế bào và thải CO2 từ quá trình hô hấp tế bào ra môi trường.

CH tr 25 28.3

Cấu tạo tế bào khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật như thế nào?


Phương pháp giải:

Nhớ lại đặc điểm của khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật


Lời giải chi tiết:

Cấu tạo tế bào khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật:

  • Khí khổng nằm ở lớp biểu bì của lá tạo điều kiện cho sự trao đổi khí diễn ra dễ dàng.
  • Tế bào khí khổng gồm hai tế bào hình hạt đậu nằm úp sát nhau, thành trong tế bào dày còn thành ngoài mỏng tạo thành khe khí khổng, khe khí khổng không bao giờ đóng lại hoàn toàn đảm bảo sự trao đổi khí diễn ra liên tục.

Câu 4

Quan sát hình dưới, cho biết sự khác nhau giữa quá trình trao đổi khí qua khí khổng trong hô hấp và trong quang hợp.


Phương pháp giải:

Nhớ lại đặc điểm khí khổng trong quang hợp và trong hô hấp để so sánh sự khác nhau


Lời giải chi tiết:

CH tr 26 28.5

Quá trình trao đổi khí của cây chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Cây bị thiếu nước ảnh hưởng như thế nào đến quá trình trao đổi khí?

Phương pháp giải:

Nắm được quá trình trao đổi khí của cây để biết những yếu tố ảnh hưởng tới trao đổi khí.


Lời giải chi tiết:

Quá trình trao đổi khí chịu ảnh hưởng của những yếu tố: ánh sáng, nước.

Khi cây bị thiếu nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại và quá trình trao đổi khí bị ảnh hưởng lớn.

CH tr 27 28.6

Quan sát các hình trong bảng sau và điền tên cơ quan trao đổi khí tương ứng của các nhóm sinh vật vào chỗ (...).


Phương pháp giải:

Nêu được các cơ quan trao đổi khí của từng nhóm sinh vật


Lời giải chi tiết:

CH tr 27 28.7

 Quan sát hình dưới và mô tả đường đi của khí qua cơ quan trao đổi khí ở động vật


Phương pháp giải:

Mô tả được đường đi của khí qua cơ quan trao đổi khí ở động vật


Lời giải chi tiết:

Đường đi của khí qua cơ quan trao đổi khí ở động vật:

  • Khí O2 từ môi trường qua cơ quan trao đổi khí (da, hệ thống ống khí, mang, phổi) vào cơ thể rồi được mang đến cung cấp cho tất cả các tế bào trong cơ thể thực hiện quá trình hô hấp.
  • Khí CO2 sinh ra từ hô hấp tế bào được vận chuyển đến cơ quan trao đổi khí rồi được đẩy ra ngoài môi trường nhờ động tác thở ra.

CH tr 27 28.8

Quan sát hình dưới và mô tả đường đi của khí O2 và CO2 qua các cơ quan hệ hô hấp ở người.

Phương pháp giải:

Nhớ lại quá trình trao đổi khí của hệ hô hấp ở người


Lời giải chi tiết:

  • Khi hít vào, không khí mang nhiều O2 đi qua đường dẫn khí (khoang mũi → hầu → khí quản → phế quản) để vào phổi. Tại phổi, O2 khuếch tán vào máu. Máu mang O2 đến cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.
  • Khí CO2 do tế bào thải ra sẽ khuếch tán vào máu. Máu vận chuyển CO2 đến phổi rồi đi qua đường dẫn khí để đi ra ngoài môi trường nhờ động tác thở ra.

CH tr 28 28.9

Điều gì sẽ xảy ra nếu đường dẫn khí bị tắc nghẽn? Nêu những việc làm có lợi cho quá trình trao đổi khí ở người


Phương pháp giải:

Nhớ lại đường đi của khí khi vào cơ thể


Lời giải chi tiết:

Nếu đường dẫn khí bị tắc nghẽn thì sẽ không có quá trình trao đổi khí O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường dẫn đến không có O2 để cung cấp cho sự hô hấp của các tế bào khiến tế bào không có năng lượng để sử dụng, đồng thời CO2 cũng không được đào thải ra ngoài môi trường khiến tế bào bị đầu độc. Hiện tượng này kéo dài, tế bào sẽ chết, gây nguy hiểm cho tính mạng của con người.

Những việc làm có lợi cho quá trình trao đổi khí ở người:

  • Tập luyện và lao động vừa sức, đều đặn; tập luyện các bài tập hít thở để tăng dung tích sống của phổi.
  • Giữ vệ sinh hệ hô hấp: đeo khẩu trang khi ra ngoài, vệ sinh mũi họng đúng cách, tránh nơi không khí bị ô nhiễm, sử dụng các thiết bị lọc không khí (nếu có),…
  • Cần cẩn trọng khi ăn các loại thực phẩm dễ hóc, gây tắc nghẽn đường thở như thạch, các loại quả tròn và trơn,…

CH tr 58 28.10

Chọn từ/cụm từ cho sẵn (hô hấp, khuếch tán, quang hợp) điền vào chỗ trống (...) trong các câu sau cho phù hợp

Trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật với môi trường diễn ra theo cơ chế …………. 

Ở thực vật, trao đổi khí được thể hiện qua quá trình ……… và ………, còn ở động vật, trao đổi khí được thực hiện qua quá trình …………


Phương pháp giải:

Nắm rõ được cơ chế hô hấp, khuếch tán, quang hợp ở thực vật


Lời giải chi tiết:

Trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật với môi trường diễn ra theo cơ chế khuếch tán. Ở thực vật, trao đổi khí được thực hiện qua quá trình quang hợphô hấp, còn ở động vật, trao đổi khí được thực hiện qua quá trình hô hấp.


Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close