Bài 28 trang 108 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức

Để xác định tính acid và tính bazơ của các dung dịch, người ta sử dụng khái niệm độ ({rm{pH}}).

Quảng cáo

Đề bài

Để xác định tính acid và tính bazơ của các dung dịch, người ta sử dụng khái niệm độ \({\rm{pH}}\). Độ \({\rm{pH}}\) của một dung dịch được cho bởi công thức \({\rm{pH}} =  - \log \left[ {{{\rm{H}}^ + }} \right]\), trong đó \(\left[ {{{\rm{H}}^ + }} \right]\) là nồng độ của ion hydrogen (tính bằng mol/lít).

a) Tính độ pH của một dung dịch có nồng độ ion hydrogen là 0,1 mol/ít.

b) Độ pH sẽ biến đổi như thế nào nếu nồng độ ion hydrogen giảm?

c) Xác định nồng độ ion hydrogen trong bia biết độ \({\rm{pH}}\) của bia là khoảng 4,5.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng công thức \({\rm{pH}} =  - \log \left[ {{{\rm{H}}^ + }} \right]\)

Lời giải chi tiết

a) Độ pH của một dung dịch có nồng độ ion hydrogen là 0,1 mol/ít bằng

\({\rm{pH}} =  - \log 0,1\)

b)  Khi nồng độ ion hydrogen giảm, độ pH sẽ tăng. Điều này đúng vì độ pH được tính bằng giá trị âm của logarit cơ số 10 của nồng độ ion hydrogen. Khi nồng độ giảm, giá trị logarit càng tăng, và do đó độ pH càng tăng.

c) Với độ pH khoảng 4,5 ta có: \({\rm{4,5}} =  - \log \left[ {{{\rm{H}}^ + }} \right] \Leftrightarrow \left[ {{{\rm{H}}^ + }} \right] = {10^{ - 4,5}} \approx 3,{16.10^{ - 5}}\)

Vậy nồng độ ion hydrogen trong bia khoảng 3,16.10-5 mol/lít.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close